Trung Quốc, biển Đông và ván cờ sắp ngã ngũ!
Tuesday, May 28, 2013
Mới đây, Thủ tướng Trung Quốc – ông Lý Khắc Cường đã ê mặt khi đến Ấn Độ, gọi là viếng thăm nhưng thật chất là đến để bày tỏ mong muốn có được một tuyên bố chung xác nhận quan điểm của Bắc Kinh trên biển Đông và muốn vấn đề tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết song phương. Phía Ấn Độ dường như nghe được mùi, liền bác ngay lời đề nghị trên và khẳng định đây là vùng biển quốc tế cần được đặt trong luật biển.
Trung Quốc bị “bóc mẽ”?
Khi sự việc trên được lan tỏa trên cộng đồng, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, cho rằng: “Quan điểm của Ấn Độ về biển Đông không khác các nước lớn khác ở châu Á – Thái Bình Dương, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ”. Nói như vậy có nghĩa rằng, Ấn Độ cũng không ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề bành trướng lãnh thổ với chiêu trò đê hèn.
Ông Lý Khắc Cường (trái) và ông Manmohan Singh trong cuộc gặp ngày 20-5.
Vì sao Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề trên biển Đông bằng biện pháp đơn phương chứ không mong muốn giải quyết theo hướng đa phương như lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền lãnh thổ?, đó là điều ai cũng hiểu. Bởi, nếu đàm phán theo kiểu đơn phương thì Trung Quốc sẽ có cơ hội lấy thịt đè người và đè luôn bản đồ, ngụy tạo lại lịch sử. Chứ nếu như, có các nước mạnh khác “nhúng tay” vào thì làm sao Trung Quốc có cơ hội to tiếng, bắt nạt các nước có diện tích nhỏ hơn được?!
Về bản chất, Trung Quốc đuối lý hay đúng hơn là Trung Quốc không có trong tay bất kỳ tài liệu nào chứng minh biển Đông, nhất là khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của họ. Việc Trung Quốc đang cư trú bất hợp pháp và chiếm giữ một cách vô nhân đạo các hòn đảo của Việt Nam chỉ là “ở lậu” chứ thật ra, không có gì là chứng thực, không có giá trị pháp lý.
Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994. Nhưng, trước những lợi nhuận trước mắt, thèm thuồng lượng tài nguyên trên biển Đông, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc – Hồng Lỗi lật lọng, đi ngược lại với những gì mà lãnh đạo của ông đã đặt bút ký kết trước đây. Ông đã không ngượng ngùng mà còn trắng trợn, gân cổ phát biểu rằng: “Đối với các vấn đề về phân giới trên biển, tranh chấp lãnh thổ và hoạt động quân sự được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc không thừa nhận vai trò của bất kỳ cơ cấu trọng tài quốc tế nào…”.
Có hài hước không khi mà đến thời điểm này, phía Trung Quốc vẫn còn liên tục lên tiếng khẳng định rằng Bắc Kinh có “đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý” chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông với đường lưỡi bò nhưng cho đến thời điểm này, ngoài cái ngang ngược ra, Trung Quốc không có bất cứ điều gì như lời mà các ông khoác lác. Thử hỏi, nếu có bằng chứng thì vì sao lại sợ tòa án quốc tế, tìm mọi cách tránh né đàm phán đa phương?
Nhìn nhận về sự việc phức tạp này, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc trên tờ Hoa Nam Bưu điện Buổi sáng – một tờ báo của Hong Kong phát biểu: “Việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới… Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ bắt nạt”. Nhận định này, cho đến thời điểm này không có gì là sai và Trung Quốc đang kéo dài thời gian, thăm hết nước này đến nước khác cốt là để lồng ghép việc “biển Đông”, tranh thủ sự ủng hộ. Nhưng hiện tại, chưa có một nước nào ra mặt hay phát biểu ủng hộ Trung Quốc cả!
Nhìn sang các nước khác thấy gì?
Trung Quốc thử nhìn lại xem, trong lúc anh bỏ thời gian vô bổ đi “kéo bè, kéo nhóm” ủng hộ anh thì các nước bị anh ăn hiếp đã làm được gì rồi? Có một điều mà ai cũng nhìn nhận đó là, các nước trong khu vực đều phát triển mạnh, đầu tư và chế tạo rất nhiều vũ khí uy lực tác chiến hùng hậu.
Điển hình là, Nhật đã chế tạo thành công máy bay không người lái Global Hawk thế hệ mới, đây cũng là loại máy bay hiện đại nhất hiện nay của quân đội Mỹ. Chiếc máy bay này có thể chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh về trận địa với khoảng cách xa từ 100.000 km² và có khả năng bay liên tục 24 tiếng đồng hồ trước khi hết nhiên liệu. Đây được xem là máy bay tác chiến đầy uy lực mà Nhật tăng cường để phục vụ cho việc bảo vệ lãnh thổ, quần đảo Sensaku – nơi mà Trung Quốc cũng đang tranh giành kiểm soát.
Máy bay không người lái Mỹ.
Còn Hàn Quốc thì bổ sung 20 máy bay tuần tra biển hiện đại bậc nhất; hàng loạt máy bay tiêm kích F-35, F-15SE; tên lửa đối không AIM-120C-7, AIM-9X Block II; bom đường kính nhỏ GBU-39/B; bom dẫn đường bằng lade GBU-12; bom phá boongke BLU-109… vào hệ thống quốc phòng. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng công bố sẽ mua 104 hệ thống pháo/tên lửa phòng không cho Lục quân để thay thế cho các hệ thống tên lửa đã lạc hậu Kvadrat của Liên Xô và hàng loạt trực thăng tiến công AH-64E Apache (AH-64D Apache Block III) vào vài tuần tới.
Tiêm kích F-15 SE Hoa Kỳ
Philippines cũng đã đặt hàng 2 khinh hạm mới, 2 máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, 2 tàu tuần duyên cao tốc và 8 phương tiện tấn công đổ bộ.
Còn tại Việt Nam thì ngoài việc chế tạo thành công các loại máy bay không người lái, hệ thống tên lửa hiện đại S-300 cũng được nhân bản liên tục. Bên cạnh đó, Việt Nam còn mua hàng loạt vũ khí từ Nga. Chỉ riêng năm nay, Việt Nam đã nhập 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2, đóng 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ bổ sung vào kho quốc phòng các chiến đấu cơ MiG-29SMT, lô máy bay vận tải quân sự Il-476 với các động cơ PS-90A mới do Nga cung cấp. Các cường quốc đảm bảo, với những loại vũ khí trang bị như thế này, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng và cân bằng sức lực khi đối phó với Trung Quốc khi mà gây cấn quyết liệt có thể xảy ra!
Hệ thống S-300.
Thêm vào đó, việc tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc KAI đang xem xét khả năng xây dựng một nhà máy sản xuất linh kiện máy bay tại Việt Nam được xem là tín hiệu đáng mừng. Cánh cửa mới này mở ra sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều sức mạnh. Vì nhà máy này sẽ sản xuất các linh kiện cho dòng máy bay Airbus của châu Âu nên Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật tác chiến, từng bước tiếp cận các công nghệ cao trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Trên vị thế thương trường hay chiến trường, hiện tại Việt Nam đang hoàn thiện dần chiến lược quân sự và củng cố vũ khí vượt bậc, đi kịp với thời đại.
Với những nỗ lực đáng kể, đang lớn mạnh dần của các nước mà Trung Quốc xem là cái gai trong việc bành trướng lãnh thổ thì liệu thì Trung Quốc làm thế nào để kết thúc ván cờ “hòa nhau” được đây?. Khi mà đàn “cá heo” đã lớn và đứng chung trên 1 vĩ tuyến, cùng hướng đến 1 kẻ thù thì 1 con “cá mập” không còn là đối thủ, thậm chí chẳng thể nào ăn hiếp cá heo được nữa! Trung Quốc có biết được điều đơn giản này…?
Hải Dương - Bản Tin Sớm
Tags:
Biển Đông
Tập Cận Bình là con cá mập đầu đàn, hãy biết khôn nhé, đừng bắt chước đàn anh Đặng Tiểu Bình mà nuôi mộng bá quyền, bành trướng. Việt Nam thừa trí khôn từ nghìn xưa để trị bọn giặc Tàu phương Bắc. Đừng bao giờ khoác lác " Dạy Việt Nam bài học". Cha ông của Trung Quốc như : Tôn Sĩ Nghị, Thoát Hoan...đã học ở Việt Nam quá nhiều bài học đó là:" Dù đất chật người đông, nhưng hãy chấp nhận số phận...đừng bao giờ ôm mộng bành trướng của người khác".
ReplyDelete