Quan hệ quốc phòng Nhật Bản - Việt Nam hiện tại và tương lai
Saturday, May 4, 2013
Vào giữa tháng tư, Nhật Bản và Việt Nam tuyên bố sẽ mở rộng hợp tác quốc phòng của họ trong một chuyến thăm chính thức của lãnh đạo quân đội Việt Nam đến Tokyo. Trong một cuộc phỏng vấn qua email, ông Corey Wallace, một giảng viên tại Đại học Auckland là nhà nghiên cứu an ninh quốc tế và các mối quan hệ của Nhật Bản, ông giải thích về sự phát triển của mối quan hệ quốc phòng Nhật Bản-Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với sự căng thẳng của mỗi nước với Trung Quốc.
WPR: Gần đây điều gì được gọi là lịch sử trong hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Việt Nam?
Corey Wallace: Trong khi các quan hệ quốc phòng chính thức của Việt Nam bắt đầu phát triển khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thì một bước ngoặt quan trọng đối với mối quan hệ quốc phòng Nhật Bản - Việt Nam trong năm 2010. Sau chuyến thăm Việt Nam của phó tư lệnh hải quân lực lượng phòng vệ Nhật Bản (MSDF) vào đầu năm đó, trong tháng Bảy, hai nước đã nhất trí tổ chức cấp Bộ thường xuyên các cuộc thảo luận "hai cộng hai". Đối với Nhật Bản đây là một bước đi quan trọng bởi vì Nhật Bản chỉ có các thỏa thuận "hai cộng hai" với Hoa Kỳ, với Úc (ở cấp Bộ trưởng) và Ấn Độ (ở cấp bộ). Sau khi vấn đề đảo Senkaku / Điếu Ngư gây nên những sóng gió lớn trong quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc trong tháng 9 năm 2010, Nhật Bản và Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hai nước "trong mọi lĩnh vực" và tuyên bố "quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á." Trong tháng 10 năm 2011, hai bên đã ký một bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác quốc phòng. Các thỏa thuận chung đã dẫn đến việc trao đổi ở mức độ phù hợp của các quan chức chính trị, hành chính và quân sự hàng đầu giữa Nhật Bản và Việt Nam.
WPR: tiềm năng cho xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản cho Việt Nam là gì?
Wallace: Nhật Bản có khả năng sẽ xuất khẩu tàu tuần tra cho Việt Nam, vì Nhật Bản đã xuất khẩu cho Philippines và Indonesia. Chính thức, việc xuất khẩu trong trường hợp này sẽ đi theo phương án hỗ trợ (ODA) chính sách phát triển chính thức của Nhật Bản và được dán mác là "hỗ trợ an ninh", không có nghĩa là để được sử dụng cho mục đích quân sự nhưng là để giúp xây dựng năng lực của Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực thi pháp luật hàng hải. Tuy nhiên việc xuất khẩu những tàu tuần tra như vậy vẫn gián tiếp đóng góp vào an ninh quân sự của hai bên, và trong mọi trường hợp "viện trợ quân sự" có khả năng rõ ràng hơn trong các mối quan hệ giữa Nhật Bản-Việt Nam trong thời gian tới khi căng thăng tranh chấp vẫn tồn tại. Năm 2012 Nhật Bản bắt đầu cung cấp các trang thiết bị phi chiến đấu (noncombat) cho Việt Nam ngoài khuôn khổ ODA. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kitazawa gần đây đã phát biểu với tờ New York Times rằng Nhật Bản đang cân nhắc xuất khẩu tàu ngầm cho Việt Nam, đó sẽ là một sự phát triển đáng kể.
WPR: Làm thế nào để mối quan hệ đang phát triển này phù hợp với hoàn cảnh trong khu vực, đặc biệt là căng thẳng giữa hai nước với Trung Quốc?
Wallace: Các mối quan hệ quốc phòng đó là tiềm năng đáng kể trong cán cân sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Lấy một ví dụ, nếu Nhật Bản xuất khẩu một số tàu ngầm cũ nhưng vẫn còn hiệu suất cao cho Việt Nam, điều này sẽ có thể dẫn đến hai nước sẽ cũng hợp tác đào tạo tác chiến chống ngầm. Đây là một lĩnh vực mà MSDF Nhật Bản có khả năng và đẳng cấp thế giới để giúp hải quân Việt Nam chiến đấu. Việt Nam đã đề nghị hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực dưới mặt nước, điều đó sẽ bổ sung cho các liên kết với Nga và Ấn Độ của Việt Nam như việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo cải tiến trang bị cho hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên, Điều quan trọng cần lưu ý, hai bên cũng nên hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong việc lập kế hoạch kinh tế và cơ sở hạ tầng, lĩnh vực môi trường và thậm chí cả trong các lĩnh vực cải cách pháp lý và hành chính. Sự thịnh vượng của Việt Nam không chỉ có lợi cho Nhật Bản nói riêng mà còn cần thiết cho sự hội nhập của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và tăng cường sức mạnh của ASEAN đối mặt với Trung Quốc. Mức độ hợp tác phi quân sự như vậy sẽ vẫn là ưu tiên của cả hai quốc gia, trừ khi môi trường an ninh trong khu vực ngày càng xấu đi.
WPR
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
VietNam-Japan
Comments[ 0 ]
Post a Comment