Căng thẳng Ấn-Trung: Lo ngại “cái sảy” nảy “cái ung”
Saturday, May 4, 2013
Phản ứng lại việc binh sỹ Trung Quốc xâm nhập và đóng trại ở Ladakh, Ấn Độ đang ồ ạt triển khai các lực lượng đặc biệt của mình ở các khu vực gần biên giới.Vụ 50 binh sỹ Trung Quốc xâm nhập và đóng trại tại Daulat Beg Oldi (DBO) thuộc Ladakh, khu vực do Ấn Độ kiểm soát dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), đã bước sang tuần thứ ba. Tính đến ngày 30/4, các chỉ huy biên phòng hai nước đã tiến hành ba cuộc họp nhưng vẫn chưa tháo gỡ được bế tắc. Nguyên nhân dẫn tới thất bại của các cuộc họp này là do phía Trung Quốc đưa ra những điều kiện mà Ấn Độ cho là không thể chấp nhận, trong đó có yêu cầu phá bỏ các boongke nằm giữa hai dãy núi ở Ladakh mà Trung Quốc cho là mang lại lợi thế cho Ấn Độ và các con đường xây dựng gần LAC. Trong khi đó, phía Ấn Độ kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút quân vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ấn Độ theo các thỏa thuận mà hai bên đã ký trước đây.Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tuyên bố vụ việc trên là “vấn đề cục bộ” và Ấn Độ không muốn làm nghiêm trọng tình hình. Sau tuyên bố của Thủ tướng Singh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng Bắc Kinh sẵn sang làm việc với New Delhi để giải quyết bất đồng và duy trì hòa bình tại biên giới, đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Hai bên đã liên lạc với nhau thông qua cơ chế làm việc tham vấn và phối hợp về các vấn đề biên giới, các cuộc họp về biên giới và các kênh ngoại giao để tìm giải pháp cho “sự cố” tại khu vực phía Tây biên giới Trung-Ấn. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cũng ví vụ việc trên như một “cái mụn”. Lính biệt kích Para của quân đội Ấn ĐộTuy nhiên, theo nhận định của Thời báo Ấn Độ ngày 2/5, vụ binh sĩ Trung Quốc xâm nhập và đóng trại tại Ladakh không phải là “cái sảy” như lời Ngoại trưởng Khurshid nói, mà nó có thể nảy thành “cái ung” trong quan hệ Trung - Ấn. Báo này cho biết máy bay trinh sát không người lái của Ấn Độ đã phát hiện quân đội Trung Quốc bắt đầu dùng xe tải chở đồ tiếp viện đến cho các binh sĩ của họ đóng tại đây; nhũng bức ảnh mà máy bay chụp được cũng cho thấy quân đội Trung Quốc đang tìm cách chuyển tuyến đường mòn ở đó thành một con đường bộ thuận lợi hơn. Hiện có 5 lán trại của Trung Quốc tại đây và nước này đòi Ấn Độ phải dỡ bỏ các cơ sở hạ tầng quân sự mới xây dựng tại Ladakh trước.Động thái này đang chuyển cái mà chính phủ Ấn Độ coi là “vấn đề cục bộ” thành cuộc “khủng hoảng ngoại giao”. Hành động xâm nhập của binh sĩ Trung Quốc tại cao nguyên Depsang Bulge, thuộc Ladakh, sẽ có nguy cơ cắt đứt tuyến đường huyết mạch của Ấn Độ tới khu vực chiến lược quan trọng rộng khoảng 750 km2 ở phía Bắc Ladakh.Sau những phát hiện mới về hoạt động của quân đội Trung Quốc nói trên, Ấn Độ bắt đầu phản ứng gay gắt. Tướng Bikram Singh, Tổng tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ, ngày 1/5 đã báo cáo với Ủy ban an ninh Nội các Ấn Độ (CCS) về các đối sách, trong đó có giải pháp quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony, Cố vấn an ninh quốc gia Shivshankar Menon và các Tham mưu trưởng cả ba quân chủng Hải-Lục-Không quân Ấn Độ cũng đã họp để đánh giá tình hình. Bộ trưởng Quốc phòng Antony tuyên bố Ấn Độ sẽ sử dụng lực lượng nếu thấy cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn cam kết theo đuổi một giải pháp hòa bình, thông qua các cuộc đối thoại quân sự và ngoại giao trong khuôn khổ các thỏa thuận về duy trì hòa bình và yên tĩnh ở biên giới hai nước”.Trong khi đó tại Ấn Độ, phe đối lập, đứng đầu là đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), và một số nghị sỹ thuộc Đảng Samajwadi (SP), một đảng đồng minh của Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) cầm quyền, đã sử dụng diễn đàn tại Hạ viện để công kích chính phủ phản ứng “quá mềm mỏng” đối với Trung Quốc. Những người ủng hộ đảng cực hữu đối lập Shiv Sena trong những ngày gần đây liên tục biểu tình đòi trả đũa, ít nhất là cấm nhập hàng hóa Trung Quốc. Họ cũng phản đối các chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Salman Khurshid dự kiến vào ngày 9/5, trước chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Ấn Độ, theo kế hoạch vào ngày 20/5.Có thể, trước các sức ép này, theo trang tin quân sự Strategypage, Ấn Độ đang ồ ạt triển khai các lực lượng đặc biệt của mình ở các khu vực gần biên giới Trung Quốc.Quân đội Ấn Độ được nói là đang triển khai lực lượng đặc nhiệm dù của mình theo quy mô lớn ở biên giới Trung Quốc, gồm 10 tiểu đoàn dù được chia thành 2 hướng. Trong đó gồm 2 tiểu đoàn dù bộ binh và 8 tiểu đoàn đặc nhiệm Biệt kích Para.Para là lực lượng đã được đào tạo để chống khủng bố trong thời bình và có khả năng dùng dù để đột nhập vào sau phòng tuyến địch nếu chiến tranh xảy ra. Ngoài ra, số binh sĩ còn lại chỉ là lính dù bình thường của quân đội.Hiện nay, Ấn Độ đã đóng thêm các tiểu đoàn lính dù mới gần biên giới Trung Quốc, nơi có các lực lượng bộ binh và không quân được triển khai từ trước.Theo Strategypage, đây là hành động để đối phó với sự gia tăng quân số của Trung Quốc ở vùng biên giới 2 nước từ nhiều năm nay.Ngoài ra, Ấn Độ đã thực hiện được chủ trương đào tạo 7.200 biệt kích, hoạt động trong 359 tiểu đoàn bộ binh, mỗi tiểu đoàn sẽ có một trung đội biệt kích 20 người cực kỳ tinh nhuệ và được trang bị tối tân.Trước đó, Ấn Độ cũng đã tăng cường máy bay không người lái đến giám sát khu vực Ladakh sau khi 3 cuộc gặp gặp gỡ giữa các chỉ huy biên phòng 2 nước thất bại./.V.V (Theo báo chí Ấn Độ) - Toquoc
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment