"4 giải pháp cấp bách chặn đứng mưu đồ chiếm lĩnh Biển Đông của TQ"
Monday, May 20, 2013
“Trước đây họ chỉ ra đánh cá để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của họ tại Biển Đông cũng như yêu sách “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, họ đã tiến thêm bước nữa bằng cách là cử phóng viên của họ đi cùng để rồi qua phóng viên sẽ nói lên ý đồ muốn “bá chiếm” Biển Đông của họ. Bước đi này của họ rất ghê gớm với ý đồ rất xảo quyệt...".
Việc Trung Quốc huy động 32 tàu cá xuống đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa, cùng các thông tin liên quan đến lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc; hoạt động của các tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, kể cả việc tàu hải giám sử dụng vòi rồng để xua đuổi tàu cá của các nước khác… đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X đánh giá: “Trước đây họ chỉ ra đánh cá để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của họ tại Biển Đông cũng như yêu sách “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, họ đã tiến thêm bước nữa bằng cách là cử phóng viên của họ đi cùng để rồi qua phóng viên sẽ nói lên ý đồ muốn “bá chiếm” Biển Đông của họ. Bước đi này của họ rất ghê gớm với ý đồ rất xảo quyệt.
Việc công bố toạ độ của các đoàn thuyền đánh cá của mình, Trung Quốc muốn chứng mình họ đang “làm chủ đường lưỡi bò” trên thực tế bằng cách công bố các toạ độ mà thuyền đánh cá của họ tới nơi. Chúng ta kiên quyết phản đối vấn đề lưỡi bò và thế giới cũng kiên quyết phản đối vấn đề “lưỡi bò”. “Đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học nào cả”.
Tướng Thước nói thêm: “Với những việc như thành lập cái gọi là “Tam Sa”, rồi xây dựng một cách phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa, đưa tàu đánh cá xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam… thì TQ đã không chỉ nói mà họ đã từng bước từng bước thể hiện mưu đồ và quyết tâm độc chiếm biển Đông của mình.
Và hành động đưa tàu cá ra Trường Sa để đánh cá và cử phóng viên đi theo là một bước lấn tới nữa của TQ”.
Liên quan đến những sự việc này trên Biển Đông, ngày 2/5, trong chuyến công du vòng quanh Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra đề xuất đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông.
Theo đó, Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lập trường “muốn giải quyết tranh chấp với một số nước ASEAN thông qua thương lượng và hợp tác cùng có lợi”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, hi vọng ASEAN có thể tập trung thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược này lên một tầm cao mới…
Tuy nhiên, những hành động trên thực tế sau đó đã trái ngược hoàn toàn so với những phát biểu này của Ngoại trưởng TQ trước đó. Về việc này, tướng Thước nhận xét: “Không chỉ bây giờ mà trước đây, nhiều người cũng đã từng nói lãnh đạo TQ nói một đằng, làm một nẻo.
Đàm phán COC để cho ra được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông là một bước đi mới nhằm tăng cường tính pháp lý và tính ràng buộc. Nếu Trung Quốc làm sai thì các nước có liên quan có cơ sở pháp lý để đấu tranh với TQ”.
Theo tướng Thước: “Trước những hành động của TQ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao phản đối là rất cần thiết. Tuy nhiên , đây là vấn đề lâu dài, phải kiên trì và không được nóng vội. Chúng ta phải đấu tranh về pháp lý, về lịch sử, về ngoại giao để chặn đứng ý đồ độc chiếm Biển Đông của TQ.
Nhà nước, Chính phủ, Đảng mà cụ thể là các vị lãnh đạo cao nhất cũng nên có những thông điệp cao hơn của Bộ Ngoại giao Việt Nam tới lãnh đạo TQ rằng: “Các đồng chí đã có những thoả thuận cấp cao với Việt Nam nhưng lại nói một đằng, làm một nẻo gây bức xúc trong nhân dân Việt Nam. Và khi bức xúc này đến một mức nào đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước”.
Thứ hai là phải làm cho nhân dân hiểu rằng ý đồ của TQ thâm độc như vậy cho nên phải có tiếng nói của nhân dân. Chúng ta phải tổ chức cho nhân dân có tiếng nói hợp pháp chứ không phải là biểu tình mà cụ thể ở đây là nhân dân ở các tỉnh có liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, các cơ quan pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam cũng phải đồng loạt lên tiếng để nói rằng: “Không phải nhân dân Việt Nam không hiểu gì về vấn đề Biển Đông mà nhân dân Việt Nam kiên trì vấn đề đấu tranh hoà bình nhưng kiên quyết phản đối. Đây là vấn đề của 88 triệu dân Việt Nam chứ không phải của riêng Chính phủ nữa”.
Thứ ba là qua thông điệp này, chúng ta phải gửi tới được nhân dân TQ để cho dân của họ hiểu rằng lãnh đạo của TQ đang nói một đằng, làm một nẻo. Tôi tin rằng nhân dân TQ không bao giờ muốn lãnh đạo mình đi xâm phạm chủ quyền và gây hấn với các nước khác ở Biển Đông. 1,3 tỷ dân TQ không được gì khi lãnh đạo TQ liên tục chỉ đạo cho cấp dưới đi gây hấn ở Biển Đông như vậy.
Thứ tư là qua các hội nghị quốc tế mà lâu nay chúng ta vẫn làm để gửi thông điệp tới TQ và các nước khác trên thế giới về những việc làm sai trái của TQ trên Biển Đông. Từ đó tạo ra áp lực để kìm hãm lại mưu đồ bá chiếm Biển Đông của TQ”.
“Việt Nam không bao giờ ủng hộ việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp nhưng khi có những hành động vũ lực xâm phạm để chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.
Hồng Chính Quang (GDVN)
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Tôi nhận thấy Việt Nam chúng ta quá nghe và tin lời Trung Quốc, mất cảnh giác trước những âm mưu thâm độc và hết sức nguy hiểm của Trung Quốc. Mọi vấn đề chúng ta chỉ làm sau và làm theo khi Trung Quốc đã làm, giống như " mất trâu mới lo làm chuồng". Cuộc chiến Trường Sa năm 1988 Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma làm 64 chiến sĩ Hải quân của ta hy sinh, cuộc chiến biên giới phía Bắc, Tây Nam mưu đồ của Trung Quốc quá rõ ràng...thế mà Nhà nước ta " quên thật nhanh" mối thù đó, chúng ta lại có chủ trương " không nhắc lại quá khứ!" không ghi vào lịch sử Việt nam nhưng tội ác của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Trong khi đó Trung Quốc luôn luôn nuôi mộng bá quyền, phá hoại ta nhiều mặt.Hiện nay trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu người Trung Quốc đang sống và lao động ? bao nhiêu người làm việc lương thiện, bao nhiêu người là gián điệp nghiên cứu để phá hoại kinh tế của ta, nghiên cứu căn cứ quân sự của Việt Nam ta? 16 " chữ vàng" và " 4 tốt" với Trung Quốc nên vứt vào sọt rác thì hơn. Trung Quốc không hề chân thành và tôn trọng ta, thế thì hà cớ gì ta phải tôn trọng Trung Quốc? l
ReplyDeleteChào anh Nguyễn Văn Quốc, không rõ anh năm nay bao nhiêu tuổi, nhưng tôi xin phép được gọi anh Quốc là anh,
DeleteNếu nói ta mắc mưu Trung Quốc cũng đúng, nhưng ta cũng đã phá tan rất nhiều những âm mưu lớn hơn thâm độc hơn nham hiểm hơn của Trung Quốc từ khi thành lập nước tới nay.
Với mưu đồ độc chiếm Đông Dương, Trung Quốc đã nuôi dưỡng một giấc mơ biến Việt Nam thành một nước chư hầu như Bắc Triều Tiên để dễ bề kiểm soát và rảnh tay đổi phó với những đối thủ khác, nhưng mưu đồ này đã bị ta đập tan ngay từ trong trứng nước khi ta quyết tâm thống nhất đất nước và giành thắng lợi cuối cùng năm 1975. Sau chiến thắng của ta năm 1975 Trung Quốc nhận thấy Việt Nam không phải là một nước chịu khuất phục Trung Quốc nên họ dựng nên chính quyền Polpot tàn ác hòng làm suy yếu ta từ phía Tây Nam và Trung Quốc gây sức ép từ phía Bắc, bên Lào thì Trung Quốc cùng Mỹ đổ tiền vũ khí cho lực lượng chống phá nhà nước nhân dân Lào là lực lượng Hmong, nhưng cả hai âm mưu này đều đã bị ta phá tan.
Nhưng cuộc chiến 1988 thì không phải ta không phòng, nhưng họ(TQ) lại được Mỹ bật đèn xanh, tại thời điểm này Liên Xô đã thất trận tại chiến trường Aghanitan, nội bộ Liên Xô đấu đá nhau, nguy cơ tan rã ngày càng cận kề, cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân Mỹ - Cuba,Liên Xô đã dân đến cả thế giới dõi theo sự kiện này và mọi chuyện ở Biển Đông trở thành con muỗi, thực lực ta lúc này lại yếu... nhưng những người chiến sỹ hải quân ta đã chiến đấu bằng tất cả để giữ đảo.
Với 16 chữ vàng và 4 điều tốt trong quan hệ giữa hai nước Việt - Trung thì chính ngừoi giới lãnh đạo Trung Quốc đã và đang mắc chính cái bẫy đó chứ không phải chúng ta. Nếu anh xem lại đường lối ngoại giao của Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh anh sẽ nhận ra rằng trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đánh đuổi lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam chứ chúng ta không căm thù nhân dân Mỹ, chính những người dân Mỹ yêu chuộng hòa bình cũng đã giúp một phần cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Ta trước chính quyền Mỹ vào thời điểm đó. Và đường lối ngoại giao khôn ngoan đó đã và đang được nhà nước ta phát huy hiện nay trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Nếu nói về những sai sót về việc lao động nhập cư Trung Quốc tại Việt Nam thì cần phải hỏi lại anh rằng, anh hãy thống kê xem ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Canada, Đức ... có bao nhiêu người lao động bất hợp pháp của Việt Nam ?