Bài báo so sánh thực lực tàu ngầm giữa Trung Quốc, Nga và đồng minh với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Hawaii lớp Virginia của quân Mỹ
Tờ “Strategy Page” Mỹ ngày 22/5 cho rằng, Mỹ và đồng minh đang đối mặt với mối đe dọa tàu ngầm ngày càng lớn ở khu vực Đông Á. 20 năm trước, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ hầu như không có đối thủ cạnh tranh tàu ngầm ở khu vực Đông Á.
Do ngân sách quốc phòng của Nga bị cắt giảm trên 80%, Hạm đội Viễn Đông Nga nhanh chóng giải thể. Đồng minh truyền thống của Nga – Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên sở hữu một lô tàu ngầm cũ đa dạng. Mỹ và các đồng minh (Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan) không chỉ sở hữu số lượng tàu ngầm nhiều hơn, mà còn tiên tiến hơn trong thiết kế và công nghệ chế tạo tàu ngầm.
Theo báo Mỹ, tình hình hiện nay đã thay đổi. Hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ sở hữu 39 tàu ngầm, cộng với 50 chiếc của đồng minh, tổng cộng là 89 tàu ngầm. Trong khi đó, Trung Quốc sở hữu 55 tàu ngầm, đồng minh có 40 tàu ngầm. CHDCND Triều Tiên còn sở hữu hơn 70 tàu ngầm mini.
Tất cả tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên hoặc có niên đại rất lâu, hoặc thiếu bảo trì, hơn nữa thủy thủ không được huấn luyện tốt. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga đang mở rộng và tăng cường sức mạnh tàu ngầm của họ ở khu vực Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang tìm cách tăng số lượng tàu ngầm trong 10 năm tới lên 80 chiếc. Tuy nhiên, số lượng tàu ngầm của Nga vẫn đang giảm đi. Đến cuối thập niên này, Nga sẽ có khoảng 50 tàu ngầm ở trạng thái hoạt động, trong đó khoảng 30 tàu ngầm hạt nhân.
Tàu ngầm diesel lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo30 năm trước, Liên Xô sở hữu 180 tàu ngầm hạt nhân. Những tàu ngầm hạt nhân này hiện nay đều đã không còn nữa, 30 tàu ngầm hạt nhân cuối thập niên này đều sẽ được chế tạo mới, trong đó phần lớn chế tạo chưa được 10 năm.Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc cũng sẽ chủ yếu là những tàu ngầm được chế tạo mới với xu hướng tự lực, cháp và và hợp tác với Nga. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh cũng sẽ như vậy. Mỹ đang điều nhiều tàu ngầm hơn tới khu vực Thái Bình Dương, các nước láng giềng của Trung Quốc cũng đang nâng cấp tàu ngầm của họ.Theo bài báo, vì vậy, Trung Quốc vẫn sẽ sở hữu tàu ngầm nhiều như đối thủ, nhưng khoảng cách về chất lượng sẽ ít nhiều giảm xuống. Mỹ và đồng minh vẫn có ưu thế, nhưng ưu thế đang giảm đi. Đây chính là cục diện mà Trung Quốc muốn nhìn thấy. Dự kiến không đến vài chục năm nữa, Trung Quốc sẽ làm mất đi khoảng cách về chất lượng. Sách lược của Trung Quốc là từng bước tiến lên, đến nay, sách lược này luôn được Bắc Kinh cho là "có hiệu quả".
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Hải quân Trung QuốcĐông Bình - GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment