Những chuỗi đảo khóa chặt đường raHai chuỗi đảo ở Mỹ tại Thái Bình Dương được xây dựng nhiều căn cứ quân sự hải quân, không quân, bố trí lực lượng dày đặc, kiểm soát chặt chẽ các eo biển, tuyến đường giao thông trên biển, hải vực và hòn đảo có vị thế chiến lược hết sức quan trọng ở khu vực phía Tây châu Á - Thái Bình Dương, trở thành nhiều lô cốt lớn để Mỹ thúc đẩy chính sách bá quyền ở khu vực này.Hiện tại, có khoảng 150.000 lính Mỹ đóng tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó lục quân 50.000 binh lính tạo thành một Bộ tư lệnh quân đoàn và 2 sư đoàn; Không quân 39.000 người, tạo thành 4 biên đội hàng không, 25 trung đội, sở hữu khoảng 370 chiếc máy bay; Lực lượng thủy quân lục chiến có 60.000 người, được trang bị 19 tàu chiến – trong đó có 1 hàng không mẫu hạm hạt nhân và 390 chiếc máy bay.
Tàu sân bay Mỹ đồn trú thường trực tại khu vực Đông Á nhằm ngăn ngừa các nguy cơ tiềm tàng.
Chuỗi đảo là sản phẩm của lý thuyết chiến lược địa chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, khái niệm do cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đưa ra lần đầu tiên vào năm 1951, thời gian đầu dùng để đối phó với Liên Xô, đặc biệt là nhằm phong tỏa tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Thái Bình Dương.Chuỗi đảo đầu tiên phía Bắc bắt nguồn từ quần đảo Aleutian, quần đảo Thousand, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryuku, kết nối với đảo Đài Loan, phía Nam tới quần đảo Philippines, quần đảo Indonesia. Chuỗi đảo thứ hai phía Bắc là đảo Honshu của Nhật Bản, đi qua quần đảo Ogasawara, đảo Iwo Jima, quần đảo Mariana, quần đảo Palau...Trong hệ thống “mắt xích Thái Bình Dương” do chuỗi đảo này hợp thành, Nhật Bản, Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích, còn đảo Guam là điểm tựa ngày càng có vai trò quan trọng.Quần thể căn cứ quân sự Đông Bắc Á với Nhật Bản, Hàn Quốc là tâm điểm, số lượng căn cứ quân sự nhiều, quy mô lớn, không những là điểm tập kết và xuất phát chiến lược chủ yếu của lực lượng hải quân, không quân Mỹ , mà còn là trung tâm phục vụ hậu cần và sửa chữa của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, kiểm soát ba eo biển quan trọng là eo biển La Pérouse (hay eo biển Soya), eo biển Tsugaru và eo biển Tsushima, vừa có chi viện được cho hoạt động tác chiến trên bộ ở bán đảo Triều Tiên, vừa có thể chi viện cho hoạt động tác chiến trên biển ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương.
Dàn radar phòng thủ tối tân X-Band trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cũng đã được điều động sang châu Á-Thái Bình Dương.
Đảo Guam nằm ở miền Trung chuỗi đảo thứ hai, là căn cứ dự bị chiến lược trong mạng lưới căn cứ Tây Thái Bình Dương của quân đội Mỹ.Tại hậu phương của hai chuỗi đảo còn có quần thể căn cứ quân sự Hawaii, đây là trung khu chỉ huy và lực lượng dự bị chiến lực của chiến khu Thái Bình Dương của quân đội Mỹ. Căn cứ hải quân nổi tiếng đảo Trân Châu là nơi đồn trú của Bộ tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời cũng là căn cứ hải quân lớn nhất, quan trọng nhất ở Thái Bình Dương.Tổng binh lực quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc có khoảng 36.000 quân, lục quân 27.400, không quân 8.700, hải quân 400. Tổng cộng có 41 căn cứ quân sự, bao gồm 38 căn cứ lục quân, 2 căn cứ không quân và 1 căn cứ hải quân.Tổng binh lực quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản gồm trên 40.000 quân, lục quân 1.800, không quân 13.700, hải quân 8.500, lực lượng thủy quân lục chiến 18.000. Tổng cộng có trên 180 căn cứ quân sự, bao gồm 38 căn cứ lục quân, 2 căn cứ không quân và 1 căn cứ hải quân. Căn cứ không quân Kadena là căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở khu vực viễn Đông của Mỹ, đồn trú tại đó có 18 liên độ máy bay chiến đấu, được trang bị 48 chiếc máy bay chiến đấu F-15 – chia thành 3 trung đội và 1 trung đội máy bay cảnh báo sớm E-3, 8 chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135. Căn cứ hải quân Yokosuka nằm ở bên bờ vịnh Tokyo, là nơi đồn của của Bộ tư lệnh hạm đội 7 hải quân Mỹ, cũng là cảng đậu của hàng không mẫu hạm hạt nhân Gorges Washington. Căn cứ hải quân Sasebo là căn cứ hải quân cách Trung Quốc gần nhất của quân đội Mỹ, là nơi đồn trú của lực lượng đặc chủng hỗn hợp 77 của hải quân Mỹ.
Quân đội Mỹ - Nhật thường xuyên tập trận chung.
Theo ý tưởng của Mỹ, đồng minh của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương chia thành 3 nhóm, nhóm đồng minh quân sự thứ nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhóm đồng minh quân sự thứ hai là Austrailia, Thái Lan, Philippines. Nhóm đồng minh quân sự thứ ba là Ấn Độ, New Zealand. Trong tương lai, Mỹ mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự với các nước đồng minh và nâng cao khả năng cống hiến của các nước đồng minh này đối với an ninh trong khu vực.Chất đống vũ khí tối tân trước cửa nhà Trung QuốcTrong cuộc Đối thoại Shangri-la năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại trước năm 2020 sẽ bố trí 60% tàu chiến của nước này ở khu vực Thái Bình Dương, đồng thời ông Hagel còn tuyên bố sẽ bố trí 60% lực lượng không quân ngoài nước Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương. Qua đó có thể thấy, bố cục chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ không phải chỉ một mực “dồn binh áp đảo” có sự tiến lui rõ rệt.Tháng 1-2013, 12 chiếc máy bay chiến đấu “Chim ăn thịt” thuộc căn cứ không quân Langley ở bang Virginia bờ biển phía Đông nước Mỹ đã vượt hàng chục nghìn km về phía Tây và hạ cánh xuống sân bay Kadena, Okinawa và “đóng đô” 4 tháng ở đây. Đây cũng là lần triển khai thứ 7 trong thời gian ngắn ở Kadena của máy bay F-22 kể từ năm 2007 đến nay. Quân Mỹ còn dự định mấy năm sau sẽ bố trí máy bay vận tải V-22 tại căn cứ Kadena lớn nhất khu vực Viễn đông này.
Nhiều phi đội tiêm kích tàng hình 'chim ăn thịt' F-22 đã được Mỹ điều tới Nhật Bản.
Tháng 4 vừa qua, trong thời gian cục diện bán đảo Triều Tiên leo thang, tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte đã tiến vào đảo Guam. Trước đó, căn cứ hải quân đảo Guam đã bố trí tàu Key West, Chicago và Oklahoma. Như vậy, đã có 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles đợi lệnh ở Guam - trung tâm của chuỗi đảo thứ hai.Ngày 18-4, tàu tuần duyên USS Freedom đã đến căn cứ hải quân Changi (CNB) của Singapore và trực chiến ở đó. Trước thời điểm này, quân đội từng tuyên bố sẽ sẽ luân xuyên sử dụng 4 tàu tuần duyên ở Singapore, kiểm soát “yết hầu” eo biển Malacca – điểm nút giao thông trên biển hết sức quan trọng.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Los Angeles của Mỹ.
Tàu tác chiến ven bờ Mỹ đồn trú tại Singapore sẵn sàng khóa chặt 'yết hầu' Malacca trong trường hợp có chiến sự nổ ra.
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit được chiến đấu cơ F-15 tháp tùng.
Thực tế cho thấy, sau khi rút quân khỏi Afghanistan, quân đội Mỹ đã “dồn” rất nhiều vũ khí và thiết bị trinh sát tối tân sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm máy trinh sát điện tử EP-3, máy bay săn tàu ngầm P-3C. Trong lĩnh vực không quân, căn cứ quân sự Anderson ở đảo Guam luôn coi trọng sự có mặt của máy bay oanh tạc chiến lực B-52, B-1B, B-2, còn máy bay do thám không người lái như Global Hawk, Fire Scout, thậm chí máy bay chiến đấu tàng hình F-35A vừa mới bàn giao cho Không quân Mỹ cũng sẽ liên tục “bay lượn” trên bầu trời lân cận Trung Quốc.Về lực lượng mặt đất, quân đoàn viễn chinh số 1 của Lực lượng thủy quân lục chiến rút quân từ chiến trường Iraq và Afghanistan, sư đoàn bộ binh 25 của lực lượng lục quân Mỹ sẽ quay trở lại quân khu Thái Bình Dương ban đầu, quân đoàn số 1 của lực lượng lục quân cũng sẽ được cử sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này sẽ giúp tăng cường lực lượng lớn cho quân đội Mỹ tại khu vực này.Lực lượng thủy quân lục chiến đóng tại Okinawa chủ yếu do quân đoàn viễn chinh số 3 MAGTF với quy mô lớn nhất nằm ngoài lãnh thổ Mỹ tạo thành, có khoảng 18.000 – 21.000 quân. Năm 2006, Mỹ và Nhật đã đạt được thỏa thuận, bao gồm 8.000 binh lính của quân đoàn viễn chinh và lực lượng quân chi viện này sẽ dần dần chuyển sang đảo Guam.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Mỹ.
Song song với đó, quân đội Mỹ còn có kế hoạch rút bớt lực lượng thủy quân lục chiến ở đảo Guam xuống còn 4.700 người. Đầu tháng 4, nhóm lực lượng thủy quân lục chiến gồm 250 người đầu tiên của Mỹ đã có mặt ở cảng Darwin của Australlia. Tuy nhiên khoảng 10.000 quân của Bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh và lực lượng chủ lực của Mỹ - Lực lượng đặc nhiệm lục quân không quân vẫn tiếp tục ở lại Okinawa.Trung Quốc sẽ làm gì?Bàn cờ châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ có tiến có lui. Ván cờ này Mỹ chơi như vậy nhằm mục đích gì? Lực lượng quân đội Viễn Đông của Mỹ sau khi điều chỉnh sẽ được vận dụng thế nào?
Máy bay do thám không người lái Global Hawk đồn trú tại Hàn Quốc.
Ông Hàn Húc Đông – giáo sư Hoc viện nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, xét về sự phân bố tổng thể, lực lượng quân đội Mỹ tại phía Tây châu Á – Thái Bình Dương có khuynh hướng nghiêng về phía trước, nhưng lực lượng phía trước đang xuất hiện chiều hướng rút về phía sau. Ông Hàn Húc Đông cho rằng, nhìn bề ngoài tưởng là quân đội Mỹ đã cách xa Trung Quốc hơn, nhưng sức ép đối với Trung Quốc lại ngày càng kín đáo, trên thực tế lại mang đầy tính uy hiếp.Ông Hàn Húc Đông cho rằng, quân Mỹ thường bố trí một vài chiếc F-22 theo nhóm nhỏ đến các căn cứ quân sự như Kadena, mục đích là để các liên độ không quân học hỏi kinh nghiệm của nhóm lực lượng phía tiền tuyến, nếu xảy ra xung đột là có thể nhanh chóng dịch chuyển tới chuỗi đảo thứ nhất, hình thành nên sức uy hiếp có hiệu quả.
Dàn chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ sẽ giúp chiếm thế thượng phong và hiện vẫn chưa có đối thủ.
Đối với sự điều chỉnh lực lượng tấn công, quân đội Mỹ liên tiếp bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở tuyến đầu, đẩy đến “cửa nhà” một số nước như Triều Tiên... “Đây là do vũ khí chống tên lửa buộc phải đặt ở cự ly gần mới có thể đánh chặn tên lửa của đối phương một cách có hiệu quả”.Mỹ rút binh lực ở tuyến đầu là để lực lượng của mình được bố trí kín đáo hơn nhằm giấu kính phương hướng và ý đồ chiến lược của Mỹ. “Trọng điểm của Mỹ là tăng cường binh lực ở 3 khu vực: Đảo Guam, Australia và đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương, xét về bề ngoài sẽ thấy không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào. Ở một mức độ nhất định, điều này sẽ góp phần xóa mờ những ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng cường sức mạnh quân sự ở phía Tây Thái Bình Dương của Mỹ nhằm tránh gây ra những bất ổn về tình hình an ninh trong khu vực”. Ông Hàn Húc Đông cho rằng, như thế những trở ngại mà Mỹ vấp phải trong quá trình phát triển lực lượng mới sẽ giảm đi rõ rệt.“Lấy chiến tranh đáp trả chiến tranh”Một số nhà phân tích cho rằng, thực tế các dấu hiệu chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ đều nhằm vào Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc đang ở trong giai đoạn phát triển then chốt, phải đối mặt với những sức ép và thách thức lớn chưa từng có, cuộc tập trận trung giữa Mỹ - Nhật Bản mới đây chính là một trong những biện pháp để tạo thế đối trọng với Trung Quốc. Trước những ý đồ nguy hiểm của bên ngoài, Trung Quốc cần tĩnh tâm để giải quyết.
Nhiêu cư dân mạng Trung Quốc đã mơ về một cuộc tấn công tiêu diệt các đội tàu sân bay Mỹ.
Không khó dự đoán, trong thời gian dài sắp tới, các hiện tượng này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Bắc Kinh cho rằng, trong bối cảnh môi trường an ninh quốc gia ngày càng phức tạp như hiện nay, Trung Quốc cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng lấy chiến tranh đáp trả chiến tranh. Trên nền tảng nâng cao sức mạnh kinh tế, Trung Quốc vẫn cần kiên trì tăng cường công cuộc xây dựng năng lược chiến lược quốc gia, nỗ lực rút ngắn thực lực với nước lớn, đây là yếu tố căn bản để Bắc Kinh đối phó một cách có hiệu quả với mọi vấn đề, thách thức trong và ngoài nước.Huy Long - (theo Phượng Hoàng) - TPO
Comments[ 0 ]
Post a Comment