Cục diện Biển Đông nói chung nhanh chóng biến chuyển với sự leo thang mới của Trung Quốc bằng tuyên bố thiết lập vùng nhận biết phòng không bao phủ một vùng rộng lớn trong đó có cả các quần đảo tranh chấp…
Tiếng trống trận lại vang lên với nhịp độ quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Trong số báo 25/11/2013, tờ Time nhắc lại rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã “biểu thị rất rõ rằng Hoa Kỳ sẽ lâm chiến cùng Nhật để bảo vệ sự kiểm soát mơ hồ quần đảo (Senkaku)”. Ngày 10/3, Hagel phát biểu: “Bởi chúng thuộc quyền quản lý hành chính của Nhật nên chúng chịu ảnh hưởng của các cam kết mà Mỹ ký với Nhật”. Bản thân Mỹ thật ra có dính dáng ít nhiều với khu vực quần đảo tranh chấp. Ngay thời điểm hiện tại, quân đội Mỹ vẫn đang kiểm soát 2 đảo Kuba và Taisho. Thậm chí công dân Nhật cũng không thể lên đảo nếu không xin phép quân đội Mỹ trước! Đây là một chi tiết đắt giá mà Trung Quốc nên biết trước khi đưa ra cái gọi là “vùng nhận biết phòng không” (ADIZ)…Có lẽ sự nóng nảy trong việc giành trọn Biển Đông đã khiến Trung Quốc mất tỉnh táo, khi họ ngày càng leo thang quân sự hóa khu vực đến mức đẩy cục diện đến sát mép bờ vực chiến tranh! Báo chí hằng ngày vẫn đăng đầy thông tin về sự chuẩn bị chiến tranh đối phó Trung Quốc của Mỹ - Nhật, chẳng lẽ Bắc Kinh không biết?! Mới đây thôi, đầu tháng 10/2013, một cuộc họp “2 cộng 2” lần đầu tiên đã được tổ chức tại Tokyo (Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ cùng gặp hai đồng cấp Nhật), với kết quả là một bản tuyên bố chung dài ngoằng mang nội dung chủ yếu tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự hai bên. Bản tuyên bố rõ ràng là một thông điệp “to và rõ” chắc chắn vọng đến tận tai Trung Nam Hải.
Mỹ đã gửi một thông điệp rất rõ khi đưa hai oanh tạc cơ B-52 vào ADIZ Trung Quốc
Một phần của bản tuyên bố chung gồm:- Thiết lập hệ thống cảnh báo X-band thứ hai gần Kyoto.- Thiết lập căn cứ cho máy bay do thám P-8 và máy bay chống tàu ngầm bắt đầu từ tháng 12/2013 và UAV do thám tầm xa Global Hawk vào năm 2014.- Thiết lập căn cứ cho hai phi đội MV-22 Osprey để sẵn sàng bay đến Senkaku. Lầu Năm Góc cũng có kế hoạch triển khai F-35B vào trước năm 2017 (lần đầu tiên bên ngoài phạm vi nước Mỹ).Mỹ - Nhật cũng tái cam kết các thỏa thuận liên quan những căn cứ Mỹ tại Okinawa. Tokyo đồng ý bỏ tiền túi 3,1 tỉ USD cho việc tái điều động 9.000 lính thủy quân lục chiến Mỹ đến Guam trong khuôn khổ chương trình dàn quân rộng khắp khu vực… Tất cả cho thấy rõ sự “ủ mưu” của đôi Mỹ - Nhật.Trung tuần tháng 10/2013, chuyên san quân sự Nga Military-Industrial Courier thẳng thắn nói rằng, nếu đụng trận với Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có nước ôm phao bơi về, nếu may mắn còn sống. Để đánh chìm một hàng không mẫu hạm Mỹ, hải quân Trung Quốc có thể mất sạch 40% toàn bộ hải đoàn! Đánh giá trên tất nhiên không khớp với “cảnh báo” của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đưa ra một ngày sau khi ông có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Hagel, rằng “đừng có ai đánh giá thấp ý chí và quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi hàng hải”…Vùng nhận biết phòng không (ADIZ-Air defence identification zone) thật ra không là khái niệm mới. Nó luôn được thiết lập đơn phương và thường gây tranh cãi. Hiện có hơn 20 nước thiết lập ADIZ. Trung Quốc cho rằng ADIZ của Nhật do Mỹ lập ra và được chuyển giao cho Tokyo quản lý năm 1969. Kể từ đó, Nhật đơn phương mở rộng ADIZ hai lần, 1972 và 2010 - theo Trung Quốc. Mỹ cũng có 5 ADIZ quanh Bắc Mỹ trong đó có một ADIZ ngoài khơi Alaska và quần đảo Aleutian được mở rộng đến vài trăm kilômét cách đất liền. Trong khu vực này, cả máy bay dân sự lẫn quân sự đều được theo dõi và truy hỏi với yêu cầu báo cáo lộ trình và điểm đến. Về lý thuyết, các khu vực ADIZ chồng lấn, như ADIZ tại biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập, đều không phải bất thường và chúng có thể được quản lý chung trong hòa bình bằng sự hợp tác, như trường hợp Canada và Mỹ. Vấn đề ở chỗ tại biển Hoa Đông, ADIZ chồng lấn lại bao phủ cả những quần đảo tranh chấp chủ quyền, đặc biệt giữa hai anh láng giềng thù nhau thâm căn cố đế.Một số nhà phân tích quốc phòng cho rằng, rất có thể Trung Quốc mạo hiểm đánh Mỹ trước, theo công thức của Tôn Tử - “Tiên hạ thủ vi cường, hậu hạ thủ vi ương”. Khả năng này hoàn toàn mong manh. Chẳng ai tin rằng Trung Quốc có thể dại đến mức khiêu chiến với Mỹ. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh cục bộ vẫn sờ sờ trước mặt. Nó bắt đầu xuất hiện vào lúc 10giờ ngày 23/11/2013, thời hiệu mà Trung Quốc ấn định cho việc kiểm soát hàng không biển Hoa Đông…Một trong những điều liều lĩnh nguy hiểm nhất mà Trung Quốc đã và đang làm là dẫn dắt dư luận nước họ bằng kỹ thuật truyền thông mê hoặc khiến người dân tin rằng Trung Quốc bây giờ là số 1, rằng Trung Quốc đã đến lúc không thể chần chừ thêm để khẳng định sức mạnh vô song, rằng mọi cơ hội đang nằm trong tay Trung Quốc… Chiến thuật tuyên truyền kiểu này, không chỉ tạo ra một khối nén tinh thần ái quốc, làm thỏa mãn tức thì tâm lý bá cường, mà còn hữu dụng mỗi khi Trung Quốc muốn giảm nhiệt bức xúc xã hội - chính trị trong nước. Nhưng nó là con dao hai lưỡi. Phản ứng thất vọng xấu hổ ê hề của dư luận Trung Quốc về cách phản ứng của Bắc Kinh sau khi Mỹ đưa hai oanh tạc cơ B-52 bay vào “khu vực nhận biết phòng không” là một ví dụ của “mặt trận nhân dân” trong chính sách ngoại giao bị phá sản!Cần nhấn mạnh, không phải tự nhiên mà Mỹ đưa vào ADIZ Trung Quốc hai máy bay “bà già” B-52. Đó là loại máy bay cũ nhất, to nhất, bay “nặng nề” và “lờ đờ” nhất và gần như không có khả năng tàng hình (tức dễ dàng bị radar đối phương phát hiện)… Tất cả như muốn nói “tôi đây, tôi đến rồi đây” - một thách thức rất công khai và trực diện! Điều này chắc chắn sẽ được nhấn mạnh thêm, một cách trực tiếp, mặt đối mặt, khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Bắc Kinh, gặp ba ông Tập Cận Bình, Lý Nguyên Triều và Lý Khắc Cường, trong hai ngày 4 và 5/12/2013. Tất nhiên sẽ là một cuộc gặp không phải như cô bé quàng khăn đỏ lạc giữa bầy sói. ADIZ Trung Quốc đã trở thành một “thư mời” nặng ký của Bắc Kinh mà Biden sẽ phải “cảm ơn”. Nó đã giúp Washington thêm cơ hội để hiện thực hóa cái lý thuyết “tái cân bằng”!
Comments[ 0 ]
Post a Comment