Su-35 và tham vọng thống trị biển Đông
Sunday, December 29, 2013
Đại diện cao cấp của công ty xuất khẩu vũ khí Nga "Rosoboronexport" tuyên bố, năm 2014 Nga sẽ ký hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích Su 35 cho Trung Quốc, do đến cuối năm 2013 không thỏa thuận được các điều kiện của hợp đồng. Đây cũng chưa phải là là tuyên bố cuối cùng trong thương vụ này, do các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 2010.
Su-35 không quân Nga
Trung Quốc quan tâm đến Su – 35 do trang thiết bị của máy bay có thể tạo đột phá cho công nghệ hàng không quân sự Trung Quốc và ảnh hưởng trực tiếp lên những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Nếu thương vụ thành công, các máy bay Su – 35 sẽ tăng cường sức mạnh không quân kiểm soát các khu vực tranh chấp, Su – 35 với cự ly hoạt động xa và các thùng dầu phụ cho phép không quân Trung Quốc tiến hành những chuyến bay tuần tiễu tầm xa hàng nghìn km, tương tự như Su – 30MK và các tiêm kích tương đương bay trên vùng trời Senkaky gây áp lực lên Nhật Bản.
Su - 35 không phải là máy bay dòng Sukhoi đầu tiên mà Trung Quốc quan tâm, theo PLA máy bay J-16, phiên bản copy của Su – 30MKK đã tăng cường đáng kể sức mạnh của không quân trên biển Đông.
Vấn đề quan trọng đối với Nga là Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu chiếc Su-35. Khởi điểm ban đầu tờ Trung Quốc Global Times tuyên bố, Bắc Kinh có dự kiến mua với số lượng lớn hơn 48 chiếc. Điều đó cho thấy Trung Quốc thực sự tham vọng có được Su-35 để giải quyết các vấn đề chiến lược.
Công nghiệp hàng không Trung Quốc đến nay phụ thuộc nhiều vào Nga. Các phương tiên truyền thông Trung Quốc thường xuyên thông báo về những chương trình phát triển lực lượng không quân bao gồm UAV, máy bay tàng hình và trực thăng chiến đấu. Khả năng thiết kế và năng lực sản xuất của công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc có những bước đại nhảy vọt. Nhưng thực tế không quân Trung Quốc hoàn toàn sử dụng công nghệ động cơ của Nga. Hầu như tất cả các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều lắp các động cơ sao chép từ Nga, Trung Quốc liên tục nhái lại các phiên bản và cố gắng lấy được công nghệ để có thể độc lập chế tạo. Thương vụ Su-35 trên thực tế cũng không nằm ngoài những ý đồ mà Trung Quốc muốn có. Từ năm 1991 Trung Quốc đã bắt đầu mua các máy bay tiêm kích tầm xa Su – 27 và sản xuất phiên bản copy không bản quyền J-11. Đây cũng chỉ là 1 trong số hàng trăm phiên bản vũ khí Trung quốc sao chép từ Nga. Moscow ban đầu cấm không xuất khẩu Su - 35 do lo sợ nạn sao chép của Trung Quốc, nhưng do nhu cầu thực tế của thị trường và lợi nhuận, đang tìm một giải pháp cân đối giữa xuất khẩu và bảo vệ thị trường vũ khí.
Su – 35 hiện là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới không có tính năng tàng hình. Phương Tây đặt trọng tâm phát triển các máy bay công nghệ stealth, nhưng Trung Quốc có những nhu cầu khác. Hiệu quả tác chiến trên không và tính siêu cơ động là ưu thế đặc trưng của Su -35 nếu so sánh với F-15 và các loại máy bay khác hiện có trong biên chế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á, cự ly hoạt động và tốc độ của Su – 35 cho phép không quân Trung Quốc có thể vươn xa.
Trọng tâm trong Chiến lược hải dương của Trung Quốc là giải pháp thống trị biển Đông, vùng nước của nhiều quốc gia có diện tích đến 2,25 triệu km2. Dù tham vọng thống trị bầu trời biển Đông, các máy bay của Không quân PLA đến thời điểm nay vẫn không có khả năng bay trên cự ly lớn. Trung Quốc muốn sở hữu tốc độ và cự ly hoạt động của Su 35 nhằm tăng cường sức mạnh kiềm chế các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, đồng thời nâng cao khả năng răn đe trong trường hợp gia tăng căng thẳng.
Một trong những ưu thế của Su – 35 là cự ly hoạt động xa với các thùng dầu phụ. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực chế áp và răn đe trên biển Đông bằng ba loại phương tiện tác chiến đường không: các UAV tầm xa thương xuyên bay thám sát trên khu vực tranh chấp, máy bay tiêm kích tầm xa Su – 35 tuần tiễu và sự hiển diện của J-11 trên tàu sân bay Liêu Ninh. Trong trường hợp thành công hơn với phương tiện tiếp dầu trên không, Trung Quốc có khả năng lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng trời các quần đảo và khu vực xung đột về chủ quyền. Theo nguồn tài liệu Chinese Aerospace Power: Evolving Maritime Roles, chương trình quản lý bầu trời biển Đông được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 theo tiến độ hoàn thiện năng lực tác chiến của Liêu Ninh. Su -35 với lượng dầu có sẵn trên máy bay và tốc độ cao có thể nhanh chóng tiếp cận bãi cạn Scarborough, ngăn chặn không quân của Philiphines và có thời gian hoạt động lâu hơn các máy bay thuộc dòng Su – 27 khác, năng lực tác chiến không đối không và không đối hải cũng vượt trội các máy bay tương đương có trong biên chế của không quân các nước Đông Nam Á.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Tập hợp ba loại phương tiện UAV tầm xa thời gian dài, Su – 35 và cụm KQHQ với kỳ hạm là tàu sân bay Liêu Ninh sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh của Trung Quốc trên các vùng nước mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền, thiết lập vùng ADIZ và gây áp lực quân sự lên khu vực đang tranh chấp. Các nước mâu thuẫn chủ quyền với Trung Quốc chỉ có hai phương án lựa chọn: Gia tăng căng thẳng và bị thua trong xung đột vũ trang không chủ ý; Chấp nhận sự tồn tại của hải quân và không quân Trung Quốc như một điều hiển nhiên. Tương tự như ở Senkaky, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng ADIZ, tạo ra hàng loạt các tình huống khủng hoảng xung đột nhỏ liên tiếp, các yếu tố thực tế (đã rồi) trên khu vực tranh chấp và sau đó là các cuộc đàm phán thương lượng chính trị trên những yếu tố có lợi cho thỏa thuận “hòa bình”. Trong tình huống căng thẳng hơn thì tên lửa đạn đạo, hành trình, các cụm tàu hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ sẽ là công cụ răn đe ngăn chặn các hành động phản kích quân sự. Bằng phương pháp này, Trung Quốc có khả năng triển khai những đòi hỏi chủ quyền lên một phần lớn diện tích biển Đông và gây sức ép quân sự lên hầu hết các nước ASEAN.Máy bay tiêm kích tầm xa Su – 35 có căn cứ sân bay trên đất liền và cự ly hoạt động rất xa cho phép Trung Quốc có thể tiếp cận mọi điểm trên biển Đông. Vị trí vai trò của Su -35 có ý nghĩa lớn hơn khi Mỹ có ý định đưa F-35 vào khu vực châu Á Thái Bình dương trên các căn cứ tại Hàn Quốc và Nhật Bản.Su – 35 trên thực tế không thể so sánh với các máy bay thế hệ thứ 5 như F-22 hoặc F-35, nhưng số lượng máy bay thế hệ 5 rất ít, Su – 35 sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật công nghệ với tất cả các máy bay của không quân PLA, do đó khả năng đưa Su – 35 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các máy bay hiện đại khác của Mỹ và đồng minh. Su - 35 có thể được triển khai tại căn cứ Suysi thuộc tỉnh Quảng Đông, khi đó máy bay sẽ biên chế vào sư đoàn không quân số 2 (mã số 95357), sở chỉ huy tại Trạm Giang, các Su 35 sẽ tăng cường năng lực tác chiến cho lực lượng Su – 27 sẵn có. Một phương án khác là Su – 35 có thể được đưa về căn cứ không quân hải quân Lingshui thuộc tỉnh Hải Nam. Tại đây Su – 35 sẽ thay thế các máy bay J-8B nhằm tăng cường sức mạnh cho hạm đội Nam Hải.Ngoài các nhiệm vụ chiến lược chiến thuật trên biển Đông, Su – 35 sẽ là nguồn tài nguyên cho nghiên cứu công nghệ chế tạo động cơ hàng không quân sự Trung Quốc, đặc biệt là động cơ điều khiển vector trên các máy bay tàng hình J- 20 và J-31.Trên góc độ chiến lược, sự có mặt của Su – 35 trên biển Đông sẽ gây áp lực lớn cho các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Philiphines, vốn không có các phương tiện tác chiến không hải hiện đại ngoại trừ nhưng chiếc khinh hạm tuần biển hạng nhẹ của Mỹ được biên chế từ những năm 60 thế kỷ trước. Khi xảy ra xung đột vũ trang, những chiếc Su – 35 có thùng dầu phụ và khả năng tiếp dầu trên không sẽ là lực lượng yểm trợ hỏa lực rất mạnh cho hải quân và lính thủy đánh bộ Trung Quốc. Tương lai, Tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay tiêm kích hạng nặng tầm xa Su 35, tên lửa đạn đạo chống tàu, tên lửa hành trình tầm xa, các khu trục hạm mang tên lửa phòng không HQ-9 sẽ hình thành một vành đai phòng thủ ngăn chăn sự can thiệp từ phía bên ngoài trong trường hợp xảy ra tranh chấp lãnh thổ có xung đột vũ tranh với các nước láng giềng.
Nguồn: Diplomat. Nhật Bản
Trịnh Thái Bằng - QuocPhongAnNinh.Edu.vn
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment