Kể từ khi Hiệp định nhạt nhân dân sự Hoa Kỳ - Việt Nam được ký kết vào ngày 10 tháng 10 vừa qua, với việc Hoa Kỳ cam kết bán các thanh nhiên liệu hạt nhân và công nghệ cho Việt Nam, sự việc này đã làm bùng lên các cuộc tranh luận dữ dội về ý nghĩa của thỏa thuận này.
Cần phải ủng hộ hiệp định đó, vì đó như là một bước tiến trong quá trình làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và cần phải nói thêm rằng động thái này mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Đối với Việt Nam, hiệp định này mang lại cho Việt Nam khả năng có thể tự sản xuất năng lượng điện hạt nhân và làm giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng với việc nhu cầu năng lượng điện ngày càng tăng cao bởi một nền kinh kế đang phát triển nhanh chóng. Đối với Hoa Kỳ, thỏa thuận mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ để họ có thể xâm nhập vào thị trường điện hạt nhân lớn thứ hai trong khu vực Đông Á.
Một số nước "đối thủ" đang chỉ trích hiệp định này bằng mọi lý do. Nhưng những người ủng hộ thỏa thuận này lại cho rằng sẽ không có sự thiếu kiểm soát để Việt Nam trở thành một quốc gia hạt nhân nguy hiểm, hay có thể làm mất ổn định tình hình trong khu vực và làm suy yếu các hiệp ước và cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Biếm họa của báo chi Trung Quốc về thỏa thuận hạt nhân Hoa Kỳ - Việt Nam
Một số các chuyên gia Việt Nam đang lo lắng về khía cạnh an toàn của chương trình năng lượng hạt nhân đầy tham vọng của chính phủ, khi nhà nước đặt ra mục tiêu xây dựng 13 lò phản ứng hạt nhân trong vòng 20 năm tới. Họ cho rằng Việt Nam chưa đủ cơ sở khoa học công nghệ để vận hành an toàn chương trình hạt nhân, và với việc các chất thải của dự án hàng tỷ đô la này có thể dẫn đến một thảm họa môi trường, như các trường hợp của Chernobyl ở Ukraine và Fukushima ở Nhật Bản.
Từ phía Trung Quốc, một số nhà phân tích Trung Quốc đang dấy lên những nghi ngờ rằng các điều ước quốc tế này có thể là một mưu đồ để Hoa Kỳ thực hiện chính sách ngăn chặn kiềm chế Trung Quốc. Trong khi những tác động mang tính chiến lược của thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt Nam - Hoa Kỳ lại hoàn toàn hợp pháp.
Mặt khác, hiện này Hoa Kỳ đang quan ngại về ý nghĩa trong sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với mục đích của chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, không ai ở Mỹ hay khu vực muốn quay trở lại với cuộc chiến tranh lạnh và những mối nguy hiểm tương tự ...
Mục đích của chính sách trọng tâm châu Á của Hoa Kỳ không phải là nhằm kiềm chế Trung Quốc, mà là nhằm để phòng vệ trước khả năng bị loại khỏi khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất về kinh tế với cả nước Mỹ và thế giới.
Chính sách phòng thủ trước rủi ro này của Hoa Kỳ có biến thành chính sách kiềm chế ngăn chặn Trung Quốc hay không thì điều đó lại phụ thuộc vào các chính sách và phản ứng của Trung Quốc cũng như phản ứng của các quốc gia châu Á khác khi họ yêu cầu Mỹ. Bản thân các nước ASEAN không muốn bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ, mà chỉ muốn sự thân thiện với Trung Quốc, và họ đã có những phản ứng khá tốt mặc dù còn khá hỗn độn nhưng vẫn còn hy vọng cao, có thể thấy rõ từ cuộc "tấn công quyến rũ" thứ hai vừa qua do chính Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường thực hiện trong chuyến thăm vừa qua đến Đông Nam Á.
Trong khi tìm cách cải thiện quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ không có lợi ích chiến lược gì trong việc giúp Việt Nam trở thành một quốc gia sở hữu điện hạt nhân. Vì Hoa Kỳ đã có đủ những sự việc rắc rối và đau đầu liên quan đến vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, chắc chắn Hoa Kỳ không muốn biến Việt Nam thành một "con quái vật hạt nhân mới".
Đối với Việt Nam, sẽ là ngu ngốc khi theo đuổi một chương trình chế tạo bom hạt nhân. Một chính sách như vậy sẽ tiêu hao tài nguyên của Việt Nam và tạo ra những va chạm nguy hiểm với Trung Quốc. Việc tìm kiếm sự răn đe hạt nhân trong khi chỉ có khả năng hạt nhân thông thường để chống lại một nước hàng xóm có khả năng hạt nhân áp đảo không phải là một chính sách thông minh.
Hơn nữa, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Nam Á. Việc Việt Nam phá vỡ cam kết này để tìm kiếm khả năng vũ khí hạt nhân thì họ sẽ không chỉ nhận được sự phản kháng của các nước láng giềng ASEAN mà còn phá hoại tình đoàn kết ASEAN cũng như tự đưa đất nước vào thế bị cô lập và nguy hiểm.
Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình vừa được hai ông John Kerry và Phạm Bình Minh ký tắt sáng thứ Năm 10/10 bên lề Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 23 tại Brunei.
Hiện tại thì hiệp định này vẫn chưa có hiệu lực, cần phải chờ đợi Quốc hội Mỹ phê chuẩn, một số thành viên quốc hội và học viện Hoa Kỳ đã kêu gọi Hoa Kỳ cần kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
Trong khi đó Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất đồng ý xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam. Phía Việt Nam đã ký thỏa thuận hạt nhân với các nước như Ấn Độ, Nga, và Nhật Bản. Mối quan tâm của Trung Quốc có thể sẽ xử lý tốt hơn nếu những mối quan tâm về một Việt Nam có bom hạt nhân được tách biệt với mối lo ngại về khả năng ngăn chặn kiềm chế của Mỹ.
Thỏa thuận hạt nhân Việt Nam - Hoa Kỳ đã đặt ra cho Trung Quốc và Hoa Kỳ một cơ hội để cùng phối hợp và hợp tác với nhau, cùng nhau ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân trên diện rộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Iran và Bắc Triều Tiên...
Biến thách thức thành cơ hội đó là ý nghĩa lớn nhất của thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Việt Nam.
Tác giả Hưng Nguyễn giáo sư giảng dạy tại trường Đại học George Mason, Hoa Kỳ. opinion@globaltimes.com.cn
Comments[ 0 ]
Post a Comment