Những tấm lòng vì Trường Sa thân yêu
Wednesday, December 18, 2013
Có đến Trường Sa mới cảm nhận được hết tình yêu quê hương đất nước của những người lính đảo đang ngày đêm canh giữ biển trời nơi đây. Những sự hi sinh thầm lặng đó không hề bị lãng quên mà hàng ngày vẫn được ghi nhận.
Nụ cười rạng rỡ của những em bé Trường Sa.
Sự chung sức chung lòng, đồng tâm hiệp lực của hàng triệu trái tim và khối óc Việt khiến Trường Sa bừng lên sức sống và hiên ngang đứng giữa đầu sóng ngọn gió của tổ quốc.Trường Sa nay đã khác xa!Trường Sa đang ngày một đổi thay. Nhiều công trình khang trang và quy mô được hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của quân dân trên đảo được nâng cao. Sức sống của Trường Sa không chỉ thể hiện qua sự thay đổi bề ngoài của từng đảo mà còn được minh chứng bằng sự sinh sôi, nảy nở của cỏ cây, động vật. Những cây bàng vuông đơm hoa kết trái vững vàng trước giông gió, những vườn rau xanh mơn mởn, những loài chim xem đảo như tổ ấm.Trường Sa hôm nay thật thanh bình và tràn ngập màu xanh.Theo thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 đoàn Trường Sa, Trưởng đoàn công tác phía Nam cho biết: Nếu từ tháng 4/2008 trở về trước, Trường Sa chưa có điện, phải dùng máy nổ để bộ đội học tập và huấn luyện thì nay nguồn điện cung cấp liên tục 24/24 giờ.Nguồn điện đến từ hệ thông gồm 20 nhà trạm thu gió và ánh nắng mặt trời, 120 tua bin gió, hơn 4.000 tấm pin năng lượng mặt trời, hàng ngàn đèn led chiếu sáng ngoài trời trị giá gần 40 tỷ đồng.
Chùa trên đảo Trường Sa lớn.
Giờ, ở đảo xa cũng như trên đất liền. Quân và dân huyện đảo Trường Sa đã có thể sử dụng điện “vô tư” vào việc dùng tủ lạnh bảo quản thức ăn, bật tivi xem thời sự, mở mạng Viettel 2G…“Trường Sa đã không còn xa khi mạng điện thoại được phủ, thu hẹp khoảng cách giữa đảo chìm và đảo nổi, giữa đất liền và khơi xa. Những ngôi làng trên biển đang được mở rộng và hiện đại hóa, các em bé đang trưởng thành trong ước mơ mạnh giàu từ biển của các thế hệ cha anh”, Thượng tá Trịnh Văn Long, nguyên Đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn tâm sự.Ở Trường Sa, ngoài quân dân sinh sống và công tác trên quần đảo, còn có những cán bộ, nhân viên các ngành Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp và phát triển nông thôn...Là những nhân viên Trạm Khí tượng ngày đêm cần mẫn cân gió, đo mưa góp phần nhỏ bé cho những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày; là những thầy cô giáo không quản ngại gian khó mang kiến thức, chở những con chữ nhọc nhằn ra biển; là thấp thoáng những mái chùa với tiếng chuông vẳng xa với những sư thầy ngày đêm nguyện cầu cho quốc thái dân an, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của nhân dân trên các đảo và những ngư dân đánh bắt xa bờ.Những tấm lòng vì Trường Sa thân yêuNhững năm gần đây, Đảng, Nhà nước và các tổ chức cá nhân đã phát động nhiều cuộc vận động, xây dựng nhiều chương trình hướng về Trường Sa như: Góp đá xây Trường Sa, Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc, Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương…Trong đó, nổi bật là cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn và báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh phát động từ đầu năm 2011.Những cuộc vận động này đã tạo ra hiệu ứng sâu rộng trong xã hội, nhận được sự hưởng ứng từ mọi tầng lớp nhân dân khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm đối với vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.Riêng trong năm đầu tiên vận động, báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh đã nhận được hơn 17 tỉ đồng của hàng triệu bạn đọc, bàn giao cho UBND huyện Trường Sa xây dựng ba công trình bề thế trên đảo Đá Tây.
VNG đồng hành cũng chương trình góp đá xây Trường Sa.
Là đơn vị đầu mối, nhưng những chương trình như chương trình của Báo Tuổi Trẻ không thể lớn mạnh nếu không có sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp và người dân khắp đất nước. Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong các hoạt động hướng về Trường Sa có thể kể đến là Công ty cổ phần VNG, đã tham gia và thực hiện nhiều chương trình như tặng xuồng cứu hộ CQ; tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ ; phát động chương trình “Ghi dấu nơi Trường Sa tôi”; tài trợ Đài Truyền hình Việt Nam lập cầu truyền hình trực tiếp tại đảo Trường Sa; tham gia xây dựng trường học trên đảo Trường Sa Lớn, tham gia và vận động gây quỹ “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” … với tổng kinh phí lên tới cả chục tỷ đồng. Những tấm lòng quý giá đó, là động lực để các chương trình về Trường sa tiếp tục được triển khai, là nguồn động viên, cả về vật chất lẫn tinh thần, đến với những người lính đảo.Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Trưởng ban chỉ đạo chương trình gây quỹ “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” nói: “Chúng ta không chỉ có một nước Việt Nam trên đất liền mà còn có một nước Việt Nam trên biển nữa. Bảo vệ chủ quyền đất nước là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng, cần sự góp sức của tất cả chúng ta”.Hàng năm, các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương đều tổ chức các chuyến đi thăm và tặng quà nhằm mang hơi ấm đất liền cho các đơn vị lực lượng vũ trang, nhân dân huyện đảo Trường Sa.Có đến với Trường Sa mới cảm nhận được hết những tình cảm gắn bó và quân và dân nơi đảo xa dành cho đất liền. Những chiến sĩ mà chúng tôi tiếp xúc dù còn là những gương mặt non tơ mới vào đời lính hay những sĩ quan dạn dày sương gió đều chung một niềm tự hào được ngày đêm canh giữ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.Ai cũng như muốn nói: đất liền cứ yên tâm. Với sự tiếp sức và hỗ trợ của đất liền cán bộ, chiến sĩ Trường Sa bằng nhiệt huyết, tinh thần tự hào của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì chủ quyền biển đảo.
Tường Vi - Báo Tiền Phong
Tags:
Trường Sa
Comments[ 0 ]
Post a Comment