Trung Quốc phát hiện những người hàng xóm đang lo ngại
Saturday, December 14, 2013
Người nước ngoài đánh giá Trung Quốc là quốc gia "tự tin", "hiếu chiến" và "kiêu ngạo". Điều này đã được Hoàn cầu Thời báo phiên bản tiếng Anh (Global Times) phổ biến hôm thứ Ba sau khi tiến hành cuộc khảo sát về thái độ đối với Trung Quốc ở một loạt quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy những nỗ lực tuyên truyền bản chất phát triển hoà bình của đất nước vẫn chưa thu kết quả nào đáng kể. Theo Global Times, chỉ có 13% số người được hỏi nói về Trung Quốc như một "quốc gia yêu chuộng hòa bình". Trong khi khoảng 30 phần trăm ý kiến gọi Trung Quốc là quốc gia "hiếu chiến". Gần một phần ba nói Trung Quốc "rất phức tạp".
Có đến 60 phần trăm câu trả lời xác nhận Trung Quốc hiện nay là một cường quốc thế giới. Theo họ, yếu tố chủ yếu để đi tới kết luận như vậy chính là "sức mạnh kinh tế". Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùn vụt đã làm cho các nước có thái độ thận trọng với Trung Quốc, - chuyên gia Boris Shmelev, Học viện Ngoại giao Nga nhận xét. Ngoài ra theo ông còn hiện diện yếu tố tiềm lực quân sự, nhưng chủ yếu vẫn là kinh tế.
“Các nước láng giềng thiếu tin tưởng rõ rệt với Trung Quốc. Mối lo ngại lớn lên cùng với mức độ phát triển. Bản thân chương trình tăng trưởng của Trung Quốc, sự bành chướng kinh tế của Trung Quốc đã gây mất lòng tin, mối lo ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. Trung Quốc thúc đẩy ảnh hưởng bằng sức mạnh mềm, thông qua cho vay tín dụng, mở các chương trình hỗ trợ.”
Tuy nhiên, như các chuyên gia lưu ý, bản thân vốn đầu tư hào phóng không giải quyết được vấn đề mất lòng tin đối với Trung Quốc. Các sức mạnh kinh tế và quân sự đi cùng lập trường cứng rắn trong vấn đề lãnh thổ đang dựng lên hình ảnh một cường quốc không khoan nhượng bảo vệ lợi ích. Người nước ngoài đánh giá Trung Quốc bằng tính từ "khắt khe", "kiêu ngạo". Triệu chứng đáng báo động đối với ban lãnh đạo Trung Quốc là sự đánh giá thấp nhất được ghi nhận trong thái độ của người dân các nước láng giềng. Chỉ một phần tư cư dân nước hàng xóm bày tỏ thiện cảm với Trung Quốc.
Global Times đã trích dẫn lời chuyên gia Ấn Độ Swaran Singh, người tin rằng Trung Quốc nên thể hiện sự tế nhị hơn nữa trước các nước láng giềng. Theo ông Swaran Singh, không nên tạo lý do để người ta nghĩ rằng chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc là chủ nghĩa thực dân hiện đại thế kỷ XXI, nhằm mục tiêu thiết lập quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên láng giềng.
Kết quả cuộc điều tra chắc chắn sẽ trở thành đề tài phân tích nghiêm túc và có khả năng được đưa vào các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại.
Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment