Nhiều dấu hiệu cho thấy rằng trong năm 2013, cả Trung Quốc và Nhật Bản đang thúc đẩy các chiến lược để tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Trung Quốc như Campuchia, Myanmar, Lào, Mông Cổ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang cố gắng tìm kiếm những nước hết sức trung thành với mình, trong khi đó quốc gia đáng tin cậy nhất được coi là "thân Trung Quốc" lại là quốc gia không đáng tin cậy với Trung Quốc. Ngay cả Trung Quốc cũng cảm thấy "kinh khủng và không thể đoán trước được" đối với Bắc Triều Tiên, cũng như sự thay đổi chính trị ở Myanmar và Campuchia.
Những tưởng như khi quân đội Việt Nam "phát động xâm lược" Campuchia thì họ sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ nhân dân Campuchia, nhưng nhân dân Campuchia lại vẫy tay hồ hởi chào đón quân đội Việt Nam - báo Trung Quốc bình luận.
Trong những năm qua, rất ít có quốc gia nào như Campuchia trung thành với Trung Quốc, một số ý kiến còn gọi là "khu vực sân sau Trung Quốc". Trong tháng Sáu năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Phnom Penh, khi đó Campuchia giữ cương vị là nước Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã ngoan cố chống lại áp lực của Philippines, Việt Nam và làm chết non cuộc họp về Biển Đông.
Nhưng mọi thứ luôn luôn thay đổi. Trong tuần vừa qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo, Nhật Bản - những gì xảy ra tại đây đã cho thấy rằng Campuchia đang trải qua một sự thay đổi ngoại giao rộng lớn hơn.
Theo hãng tin Kyodo, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Campuchia Hun Sen đã chứng kiến lễ ký kết giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước về Bản ghi nhớ hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương. Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, ông Abe nói: "Chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực và quốc tế." Về phần mình, Thủ tướng Hun Sen bày tỏ ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản tổ chức hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng giữa Nhật Bản với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thủ tướng Shinzo Abe đã cam kết cung cấp một khoản vay mới trị giá 13,8 tỷ yên (khoảng 133,7 triệu USD) hỗ trợ 3 dự án phát triển hạ tầng tại Campuchia. Trong đó, 6,48 tỷ yen được phân bổ cho dự án cải thiện lưới điện cung cấp cho thủ đô Phnom Penh và phần còn lại sẽ hỗ trợ cho các dự án nâng cấp hệ thống tưới tiêu và một tuyến đường cao tốc nối Phnom Penh tới Thái Lan. Thủ tướng hai nước cũng nhất trí khởi động các cuộc tham vấn về một thỏa thuận hàng không nhằm mở đường xây dựng các đường bay trực tiếp, thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương
Rõ ràng, ASEAN đang là trọng tâm của Nhật Bản. Như vào tháng Mười năm nay, Thủ tướng Abe đã lấn lượt đi thăm tất cả 10 nước thành viên ASEAN. Hỗ trợ và tăng cường ảnh hưởng tại Indonesia, Philippines, Myanmar và Campuchia. Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, ông Abe đã có chuyến thăm Campuchia và cung cấp một khoản tiền đáng kể cho Campuchia, đồng thời ông cũng thúc đẩy cái gọi là "hoạt động hòa bình" và tìm cách tăng cường hợp tác an ninh với nhau.
Trước đây, Campuchia luôn thể hiện lòng kiên định với Trung Quốc để hướng về phía trước, nhưng bây giờ các nước đang cùng với Nhật Bản cùng hành động, điều đó càng làm cho mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc càng lớn hơn. Trong "toan tính" của ông Abe, dường như việc Nhật Bản quay trở lại Campuchia không chỉ là để "tái phân bổ quyền lực ở Đông Nam Á", mà còn tạo một vòm địa chính trị nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Có thể nhận thấy rằng, nếu Nhật Bản kéo Campuchia về phía mình từ tay Trung Quốc, thì ít nhất Nhật Bản sẽ có hai lợi ích: thứ nhất là những lợi ích đầu tư mà Trung Quốc đã đầu tư tại đây, thứ hai là làm giảm đáng kể sự phụ thuộc về cả chính trị lẫn kinh tế của Campuchia vào Trung Quốc.
Không thể phủ nhận một điều là Campuchia có vị trí địa chính trị quan trọng, do đó cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ mở rộng cuộc tranh giành ảnh hưởng của mình tại đây. Rõ ràng Campuchia sẽ trở thành chiến trường cạnh tranh lợi ích Trung - Nhật. Cuộc chiến này sẽ rất phức tạp, và phương pháp tiếp cận nào sẽ được đưa ra tiếp theo.
Tất nhiên, đây chỉ là cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa Trung Quốc và Nhật Bản và chỉ là một mô hình thu nhỏ. Trong cuộc chiến này, Nhật Bản không chỉ đặt ra mục tiêu là làm "đóng băng" mối quan hệ "đồng minh, thân thiện" giữa Campuchia và Trung Quốc mà còn cả quan hệ Myanmar, Lào với Trung Quốc." Nói cách khác, trong công cụ ngoại giao để kiềm chế Trung Quốc của Nhật Bản, thì Campuchia, Myanmar, Lào là một thành phần quan trọng.
Từ góc độ lịch sử, một số nước xung quanh Trung Quốc đã nhận được sự "ủng hộ của Trung Quốc", họ lại đang theo đuổi một chính sách đối ngoại rất thực tế. Như Việt Nam là một ví dụ. Trong những năm trước, Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam để chống Pháp và Mỹ, và họ đã thống nhất được Bắc Nam, nhưng sau đó họ đã "trở mặt" và cuối cùng là hai nước nổ ra chiến tranh. Bây giờ, Việt Nam và Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông nên vẫn còn rất nhiều vấn đề hóc búa cần giải quyết.
Luôn là như vậy, một quốc gia "thân Trung Quốc" như Miến Điện, vì sự cô lập và trừng phạt của phương Tây trong một thời gian dài. Nhưng trong năm 2011, Miến Điện bất ngờ về với phương Tây cải thiện quan hệ và cũng như đám đông kia "tìm thịt và khoai tây".
Trong hai năm qua, các cường quốc trên thế giới đã lần lượt cho Myanmar nếm thử rất nhiều vị ngọt. Bây giờ cả Nhật Bản cũng tham gia "trò chơi" này. Tuy nhiên, cái gọi là "cuộc chơi quyền lực" sẽ phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng, nó còn bị chi phối bởi cả các yếu tố lịch sử chồng chéo lên nhau, và ma trận quyền lực quốc gia.
Tuy nhiên, sự tiến triển của tình hình khu vực sẽ không như người Nhật mong muốn. Mặc dù trong những năm gần đây, giữa Trung Quốc và Campuchia, Myanmar không có xu hướng mối quan hệ có sự phức tạp thêm, nhưng điều đó không có nghĩa là những quốc gia "thân Trung Quốc" này lại nuốt phải miếng mồi của Nhật Bản. Hơn nữa, các quốc gia nhỏ này nếu làm phật lòng Trung Quốc thì sẽ nhận lại những rủi ro rất lớn, không chỉ bị trừng phạt bằng kinh tế mà còn nhiều vấn đề khác, và họ sẽ chỉ chuốc lấy thiệt thòi.
Khâu Lâm thuộc Học viện Truyền thông Trung Quốc
Tin Tức Hàng Ngày
Comments[ 0 ]
Post a Comment