Tân Hoa Xã - Việt Nam bắt tay với Hoa Kỳ đối phó Trung Quốc
Wednesday, December 25, 2013
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, cả Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đều nhấn mạnh cam kết rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đưa mối quan hệ song phương vào một giai đoạn mới, thiết lập các cơ chế hợp tác trên tất cả các mặt như chính trị và ngoại giao, thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, khắc phục hậu quả chiến tranh, an ninh quốc phòng, vv.
Nếu hai nước Mỹ - Việt Nam chỉ nhằm củng cố mối quan hệ song phương thì Bắc Kinh đương nhiên không có lý do gì để phản đối, nhưng những động thái trên rõ ràng là hành động nhằm chống lại Trung Quốc.
Thứ nhất, Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông và đánh giá cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp nhằm phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ và các quốc gia khác cùng hỗ trợ những động thái như vậy để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Á, cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Hành động này một trăm phần trăm là nhằm đưa các lực lượng của Mỹ để tạo đối trọng với Trung Quốc.
Thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác quốc phòng. Về vấn đề này, Trung Quốc không thể chấp nhận việc Hoa Kỳ trở lại vịnh Cam Ranh, hay thuê căn cứ Việt Nam ? Nhưng trước tiên họ cần phải giải quyết vấn đề căn cứ Subic tại Philippines, và vì căn cứ này có những hạn chế và khoảng cách địa lý không thuận lợi. Nếu Hoa Kỳ thực sự trở lại vịnh Cam Ranh, thì đây là sự mỉa mai lớn của lịch sử. Trong quá khứ, quân đội Mỹ đã đóng quân ở Vịnh Cam Ranh để ném bom Hà Nội, Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam để bảo vệ Hà Nội bằng việc gửi quân và cung cấp pháo, và bây giờ câu hỏi đặt ra là Việt Nam cho Mỹ thuê Cam Ranh để đối phó Trung Quốc
Thứ ba, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng cam kết thúc đẩy đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm kết thúc . Như chúng ta đều biết, TPP là một chân của chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á, một chân là kinh tế, và một chân quan trọng hơn là lực lượng quân sự. Các tàu chiến mà Hoa Kỳ chuyển giao cho khu vực châu Á -Thái Bình Dương có một tác dụng là răn đe, chứ không nhằm để chiến đấu. Mỹ đã nhanh chóng chỉnh sửa những sai lầm trong thời kỳ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, điều chỉnh chính sách tái cân bằng và nhấn mạnh vào yếu tố cạnh tranh với nền kinh tế Trung Quốc và TPP là một vũ khí chính. Mặc dù trước khi ông Abe lên nắm quyền ông đã phản đối Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán TPP, nhưng sau khi ông Abe lên nắm chính quyền cùng với áp lực mạnh mẽ của Tổng thống Obama, Nhật Bản cũng đã cam kết tham gia các cuộc đàm phán TPP. Trên thực tế với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, họ đủ điều kiện để tham gia TPP.
Tân Hoa Xã
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment