Đài radar thụ động Moscow-1 có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay, tên lửa ở cách xa 400km, miễn nhiễm hoàn toàn với tên lửa diệt radar của đối phương.
Mô hình đài trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển Moscow-1.
Theo tờ Izvestia, Quân đội Nga đã nhận được hệ thống radar thụ động nhìn xa gấp 2,5 lần thế hệ trước. Bộ Quốc phòng đã đưa vào trang bị đài trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển Moscow-1. Hệ thống này quét không gian và khi phát hiện trang bị kỹ thuật có các phần tử vô tuyến điện tử của đối phương, sẽ chuyển tin có được cho các phương tiện tác chiến điện tử (REB), phòng không (PVO) và không quân (VVS) để vô hiệu hóa mục tiêu. Khác với các radar thông thường, Moscow-1 làm việc ở chế độ thụ động - nó chặn thu các tín hiệu phát xạ của chính mục tiêu, còn bản thân radar sẽ không bị đối phương phát hiện.
Moscow-1 do Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử (KRET) - công ty con của tập đoàn Rostekh (Công nghệ Nga) chế tạo. Vụ trưởng Vụ đặt hàng quốc phòng của KRET Vladimir Mikheev cho báo biết, đài radar thụ động này có thể phát hiện phát xạ của máy bay và tên lửa hành trình từ hơn 400km, xác định loại mục tiêu và mức độ nguy cơ.
Mikheev giải thích: “Ví dụ, tên lửa hành trình khi bay nó phát đi 5-6 tín hiệu một lúc gồm: duy trì liên lạc vô tuyến điện với đài điều khiển nó; quét địa hình bằng máy đo độ cao vô tuyến điện; liên lạc với các hệ thống dẫn đường vệ tinh, ví dụ GPS; ở hành trình cuối cùng dùng thiết bị xác định mục tiêu. Và đài của chúng tôi ghi nhận mỗi giai đoạn hoạt động này, giải mã và cung cấp tin tức cho chỉ huy ra quyết định - tiêu diệt mục tiêu hay cho nó bay tiếp nếu nó không đe dọa gì”.
Ông này nói thêm, là cơ sở dữ liệu của Moscow-1 có số lượng lớn các mục tiêu, kể cả của nước ngoài. Cơ sở dữ liệu này thường xuyên được cập nhật trên cơ sở tin tức tình báo và các đơn vị của Bộ Quốc phòng. Nếu mục tiêu bị phát hiện chưa có trong danh mục thì nó sẽ hiện trên màn hình của các trắc thủ với ánh sáng đặc biệt.
Mikheev chỉ rõ: “Ngay khi xuất hiện tin về một sản phẩm mới hoặc radar thu được mục tiêu chưa được định dạng, các chuyên gia của chúng tôi sẽ vào cuộc. Chúng tôi sẽ nhận được dữ liệu về loại vũ khí mới - nó sẽ làm việc trong dải tần phát xạ nào, “định dạng” vô tuyến điện từ của nó ra sao và sẽ đưa các dữ liệu này vào hệ thống”.
Moscow 1 có thể phát hiện tên lửa hành trình cách xa 400km, đặc biệt nó miễn nhiễm hoàn toàn với vũ khí chống radar của đối phương.
Quá trình điều khiển tổ hợp có “1-0-2” này này giống như chiến lược máy tính. Tình hình không phận được hiển thị trên một số màn hình, mỗi cái trong đó có thể nhận chế độ hiển thị khác nhau. Trắc thủ lựa chọn phương tiện đánh trả trên máy tính bảng chuyên dụng và chỉ thị mục tiêu cần tiêu diệt. Mọi việc còn lại hệ thống tự thực hiện.
Giá của tổ hợp không được công khai, vì các cuộc thương lượng về việc mua nó đang được tiến hành với các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Theo tin của báo Izvesstia, hệ thống có thể có giá từ 300 triệu đến 1 tỷ Rub phụ thuộc vào cấu hình.
Chuyên gia quân sự, tác giả sách giáo khoa về vô tuyến điện tử Valeri Nikolaev giải thích, đài trinh sát vô tuyến điện tử thế hệ trước Avtobaza phát hiện phần lớn mục tiêu ở cự li 120-150km.
Chuyên gia này giải thích: “Cự li phát hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ cao của mục tiêu, loại mục tiêu… Với cùng điều kiện, Moscow-1 phát hiện mục tiêu ở cự li xa gấp 2,5 lần so với Avtobaza. Đây là thành tựu đáng kể”.
Trắc thủ tác chiến điện tử làm việc.
Theo Mikheev, phần linh kiện chủ yếu của Moscow-1 là do Nga sản xuất, tuy nhiên khoảng 2% là mua của Ukraine và Belarus. Đồng thời toàn bộ các linh kiện nhập khẩu được cơ quan tiếp nhận quân sự Nga cấp phép.
Mikheev giải thích: “Đó là diot dải siêu cao tần SVCh, tranzistor, vi mạch. Chúng không phải là không thể thay thế để đài hoạt động, nhưng mua thì rẻ hơn là tự lo sản xuất ở Nga”.
Theo Nikolaev, việc dùng linh kiện vô tuyến điện của nước ngoài là biện pháp bắt buộc mà trong tương lai phải bỏ.
Nikolaev giải thích: “Không thể để tái diễn tình thế mà Nam Tư đã gặp phải. Các tổ hợp phòng không Roland của Đức mà Nam Tư mua đã không hoạt động trong thời gian NATO tiến hành chiến dịch chống nước này. Chúng đã bị đánh hỏng từ xa nhờ các linh kiện đã được lắp đặt từ trước trong thiết bị điện tử. Chúng ta, đương nhiên, mua linh kiện điện tử ở các nước không phải đối thủ tiềm tàng của mình, nhưng dẫu sao thay hàng nhập khẩu vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng”.
Ông này nhấn mạnh, là đài trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển tác chiến điện tử cần thiết sống còn cho quân đội trong điều kiện chiến tranh kỹ thuật số, khi tốc độ cập nhật thông tin vượt quá khả năng con người rất nhiều.
Nguyễn Vũ - KienThuc.net.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment