An ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Đã đến lúc chuyển từ lời nói đến hành động
Saturday, December 21, 2013
Trong năm sắp qua tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xấu đi. Bắc Triều Tiên đã thực hiện các đợt phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân. Ở vùng biển và không phận trên các đảo tranh chấp đã ghi nhận hành động phô trương sức mạnh. Tất cả các hành động đó làm mọi người hiều rõ sự cần thiết phải thành lập hệ thống an ninh hiệu quả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhiều chuyên gia và chính trị gia cho rằng, việc thành lập hệ thống an ninh ở khu vực châu Á-TND là nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều so với châu Âu. Tình hình trong khu vực là phức tạp hơn bởi vì ở châu Á-Thái Bình Dương có nhiều cầu thủ có quyền lợi khác nhau. Một số quốc gia đề xuất sáng kiến thành lập hệ thống an ninh tập thể trong khu vực, nhưng, các sáng kiến đó không gây ra sự quan tâm lớn. Bây giờ tình hình bắt đầu thay đổi. Chuyên viên Georgy Toloraya, điều phối viên của Ủy ban Quốc gia Nga trong Hội đồng an ninh Châu Á -Thái Bình Dương nói: “Đã ghi nhận những dấu hiệu theo hướng hệ thống hóa kiến trúc an ninh khu vực. Trong khi sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng, khi phải đối mặt với những mâu thuẫn đang gia tăng trong khu vực, các nước châu Á - Thái Bình Dương nhận thức được rằng, cần phải có không chỉ diễn đàn để thảo luận về các vấn đề, mà một cơ chế rõ ràng để ngăn chặn các cuộc xung đột, để diễn biến sự kiện không phát triển theo kịch bản không mong muốn”.
Về mặt này nên chú ý đến sáng kiến rất hợp thời của Nga về việc ký kết một hiệp ước về an ninh tập thể ở châu Á - Thái Bình Dương. Đề xuất này phát triển sáng kiến năm 2010 của Nga và Trung Quốc và sáng kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov được nói lên tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Phnom Penh vào năm 2012. Chuyên viên Georgy Toloraya nói tiếp: “Trong các đề xuất của Nga nói rõ về mục tiêu quan trọng nhất - tiến theo con đường thành lập bản đồ lộ trình và kế hoạch hành động để ký kết hiệp ước ràng buộc pháp lý về an ninh tập thể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trên thực tế, đề xuất này trùng hợp với sáng kiến tương tự của Indonesia về việc ký kết hiệp ước an ninh trong khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương. Nga đang tích cực thúc đẩy ý tưởng này, tổ chức các cuộc tham vấn về nội dung này ở cấp độ chính thức cũng như trong qúa trình trao đổi học thuật”.
Một trong những hành động theo hướng này đã được tổ chức ngày hôm qua tại Matxcơva. Đây là phiên họp về hợp tác an ninh của Ủy ban Quốc gia Nga trong Hội đồng Châu Á -Thái Bình Dương. Các chuyên gia đã thảo luận các đề xuất về cách di chuyển đến mục tiêu được chỉ định. Ví dụ, về việc phân rõ những diễn đàn để thảo luận vấn đề an ninh. Chuyên viên Georgy Toloraya nói: “Chúng tôi có một kênh tốt để tham vấn với các đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Họ giữ những lập trường khác nhau. Tất nhiên, có những đối tác khá phức tạp, nhưng, các cuộc tham vấn giúp chúng tôi hiểu rõ phải làm thế nào để xây dựng kiến trúc an ninh tập thể. Sáng kiến của Nga nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia - ngay cả các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như Úc. Nga muốn để trong khu vực này hình thành hệ thống phân cấp rõ ràng: tại các hội nghị thượng đỉnh sẽ thảo ra quan điểm chung về nội dung này. Diễn đàn an ninh khu vực châu Á ở cấp bộ trưởng sẽ xem xét các vấn đề an ninh. Còn diễn đàn của các bộ trưởng quốc phòng sẽ tập trung vào các vấn đề quân sự và quốc phòng. Và APEC - các vấn đề hợp tác kinh tế. Bằng cách này sẽ loại bỏ sự trùng lặp của nhiều tổ chức trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, và giúp vững bước tiến tới các mục tiêu được chỉ định”.
Khác với các đề xuất trước, sáng kiến mới của Nga giới thiệu với các nước châu Á -Thái Bình Dương “bản đồ lộ trình” thảo ra hiệp ước bắt buộc về mặt pháp lý, chứ không phải một văn kiện chuẩn bị sẵn có thể được chấp nhận hoặc từ chối. Trong qúa trình thảo luận “bản đồ lộ trình” sẽ chú ý đến những quan điểm và ý muốn của tất cả các thành viên của thỏa thuận tương lai.
Các đại biểu tham gia cuộc họp ở Matxcơva khẳng định rằng, hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều ủng hộ sáng kiến của Nga và Indonesia. Điều quan trọng là Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ ý tưởng thành lập hệ thống an ninh tập thể trong khu vực và sẵn sàng tham gia hệ thống này. Hiện nay, Hoa Kỳ là trường hợp ngoại lệ duy nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cùng với thời gian, trong khi các mâu thuẫn và sự căng thẳng đang gia tăng trong khu vực, cuối cùng Mỹ cũng sẽ ủng hộ ý tưởng thành lập hệ thống an ninh tập thể ở Châu Á - Thái Bình Dương. Điều quan trọng nhất, cần phải thông qua quyết định này khi vẫn chưa muộn.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment