Trung Quốc đưa Su-35 tới Biển Đông?
Saturday, December 7, 2013
Nga dự đoán Trung Quốc sẽ đưa Su-35 tới Biển Đông
Các chuyên gia Nga cho rằng Trung Quốc có thể sẽ triển khai tiêm kích đa năng tối tân Su-35 tới khu vực Biển Đông thay vì Hoa Đông. Bởi theo các chuyên gia này, tại khu vực không phận Hoa Đông, Su-35 không thể phát huy hết ưu thế. Ưu thế bay xa của Su-35 sẽ phát huy tác dụng thực sự tại Biển Đông, thiết lập mạng phòng thủ trên không phía trước đảo Hải Nam, thực hiện cuộc tuần tra mà không cần tiếp nhiên liệu trên Biển Đông trong thời gian dài.Tạp chí nhà ngoại giao của Nhật Bản dẫn lời một quan chức cấp cao công ty xuất khẩu Nga cho hay, Nga sẽ ký hợp đồng bán máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 cho Trung Quốc vào năm 2014. Nếu thương vụ Su-35 được thực hiện, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với những tranh chấp trên Biển Đông. Su-35 sẽ góp phần nâng cao thực lực của Trung Quốc để đối phó với những xung đột có thể xảy ra trong tương lai.Su-35 có sức chiến đấu rất mạnh, tầm bay rất xa, lượng nhiên liệu mang theo lớn, có thể đảm bảo việc tuần tra tầm xa của Không quân Trung Quốc trong thời gian dài tại khu vực tranh chấp, gây sức ép lên các nước khác tại Biển Đông, giống như Trung Quốc gây áp lực lên Nhật Bản tại khu vực tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkuku.Hiện nay vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ sử dụng Su-35 tại khu vực nào và trang bị cho không quân hay là không quân hải quân. Báo Nga nhận định: “Sau khi Trung Quốc có được Su-35, cộng với các máy bay chiến đấu tầm gần, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, tên lửa đạn đạo tầm xa và tên lửa hành trình hiện có, một khi xảy ra xung đột với nước láng giềng, hoàn toàn có thể thiết lập hệ thống phòng thủ chiều sâu theo bậc thang để ngăn chặn đối phương”, báo Nga nhận định.Indonesia không muốn Đông Nam Á căng thẳng vì ADIZPhát biểu sau cuộc gặp ngày 5/12 với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đang ở thăm Indonesia, Ngoại trưởng nước chủ nhà Marty Natalegawa cho biết nước này không muốn chứng kiến những căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông - động thái làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia
Khi được đề nghị bình luận về hành động trên của Trung Quốc, Ngoại trưởng Natalegawa nói rằng ông không muốn đề cập cụ thể đến ADIZ của Trung Quốc, song cũng như các quốc gia khác, Indonesia quan tâm đến việc bảo đảm không có sự căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh “tất cả mọi việc phải được giải quyết thông qua đối thoại”.Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu thăm Hàn QuốcNgày 5/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Seoul, bắt đầu thăm Hàn Quốc ba ngày. Đây là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba quốc gia châu Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc của ông Biden.Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Biden sẽ hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Park Geun-hye về một loạt vấn đề, nổi bật là việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, chồng lấn ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Hàn Quốc
Ông Biden cũng có kế hoạch gặp Thủ tướng chủ nhà Chung Hong-won trong ngày 6/12 và có bài phát biểu quan trọng tại Đại học Seoul về chính sách hướng tới châu Á của Mỹ và quan hệ Washington-Seoul. Ngày 7/12, Phó Tổng thống Mỹ sẽ đến khu vực phi quân sự nằm giữa hai miền Triều Tiên.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai Young cho biết sau khi tham vấn ông Biden, Hàn Quốc sẽ thông báo quyết định liệu có mở rộng hay không ADIZ của nước này.
Theo VTC NEWS
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment