Vì sao Việt Nam đề nghị mua tên lửa BrahMos ?
Saturday, December 7, 2013
Theo báo điện tử "Người đưa tin, tin tức Quân đội Nga" ngày 06 tháng 12 cho biết, trong chuyến thăm Ấn Độ vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phái đoàn, phía Việt Nam đã chính thức đưa ra lời đề nghị phía Ấn Độ bán cho Việt Nam hệ thống tên lửa diệt tàu "BrahMos".
Tên lửa X-35 (Uran E)
Những tin tức về việc có khả năng Ấn Độ sẽ cung cấp hệ thống tên lửa "BrahMos" cho Việt Nam đã được dấy lên trong vài năm nay. Theo một nguồn tin từ các quan chức Ấn Độ cho biết, công ty xuất khẩu vũ khí Ấn Độ có ý định bán hệ thống tên lửa "BrahMos", và đã bắt đầu tìm kiếm các khách hàng nước ngoài, các nước như Malaysia và Indonesia đã bày tỏ sự quan tâm đến loại vũ khí mới này. Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng quyết định muốn mua "BrahMos"của Việt Nam có những lý do phía sau, và một lý do quan trọng cho động thái này của Việt Nam có thể là chương trình hợp tác cải tiến và phát triển chung loại tên lửa X-35 giữa Nga và Việt Nam vẫn chưa có được những tiến bộ đáng kể. Cần lưu ý rằng trong tháng 10 năm 2010, Nga và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận liên chính phủ về việc cùng phát triển chung hệ thống tên lửa X-35EV (tên lửa Thiên Vương Tinh).
Ngoài ra, các nguồn tin phía Ấn Độ cũng tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã đề nghị phía Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam hơn nữa trong việc huấn luyện chuyển loại phi công lái máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30 cũng như giúp đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm diesel - điện Lớp Kilo 636 mà phía Việt Nam sắp tiếp nhận từ Nga, phía Ấn Độ cũng đã đồng ý yêu cầu của Việt Nam.
Theo phân tích của các phương tiện truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua có hai mục tiêu, thứ nhất là nhằm giảm sự quá phụ thuộc của Việt Nam vào các trang thiết bị và công nghệ quốc phòng của Nga, thứ hai là nhằm mở rộng hợp tác quốc phòng với các nước khác để phát triển sức mạnh quân sự của mình.
Tên lửa Kh-35 (Х-35) ( mã số nhà máy 3М24) được chế tạo để tiêu diệt các tàu đổ bộ các chiến hạm mặt nước, các tàu vận tải trong biên chế của các chiến đoàn chủ lực hoặc các tàu chiến đấu đơn lẻ có lượng giãn nước đến 5000 tấn, tên lửa có cấu trúc thiết kế tương tự như tên lửa chống tầu AGM-84 "Harpoon" của Mỹ.
Chương trình phát triển tổ hợp tên lửa chống tầu Uran với tên lửa hành trình Kh-35 được sử dụng để lắp đặt trên các các chiến hạm có lượng giãn nước trung bình và nhỏ, các tầu tuần tiễu phóng tên lửa được thực hiện theo Chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết và Ủy ban trung ương Đảng công sản Liên xô ngày 16 tháng 4 năm 1984. Nhà sản xuất chính: Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm Zvezda ( hiện nay đang trực thuộc tập đoàn chế tạo " Vũ khí tên lửa chiến thuật”. Chỉ huy trưởng thiết kế, tổng công trình sư G.I.Khokholov.
Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện thời tiết chiến trường phức tạp, trong điều kiện nhiễu cao độ và hỏa lực chống trả dữ dội của đối phương. Tên lửa có thể sử dụng phóng một đạn hoặc phóng theo loạt đạn vào một hoặc nhiều mục tiêu.
Trong giai đoạn ngày nay, tập đoàn "Tactical missiles” giới thiệu tên lửa nâng cấp và cải tiến Kh-35UE, lắp đặt cho các tổ hợp vũ khí đã nêu với các tính năng kỹ chiến thuật cao gấp hai lần so với các thông số ban đầu ( tầm bắn từ 120 km lên đến 260 km). Ở phương Tây, tên lửa được mang mã hiệu AS-X-20 Harpoonsky .
Lần đầu tiên Kh-35 được giới thiệu vào năm 1992 tại triển lãm hàng không "Mosaeroshow-92" ở Moscow. Tên lửa lắp đặt trên các chiến hạm được xuất khẩu sang Ấn độ và Việt Nam.
Những đặc điểm ưu thế của tên lửa Kh-35 là:
- Trần bay của tên lửa đảm bảo quỹ đạo của Kh-35 rất khó phát hiện khi tấn công chiến hạm đối phương, từ đó làm cho nó khó bị phát hiện và bắn hạ bằng các phương tiện phòng không, bao gồm cả phòng không tầm thấp;
- Kích thước nhỏ của tên lửa làm giảm độ phản xạ hiệu dụng của tên lửa trên màn hình radar;
- Có thể mang được một cơ số đạn đáng kể trên một phương tiện mang (8-16 tên lửa) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc;
- Có thể bắn loạt với giãn cách là 3s, cho phép tăng cường khả năng tiêu diệt tầu của đối phương.;
- Tổng hợp hệ thống điều khiển tên lửa (đạo hàng quán tính + radar dẫn đạn chủ động) cho phép giảm khả năng phát hiện tên lửa ở giai đoạn phóng đạn, tăng cường độ ổn định khi chiến đấu;
- Có khả năng tiêu diệt nhiều loại tầu cùng một lúc tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu tên lửa……. với lượng giãn nước nhỏ đến 5000 tấn.;
- Lắp đặt tên lửa Kh-35 từ nhà máy chế tạo vào thùng phóng đóng kín cho phép thay thế và bổ xung tên lửa nhanh chóng ở căn cứ;
- Sử dụng hệ thống điều khiển, xử lý thông tin và hiển thị thông tin cho phép tấn công và tiêu diệt hiệu quả các chiến hạm của đối phương.;
- Cho phép cải tiến tên lửa và nâng cấp không giới hạn, ví dụ có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa.
Đồng thời, do hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa Kh-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tầu, thuyền trở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn. Từ đó, tăng cường năng lực phòng thủ của các nước có công nghiệp quốc phòng phát triển thấp, và gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng tấn công tiêu chuẩn.
Những điểm yếu của Kh-35 có thể kể đến là:
- Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, buộc các phương tiện bay mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương;
- Tốc độ bay của tên lửa tương đối thấp, do đó khả năng bị hỏa lực phòng không của tầu đối phương đánh chặn tương đối.
- Hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền.
Trịnh Thái Bằng.Tech.edu - QuocPhongAnNinh.edu.vn
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment