Nên chú trọng vừa phải đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay và không nên phạm sai lầm với cách chính sách của Nga ở Đông Nam Á. Chính sách của Nga ở Đông Nam Á thường không bị chú ý nhiều. Nhưng chính tại nơi đây họ đã tiết lộ các họa tiết quan trọng và chủ đề tổng quát trong chính sách đối ngoại của Nga và các phản ứng của Nga đối với một với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, cũng như xu hướng an ninh của khu vực châu Á.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm Việt Nam ngày 13/11/2013
Cần xem xét kỹ lưỡng những tiết lộ về chính sách của Nga ở châu Á. Đặc biệt là họ đã chứng minh sự độc lập trong đường lối và tính linh hoạt của các chiến thuật cũng như sự phụ thuộc vào các thói quen của họ như về năng lượng và buôn bán vũ khí cho khu vực có nguy cơ xung đột này, và từ đó họ nâng cao được vai trò vị trí của mình trong chương trình nghị sự an ninh khu vực. Hơn nữa, Nga cũng chứng minh rằng họ đang theo đuổi các chiến lược khác, Nga đang theo đuổi cái có thể gọi là một chiến lược phòng ngừa rủi ro đối với Trung Quốc tại châu Á. Một mặt Nga hỗ trợ Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và ở mặt khác Nga đang kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á.
Tầm quan trọng của Đông Nam Á ngày càng gia tăng khi Nga chuyển trọng tâm sang châu Á. Là một phần trong chiến lược đó, Moskva gần đây đã tuyên bố ý định của họ về việc đang thực hiện các cuộc đàm phán để có sự hiện diện quân sự tại các căn cứ hải quân ở Seychelles và Singapore. Đây là lần đầu tiên họ thể hiện những nỗ lực này một cách công khai sau nguyện vọng muốn trở lại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Không ngạc nhiên rằng, những động thái đó sẽ không nhận được sự chào đón của Trung Quốc và Trung Quốc có thể xem đây như là một động thái, phản ứng của Nga (cùng với việc Moskva tái lập quan hệ song phương với Nhật Bản) khi Tập Cận Bình kêu gọi Nga cùng tham gia với Trung Quốc "trong việc đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương." Nói cách khác, ngay cả khi Nga bắt tay hợp tác với Trung Quốc nhằm chống lại sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ, và nhằm để duy trì các lợi ích và các giá trị khác trên toàn cầu và trong các khu vực cùng Trung Quốc như vấn đề Syria, thì Nga vẫn đang theo đuổi đường lối chính trị độc lập ở châu Á. Moskva đã chấp nhận đề nghị của Tập Cận Bình, và Nga sẽ được thừa nhận rằng mình đã trở thành một "người anh em" của Trung Quốc ở châu Á, một vai trò mà Nga sẽ tạm thời chấp nhận.
Do đó, Moskva đang đi những "nước cờ" đến Đông Nam Á để chứng minh sự độc lập thật sự của mình và với tình trạng sức mạnh tuyệt vời. Trong khi những thuộc tính thường thấy của Nga tại châu Á đang gây ra sự tranh cãi, thì không có sự nghi ngờ nào đối với việc Việt Nam đã hoàn toàn chấp nhận Nga như một đồng minh cùng với các nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc, ngay cả khi Việt Nam tiếp tục sử dụng các phương cách riêng của mình để theo đuổi một giải pháp ngoại giao trong các vấn đề nổi bật với Trung Quốc. Trên thực tế, quan hệ đối tác của Việt Nam với Moskva và Washington là nhằm tăng cường các khả năng để Hà Nội phản kháng lại với Bắc Kinh, từ đó cho phép Hà Nội có thể theo đuổi cả khả năng quân sự cũng như tăng cường kinh tế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng ngoại giao. Như vậy, mặc dù quan hệ Trung-Nga bị gán cho cái mác tình bạn sâu sắc (ít nhất là so với Mỹ), nhưng trên thực tế Nga đã và đang âm thầm cũng như công khai chống lại sự xâm phạm của Trung Quốc đối với Đông Nam Á và Nga đang xây dựng một mối quan hệ quân sự-chính trị sâu sắc hơn nữa với Việt Nam.
Bắc Kinh đã nhiều lần yêu cầu Moskva chấm dứt thăm dò khai thác năng lượng trên Biển Đông nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền, nơi mà lợi ích của Nga rõ ràng đang được tăng cường ở Đông Nam Á. Trong năm 2012, Nga đã công bố dự định quay lại căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh, là một bước có thể kết nối với các dự án năng lượng chung Nga-Việt ngoài khơi bờ biển Việt Nam, và cũng là một phương cách để thách thức Trung Quốc trên Biển Đông. Gazprom cũng đã ký một thỏa thuận cho phép họ thăm dò khai thác tại hai lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông, khu vực được dự đoán là chứa khoảng 1,9 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và hơn 25 triệu tấn băng cháy. Bắc Kinh đã đưa ra nhiều lời cảnh báo yêu cầu Moskva rời khỏi khu vực, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ nhận được sự im lặng, có lẽ là để tránh làm mất lòng Trung Quốc, và Moskva vẫn giữ nguyên vị trí. Nga sau đó đã tăng hỗ trợ cho Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến việc thăm dò năng lượng trên Biển Đông và có lẽ điều đáng sợ hơn đối với Trung Quốc đó là mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Nga và các hợp đồng cung cấp vũ khí.
Việt Nam, với mục tiêu rõ ràng là để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc, và họ đã trở thành một khách hàng lớn của các trang thiết bị vũ khí Nga, và chủ yếu là tàu ngầm và máy bay. Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược" từ năm 2001 và họ nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Trao đổi thương mại song phương cũng như văn hóa - khoa học đang phát triển, và Nga đứng thứ 18 trong số 101 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất công nghiệp (đặc biệt là năng lượng). Ngoài ra, Nga đang giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Các hình thức hợp tác nổi bật nhất là kết quả của sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gọi Nga là "đối tác quân sự chiến lược chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự." Ngoài mối quan tâm của Nga ở vịnh Cam Ranh, Nga đang giúp Việt Nam xây dựng một căn cứ tàu ngầm và xưởng sửa chữa và đóng tàu tại Cam Ranh, nơi có thể trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu chiến các nước trên thế giới. Giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm để chứa các tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua của Nga, nhằm để bảo vệ lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông. Gần đây, hai bên đã bắt đầu thảo luận về việc sẽ cho phép tàu chiến Nga thường xuyên gé cảng Việt Nam để duy tu bảo dưỡng cũng như giúp các thủy thủ nghỉ ngơi thư giãn, mặc dù vịnh Cam Ranh sẽ không trở thành một căn cứ của Nga.
Việt Nam và Nga đã công bố đợt đơn hàng thứ ba với số lượng là 12 chiếc máy bay chiến đấu đa năng có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, bộ và trên không. Việt Nam cũng đã đặt hàng mua mới 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka (Lớp Kilo theo NATO), đây là một đợt hiện đại hóa nhằm bổ sung khả năng chống ngầm, tàu nổi, tuần tra trinh sát ở vùng biển nước nông như Biển Đông. Những thương vụ mua sắm trang thiết bị vũ khí trong nỗ lực hiện đại hóa nền quốc phòng Việt Nam là nhằm để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa ảnh hưởng đến lợi ích năng lượng ở ngoài khơi, bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, và ngăn chặn các hành động gây hấn và lấn chiếm của Trung Quốc. Ở một khía cạnh khác, đây được coi như chương trình hiện đại hóa quốc phòng của các quốc gia Đông Nam Á nhằm "để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa mới.
Có lẽ khía cạnh nổi bật nhất là số lượng các đơn hàng vũ khí trong thời gian gần đây và các cuộc đàm phán giữa hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Nga là những gì mà Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn trong một dự thảo hiệp ước hợp tác quốc phòng được chính thức hóa giữa hai chính phủ Việt - Nga. Chính Medvedev đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga cho phép lên kế hoạch thảo luận về hiệp định hợp tác với chính phủ Việt Nam và ủy quyền cho Bộ Quốc phòng Nga được phép ký hợp đồng đại diện cho nước Nga. Hiệp định dự kiến sẽ quy định việc trao đổi ý kiến và các thông tin, các biện pháp xây dựng hợp tác và lòng tin cũng như nhằm tăng cường môi trường an ninh quốc tế và đảm bảo cho các hoạt động có hiệu quả hơn nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố và cấm phổ biến vũ khí tốt hơn. Và, tất nhiên, hai bên luôn khẳng định mối quan hệ song phương này không nhắm vào một nước thứ ba.
Tuy nhiên, điều rõ ràng có thể nhận thấy trong mối quan hệ này nhất là các đơn hàng vũ khí gần đây là nhắm vào mục đích để chống lại mưu đồ nham hiểm và các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Đáng chú ý là hầu hết các tiết lộ lại từ phía Việt Nam về các hợp đồng trang thiết bị vũ khí, rõ ràng họ có lý do để thông báo công khai cho Trung Quốc thấy về khả năng tập trung về cả chính trị lẫn quân sự để phản kháng lại những tuyên bố và hành động của Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam không chỉ nhận được sự hỗ trợ hưởng ứng mạnh mẽ của Mỹ, Nga, và cả sự hỗ trợ về ngoại giao và quân sự của Ấn Độ, họ được phép mua vũ khí từ Nga, Thụy Điển và Israel, và một số nước khác. Có thể thấy, để tăng cường khả năng của hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát (C4ISR) của mình, Việt Nam cũng đã đầu tư mua sắm các hệ thống C4ISR của nước ngoài và các máy bay không người lái Aerial Vehicles (UAV)...
Những nỗ lực của Việt Nam là nhằm để thêu dệt nêm một loạt các mối quan hệ đối tác nhằm đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, và có lẽ điều đó không đáng để ngạc nhiên. Nhưng những dộng thái của Nga rõ ràng là gây cho Trung Quốc sự ngạc nhiên và thậm chí là mất tinh thần. Có lẽ Trung Quốc không nên ngạc nhiên vì những chính sách rõ ràng như vậy là một phần của tổng thể của chiến lược "trọng tâm châu Á" của Moskva và trên thực tế trước đó đã có chiến lược "tái cân bằng" châu Á của Mỹ, và mục đích là tiếp thêm sinh lực cho vị thế kinh tế-quân sự-chính trị của Moskva như một cường quốc độc lập đúng nghĩa ở châu Á. Trên thực tế, động thái của Nga ở Thái Bình Dương rõ ràng đã được Edward Luttwak nhận xét rằng "đó là tính logic của chiến lược", chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc các nước láng giềng và các quốc gia châu Á khác, trong đó có Nga sẽ tìm các cách thức mới để hợp tác với nhau nhằm đối phó với các chính sách của Bắc Kinh. Tuy nhiên, rõ ràng là Trung Quốc không hài lòng với chính sách trên của điện Kremlin. Trong năm 2012, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã gọi Nga là "bất chính" và cảnh báo Nga rằng hay rút lui... Trung Quốc cũng tố cáo Nga vào thời điểm Nga tìm cách trở lại vịnh Cam Ranh. Như vậy "nước cờ" của Nga trong tình hữu nghị Trung-Nga, ít nhất là liên quan đến các chương trình nghị sự về an ninh của khu vực châu Á, chỉ là một mặt.
Có thể thấy, mối quan hệ Nga-Trung Quốc có thể không nguy hiểm đối với Mỹ như một số người đã lo sợ, mặc dù vậy không nên quá tự mãn với bất kể lý do nào bởi cả hai chính phủ này rõ ràng sẽ thông đồng với nhau để ngăn chặn các sáng kiến của Mỹ trên toàn cầu. Nhưng ở châu Á, chúng ta có thể thấy thêm các cuộc chạy đua và cạnh tranh ảnh hưởng của cả hai nước lớn như Nga và Trung Quốc và cả các cường quốc hạng trung ngày càng có khả năng như Việt Nam, điều đó sẽ dẫn đến một chiều hướng sẽ có thêm nhiều sự việc phức tạp trong chương trình nghị sự về an ninh vốn đã rối và phức tạp của châu Á.
Tiến sĩ Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Nga tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Washington, DC - Nationalinterest
Comments[ 0 ]
Post a Comment