Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua đã đến thăm Việt Nam, mà quốc gia mà Moscow coi là đồng minh chiến lược ở Đông Nam Á. Bằng chứng là hoạt động của các công ty Nga trong ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam và với số lượng mua đáng kể các trang thiết bị quân sự của Moscow mà Hà Nội mua. Mối quan hệ này đã dẫn đến một Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga. Hà Nội dựa trên tình hữu nghị với Nga, không chỉ nhằm mục đích phát triển kinh tế, mà còn là nhằm để kiềm chế những tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Phóng viên Pavel b - Tarasenko của "Kommersant" tại Hà Nội.
Ngày tại Hà Nội, Sergei Lavrov đã bắt đầu với các nghi lễ bắt buộc được dành cho các vị chức sắc nước ngoài. Ông đã đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, và sau đó - viếng lăng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó ngài Sergei Lavrov đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, và sau đó ông hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...
Sergei Lavrov viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh VietNamNet
Năm ngoái hai nước đã bắt đầu đàm phán một thỏa thuận về khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Hải quan Nga và Việt Nam. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua đã công bố quyết định "đẩy nhanh quá trình đàm phán." Một đại diện phía Nga cho biết với các tài liệu đã ký kết, trong tương lai gần mối quan hệ thương mại giữa hai nước chúng tôi sẽ chuyển sang một cấp độ mới."
Lĩnh vực hợp tác phát triển thành công nhất - ngành công nghiệp dầu khí. Hai công ty Nga đang hoạt động tại Việt Nam là "Gazprom" và "Rosneft". Họ đang quan tâm đến việc khai thác dầu khí trên thềm lục địa ở Biển Đông, cũng như dự kiến hiện đại hóa nhà máy lọc dầu "Dung Quất" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi đang bàn bạc về khả năng cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam sản xuất các loại khí đốt và bán ra thị trường.
Sergei Lavrov hôm qua cũng khẳng định về kế hoạch "Rosatom" sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam - dự kiến hoàn thành vào năm 2023-2024. Các trường đại học của Nga sẽ được đào tạo các chuyên gia trẻ cho Việt Nam trong lĩnh vực hạt nhân - trong năm 2014/015 Nga sẽ đào tạo cho 70 nhà khoa.
Quang cảnh buổi lễ thượng cờ tàu ngầm HQ 182 Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 2014
Nhưng hợp tác kỹ thuật-quân sự mới thể hiện được mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hàng năm Việt Nam mua các sản phẩm của "Rosoboronexport" với trị giá hơn 1,5 tỷ USD - đưa Hà Nội trong danh sách năm nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga. Một số sự kiện quan trọng nhất gần đây là hợp đồng cung cấp 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2 và 6 tàu ngầm diesel-điện lớp "Varshavyanka" ( hai chiếc đầu tiên đã được bàn giao vào đầu tháng Tư và lần đầu tiên một buổi lễ long trọng được tổ chức tại vịnh Cam Ranh, nơi trước đây là căn cứ của hải quân của Liên Xô). Hiện nay Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét trang bị xe tăng T-72 nâng cấp từ thời Liên Xô và mua loại xe tăng mới T- 90.
Tuy nhiên, người Việt Nam không muốn đặt tất cả trứng vào một giỏ. Bằng chứng là việc Hà Nội đã cấp phép cho công ty của Israel lắp ráp và sản xuất súng trường Galil ACE -31 và ACE -32 tại Việt Nam thay vì khẩu Kalashnikov của Nga. Lý do đưa ra đơn giản là giá của Israel cạnh tranh hơn chỉ với 170 triệu USD, trong khi công ty Nga chào giá là 250 triệu USD. Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô cả trong thời điểm Việt Nam phải đối mặt với các mối đe dọa Trung Quốc, nhưng với yêu cầu thực tế Hà Nội lựa chọn Israel. Hà Nội phải bảo vệ lợi ích năng lượng của mình trên vùng biển có tranh chấp và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Philippines, do đó Việt Nam gia tăng mức độ hiện đại hóa quân đội như vậy là hợp lý.
Kommersant.ru
Comments[ 0 ]
Post a Comment