Tàu ngầm ngày càng trở thành loại vũ khí bí mật được các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương lựa chọn, một Chuẩn đô đốc của hạm đội Thái Bình Dương Hạm Hoa Kỳ đã phát biểu rằng, các quốc gia trong khu vực cần phải bàn bạc với nhau về khu vực nơi mà các tàu ngầm của họ đang hoạt động, bởi sẽ có nguy cơ va chạm dẫn đến những tình huống chết người dưới mặt nước.
Tàu ngầm USS Jacksonville, thuộc lớp Los Angeles của hải quân Mỹ đã "đâm vào một con tàu khi đang hoạt động tại vịnh Ba Tư" vào lúc 5 giờ sáng ngày 10/1/2013 - Ảnh USNavy
Chuẩn Đô đốc Phillip G.Sawyer - Tư lệnh Lực lượng tàu ngầm số 7, Hải quân Mỹ, phát biểu tại một hội nghị ở Canberra ngày hôm qua rằng với số lượng các tàu ngầm đang gia tăng nhanh chóng điều đó sẽ dẫn đến các nguy cơ lớn của các vụ tai nạn dưới mặt nước.
Các quốc gia có tàu ngầm đang hoạt động cũng phải dành sự chuẩn bị tốt nhất để sẵn sàng ứng cứu các thủy thủ từ những con tàu bị chìm, Chuẩn Đô đốc Sawyer phát biểu tại hội nghị về tàu ngầm Viện Chính sách Chiến lược Úc.
Chuẩn Đô đốc Sawyer cho biết, thỏa thuận nên bắt đầu giữa các lực lượng hải quân với nhau, và cuộc phối hợp tìm kiếm đa quốc gia khổng lồ ở ngoài khơi phía Tây Úc trong vụ việc mất tích của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia đã chứng minh rằng hợp tác là có thể.
"Điều đó thực sự đòi hỏi sự tin tưởng để có thể đạt được các thoả thuận và cần được vun đắp theo thời gian", ông cho biết.
Ông cho biết, lưu lượng tàu ngầm vừa gia tăng thêm đó là trường hợp Việt Nam, Việt Nam vừa nhận được hai chiếc tàu ngầm trong số sáu tàu ngầm lớp Kilo đặt hàng từ Nga. Bangladesh vừa hoàn tất một thỏa thuận mua hai tàu ngầm của Trung Quốc.
Ấn Độ trang bị và hoạt động cả tàu ngầm thông thường lẫn tàu ngầm hạt nhân và hải quân hoàng gia Thái Lan đang có kế hoạch mua ba tàu ngầm thông thường.
Vào ngày 21/3/2014, Hải quân Hoàng gia Australia thông qua sự hợp tác của Công ty Hàng Hải Australia DMS (SERCO), với công ty DAMEN Hà Lan và Xưởng đóng tàu 189 ở Hải Phòng, đặt hàng hai tàu cứu hộ tàu ngầm MV BESANT và MV STOKER.
"Vấn đề này nên là một mối quan tâm đối với tất cả các nước có tàu ngầm hoạt động. Với tổng số tàu ngầm đang gia tăng trong khu vực này, nguy cơ va chạm giữa các tàu ngầm với nhau sẽ ngày càng tăng lên," ông cho biết.
"Chúng ta phải lập kế hoạch cho các tình huống mà chúng ta sẽ phải giải cứu các thủy thủ của một chiếc tàu ngầm đã bị vô hiệu hóa."
Chuẩn bị lễ ký kết.
"Cứu hộ tàu ngầm là một cuộc chạy đua với thời gian", ông nói. Nếu nhân viên cứu hộ không chuẩn bị tốt, phối hợp và phản ứng nhanh nhạy, "chúng tôi sẽ để thời gian trôi qua và các thủy thủ sẽ chết''.
Chuẩn Đô đốc Sawyer cho biết ông không tán thành với ý kiến cho rằng "đại dương rộng lớn, tàu ngầm thì ít" lý thuyết đó sẽ gây ra va chạm. Đã có kiểm soát không lưu để tránh va chạm trên không. "Chúng ta cũng phải làm điều tương tự đối với các vùng nước", ông cho biết.
Sự cần thiết cho việc ra đời một thỏa thuận ngày càng trở nên cấp bách hơn, ông cho biết. Như việc thương mại hàng hải gia tăng cũng là một nguy cơ gia tăng đối với việc một chiếc tàu ngầm va chạm với một tàu chở hàng.
Defencenews
Comments[ 0 ]
Post a Comment