Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí
Wednesday, April 2, 2014
Hôm thứ Ba, Nhật Bản chính thức từ bỏ chính sách cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự, đã có hiệu lực trong 47 năm.
Quyết định đặc biệt do Chính phủ thông qua gồm những quy định mới gắn với việc cung cấp vũ khí ra nước ngoài. Xuất khẩu vũ khí đến các nước đang trong tình trạng xung đột vũ trang hoặc chịu hiệu lực hiện hành theo trừng phạt hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, như Bắc Triều Tiên và Iran, thì vẫn thuộc diện cấm như trước đây .
Hạn chế xuất khẩu liên tục dấy lên sự bất mãn từ phía các doanh nghiệp Nhật Bản. Người ta cho rằng chính sách này khiến Nhật Bản bỏ lỡ những nguồn thu lợi nhuận đáng kể do kết quả của việc từ chối tham gia thị trường vũ khí toàn cầu cũng như hạn chế tiếp cận công nghệ tiên tiến. Ngay cả giới bảo thủ Tokyo cũng cho rằng lệnh cấm như vậy làm hạ thấp khả năng của Nhật Bản tác động đến tình hình thế giới. Ông Valery Kistanov Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm khoa học LB Nga) cho rằng Nhật Bản đã từ lâu dần đi tới quyết định mới này.
“Các hãng Nhật Bản tham gia sản xuất vũ khí từ lâu đã cố gắng thúc đẩy và đặt câu hỏi trước Chính phủ về vấn đề này. Nhưng năm 1967 ban lãnh đạo Nhật Bản đã tự nguyện cam kết không xuất khẩu vũ khí cho các nước cộng sản, các nước tham gia chiến sự và cho các nước, nằm trong phạm vi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Năm 1976, Chính phủ Nhật Bản công bố rằng thực tế hoàn toàn từ chối cung cấp vũ khí như vậy là phù hợp với chính sách đối ngoại yêu hòa bình của đất nước. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ - chủ yếu là đối với Mỹ, trong đó Nhật Bản đã nhiều năm cung cấp hàng loạt công nghệ quân sự. Bây giờ các rào cản được dỡ bỏ, và Nhật Bản có thể xuất khẩu vũ khí. Quyết định xuất phát từ cả hai lý do chính trị và kinh tế. Nếu nói về chính trị, thì điều đó có nghĩa trước hết là nguyện vọng củng cố liên hệ với đồng minh Hoa Kỳ, đặc biệt là trong tình hình nổi bật về quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc. Khía cạnh kinh tế cũng rất quan trọng bởi các hãng và công ty Nhật Bản tham gia sản xuất vũ khí, thứ nhất, muốn nhận được phần trong "miếng bánh ngon" trên thị trường vũ khí quốc tế. Thứ hai, hiện nay các nhà sản xuất vũ khí của Nhật Bản làm việc chủ yếu cho thị trường nội địa, dẫn đến chi phí tốn kém và giá thành cao. Nếu sản xuất hàng loạt để xuất khẩu, sẽ giúp giảm chi phí và tương ứng là tăng lợi nhuận. Vì vậy, dỡ bỏ cấm vận giải quyết loạt nhiệm vụ quan trọng thuần túy có tính chất kinh tế, mặc dù Nhật Bản bây giờ có thể phải hy sinh hình ảnh yêu chuộng hòa bình của đất nước”.
Giới quan sát viên nhận xét rằng việc Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm quân sự chắc chắn sẽ khơi lên chỉ trích từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bình luận về quyết định của Chính phủ Nhật Bản, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi phía Nhật Bản nhớ lại những bài học từ quá khứ lịch sử và xử sự thích hợp với mối quan ngại của các nước trong khu vực liên quan đến vấn đề an ninh. Trong khi đó, Nhật Bản đã tiến hành khảo sát sơ bộ về sự quan tâm của các nhà nhập khẩu tiềm năng. Thời điểm này, các mẫu thủy phi cơ lưỡng dụng, tàu tuần phòng, các phương tiện trinh sát, thiết bị dành để rà phá bom mìn và những công nghệ quân sự khác của Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của Australia, Indonesia, Philippines và một số nước khác ở Đông Nam Á .
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment