Bắc Kinh đã đặt sẵn một cái bẫy cho Philippines trên vùng biển tranh chấp, và chỉ chờ đợi một cái cớ để nuốt quần đảo Trường Sa giàu dầu mỏ nhằm sát nhập vào lãnh thổ, các chuyên gia cho biết.
Một đơn vị đồn trú của Philippines trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal)
Với sự gia tăng căng thẳng ngày càng lên đỉnh điểm giữa Philippines và Trung Quốc vì các tranh chấp hàng hải giữa hai nước, một động thái sai lầm có thể là cái cớ để Bắc Kinh chiếm lấy tất cả các đảo tranh chấp.
"Sự nguy hiểm thực sự đang đến rất gần, xung đột sẽ diễn ra bởi những tính toán sai lầm," Chito Santa Romana, nguyên trưởng phòng đại diện tờ ABC News tại Bắc Kinh, là người đã từng lọt vào danh sách ứng viên đại sứ của Manila tại Trung Quốc, ông cho biết, “mức độ được phép sai lầm là rất nhỏ”.
Phát biểu hôm quan tại một diễn đàn "hiểu biết về Trung Quốc thế kỷ 21", Santa Romana cảnh báo rằng, Philippines nên cảnh giác với chiến lược "bắp cải" (bao vây - encirclement) của Trung Quốc.
"Ý định của họ là chờ chúng ta mắc một sai lầm - đụng vào tàu của họ, bắt giữ một ngư dân, hay bắn vào một ngư dân - với mỗi sai lầm, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ mất một hòn đảo," ông cho biết.
"Nếu chúng ta mắc phải sai lầm khác, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thăm dò các điểm yếu, và nếu họ có thể làm được điều đó, họ sẽ muốn kiểm soát tất cả các đảo tranh chấp trước khi tòa án quốc tế đưa quyết định [ủy ban trọng tài về luật biển]...
Thứ bảy, quân đội Philippines đã sử dụng một tàu nhỏ cung cấp nhu yếu phẩm, con tàu này đã lách vượt các tàu bảo vệ bờ biển lớn hơn của Trung Quốc đang phong tỏa một đơn vị đồn trú của Philippines trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).
Bãi Cỏ Mây là một phần của quần đảo Trường Sa, một chuỗi đảo nhỏ gần tuyến hàng hải, nơi đây được cho là có trữ lượng dầu khí rất lớn. Một số nhỏ các binh sĩ Philippines đang đóng quân trên một tàu hải quân đã được căn cứ có vào năm 1999 để khẳng định chủ quyền của Philippines.
Marwyn Samuels, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Syracuse đã từng là giáo sư thính giảng tại các trường đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa và Nam Kinh, ông cho biết, những nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn chặn tàu Philippines cung cấp thực phẩm có thể gây ra những tình huống nguy hiểm.
"Quá nhiều điều không thể dễ dàng dự đoán được, sự cố sẽ xảy ra, một ai đó sẽ có một hành động sai lầm đúng vào thời điểm này và sẽ có sự leo thang, vì vậy điều đó là đáng lo ngại", ông cho biết.
Ông chỉ ra rằng, trong khi Trung Quốc có lợi thế về quân sự, "nhưng từ một quan điểm về chính trị thì họ sẽ gặp khó khăn [cho Trung Quốc], vì người Mỹ".
Manila và Washington đang sẵn sàng ký thỏa thuận về việc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines.
Những nỗ lực ngăn chặn tàu cũng cấp thực phẩm của Bắc Kinh đã làm giấy lên sự giận dữ của Philippines. Một cuộc biểu tình ngắn đã được tổ bởi các nhà hoạt động cánh tả ngày hôm qua trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila để phản đối việc các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc "quấy rối" tàu tiếp tế Philippines.
Khoảng 60 thành viên của đảng chính trị Akbayan, một phần của liên minh cầm quyền, thực hiện treo băng rôn, khăn, la hét phản đối Trung Quốc.
Tại một cuộc họp của các quan chức cấp cao ASEAN tại Myanmar kết thúc vào hôm thứ Hai, thứ trưởng ngoại giao Philippines Evan Garcia nhấn mạnh tầm quan trọng của quy tắc ứng xử trên Biển Đông sau khi Manila nộp đơn kiện lên Liên Hợp Quốc vào ngày Chủ nhật và thách thức tuyên bố của Bắc Kinh.
Ông phát biểu tại diễn đàn ngày hôm qua rằng, việc Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc "thể hiện cam kết của chúng tôi hướng đến một biện pháp hòa bình và bền vững và lâu dài đối với các tranh chấp trên Biển Đông theo các quy định của pháp luật."
SCMP
Comments[ 0 ]
Post a Comment