"Ngoại giao Việt Nam 2012 đã trải qua một năm sôi động với nhiều hoạt động thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác chủ chốt".
Phút chia tay trên đảo Sinh Tồn Đông- Trường Sa.?
Ông Lê Hải Bình - Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao đánh giá.
Theo ông, năm 2012, cũng đã đánh dấu số lượng đoàn cấp cao các nước thăm Việt Nam tăng từ 4-5 lần so với năm 2011 và nhiều nước thể hiện mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam, điều này cho thấy vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã triển khai một loạt các chuyến thăm cấp cao tới các nước, từ các nước khu vực châu Á -Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nga, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cho đến các bạn bè, đối tác ở Mỹ Latinh như Cuba; đồng thời chúng ta cũng đón các nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ của rất nhiều nước bạn bè, đối tác đến thăm Việt Nam.
Các hoạt động ngoại giao tích cực đã mang lại những thành quả cụ thể: Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - EU đã chính thức được ký ngày 27.6.2012, mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ toàn diện Việt Nam - EU; quan hệ với Nga lại một lần nữa được nâng lên tầm cao mới "đối tác chiến lược toàn diện"; quan hệ đối tác chiến lược với Đức và quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh với Đan Mạch được thiết lập trong năm 2011, nâng tổng số đối tác chiến lược của Việt Nam lên 10 nước.
Ngoại giao kinh tế, văn hóa cũng ngày càng khẳng định vai trò là một trụ cột quan trọng của nền ngoại giao toàn diện... Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2011 và 2012 tình hình Biển Đông có rất nhiều diễn biến không thuận lợi, ngoại giao đã tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước và trực tiếp xử lý thỏa đáng các vấn đề phức tạp nảy sinh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển với Trung Quốc được ký tháng 10.2011 trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kịp thời tạo ra khuôn khổ quan trọng cho việc xử lý các biến động có thể nảy sinh. Rồi với sự đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam, ASEAN đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thống nhất trong nội bộ ASEAN về các thành tố cơ bản của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tạo cơ sở để đàm phán với Trung Quốc cùng các bên liên quan tăng cường hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Chúng ta cũng đã kịp thời đấu tranh ngoại giao kiên quyết với những hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực đấu tranh với đại diện Google khu vực Đông Nam Á, yêu cầu Google sửa lỗi thể hiện sai lệch về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông trong bản đồ trực tuyến Google Maps.
Xã Luận
Comments[ 0 ]
Post a Comment