Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã đặt mua 2 vệ tinh X-band của Nhật Bản"
Wednesday, May 1, 2013
Phương hướng mới sẽ chú trọng ứng dụng thực tế, trong đó Việt Nam đã ký hợp đồng mua 2 vệ tinh X-band, loại vệ tinh này phải đổi mới 5 năm 1 lần.
Nhật Bản sẽ chú trọng hơn tới tính ứng dụng thực tế của các chương trình hàng không vũ trụ
Tờ Thời báo hoàn cầu, TQ mới đây đăng bài viết "dẫn nguồn tin" từ trang mạng “Aviation Week” Mỹ ngày 26/4 có bài viết cho rằng, chương trình nghiên cứu phát triển chủ yếu nhất của Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) có thể bị cắt giảm và hủy bỏ, nhường chỗ cho chương trình thực tế hơn.
Có chuyên gia cho rằng, một mặt, đây là kết quả tái phân phối lợi ích của các cơ quan có liên quan của Nhật Bản, mặt khác cho thấy, chú trọng ứng dụng thực tế cũng là một xu thế của chương trình hàng không vũ trụ các nước trong tình hình cắt giảm ngân sách phổ biến hiện nay.
Theo bài báo, luật mới đặt Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản dưới sự kiểm soát của Văn phòng chiến lược vũ trụ quốc gia (ONSP) mới thành lập. Giám đốc điều hành của ONSP Hirotoshi Kunitomo dự định đưa chương trình hàng không vũ trụ của Nhật Bản từ chủ nghĩa lý tưởng đi vào quỹ đạo hiện thực.
Hiroshi Sasaki, cố vấn cao cấp quản lý và kế hoạch chiến lược của JAXA cho biết, một phần hoặc toàn bộ vệ tinh nghiên cứu chế tạo cho “hệ thống quan trắc Trái đất tổng hợp toàn cầu” (GEOSS), phi thuyền chở hàng trong vũ trụ HTV-R (có thể thu hồi), tàu con thoi mini có người lái và chương trình tên lửa H-X/H-3 có thể bị hủy bỏ.
Các chương trình thám hiểm Mặt trăng, nhiệm vụ thăm dò các hành tinh nhỏ và quay trở về, thiết kế hàng không vũ trụ có chi phí thấp nhưng ảnh hưởng lớn do Viện nghiên cứu khoa học vũ trụ (ISAS) của JAXA sẽ giảm mạnh cấp độ ưu tiên.
Hệ thống vệ tinh QZSS Nhật Bản (tưởng tượng)
Bài báo cho biết, ONSP đang nỗ lực cho 3 chương trình cốt lõi. Chương trình có cấp độ ưu tiên cao nhất là Hệ thống vệ tinh Quasi-Zenith (QZSS), tức là hệ thống phủ GPS mang tính khu vực của Nhật Bản, chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu định vị cho các đô thị và miền núi ở Nhật Bản, ngân sách hiện có dùng để chế tạo 4 vệ tinh QZSS trước năm 2018. Chương trình chế tạo 7 vệ tinh sau năm 2020 sẽ giúp Nhật Bản có khả năng độc lập tiến hành báo giờ chuẩn và dẫn đường định vị mang tính khu vực.
Chương trình thứ hai là mạng lưới quản lý cứu nạn mới các nước ASEAN, hệ thống này do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đầu tư tài chính. Xây dựng “chòm sao” gồm các vệ tinh như vệ tinh quang học quan trắc Trái đất, vệ tinh hình ảnh radar X-band và L-band, vệ tinh đa quang phổ (hyperspectral sensor-equipped satellites), dùng để theo dõi khu vực Đông Nam Á.
Theo Tân Hoa xã tuyên truyền, Nhật Bản sẽ cung cấp ít nhất 1 nhóm 3 vệ tinh, và thông qua khoản vay viện trợ nước ngoài để cung cấp nhiều vốn hơn. Theo Tân Hoa xã, "Việt Nam đã ký hợp đồng mua 2 vệ tinh X-band". Chính sách của Nhật Bản yêu cầu vệ tinh phải quay qua bất cứ nơi nào trên trái đất một ngày một lần, điều này ít nhất cần có “chòm sao” 4 vệ tinh, hơn nữa vệ tinh phải đổi mới một lần sau 5 năm.
Chương trình thứ ba là tên lửa đẩy H-2A hiện có. Hiện nay, JAXA đang cùng với công nghiệp nặng Mitsubishi khắc phục khó khăn. Trong đó, một loại cải tiến sẽ đưa khả năng đẩy lên quỹ đạo từ 1,2 tấn lên khoảng 1,8 tấn, làm cho lượng vận chuyển của loại tên lửa này tương đương với M-V tiền thần của nó.
Vệ tinh quan trắc Trái đất tiên tiến Nhật Bản (tưởng tượng)
Nghe nói, các chương trình của JAXA không phù hợp với kế hoạch cơ bản nhưng đã được hỗ trợ vốn thì sẽ được tiếp tục, nhưng nếu vẫn không đạt được mục tiêu dự kiến, sẽ bị chấm dứt. Những chương trình này gồm phóng vệ tinh hệ thống quan trắc đối đất ALOS-2 và vệ tinh theo dõi mưa toàn cầu/radar 2 băng tần.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản thay đổi phương hướng phát triển hàng không vũ trụ ảnh hưởng do có 2 nhân tố đan xen. Một mặt, JAXA (cơ quan chú trọng phát triển công nghệ) có xu hướng lý tưởng hóa về mặt công nghệ, trong khi đó, với tư cách là cơ quan của chính phủ, ONSP của Nhật Bản chú trọng hơn tới việc xuất phát từ lợi ích thực tế, đây cũng là điều rất bình thường.
Hiện nay, nhìn trên phạm vi thế giới, ngân sách hàng không vũ trụ của rất nhiều quốc gia bị cắt giảm, làm cho những nước này buộc phải hủy bỏ hoặc đẩy lùi một số chương trình mang tính khám phá và nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đáp ứng nhu cầu thực tế.
Mặt khác, cùng với sự thay đổi của cơ quan lãnh đạo hàng không vũ trụ Nhật Bản, chính sách của cơ quan mới chắc chắn sẽ nghiêng về lợi ích của cơ quan này, sự thay đổi phương hướng nghiên cứu hàng không vũ trụ của Nhật Bản thực chất cũng là kết quả tái phân phối lợi ích.
Tên lửa đẩy H-2A Nhật Bản dùng để phóng vệ tinh Vệ tinh quan trắc đối đất tiên tiến Nhật Bản (tưởng tượng) Vệ tinh thu thập tin tức tình báo Nhật Bản (tưởng tượng)
Việt Dũng - (GDVN)
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment