Vì sao Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc bằng đàm phán?
Friday, May 3, 2013
Khi Trung Quốc gây hấn, cố tình dùng nhiều tiểu xảo hòng chiếm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, thì một số người xưng là “yêu nước”, đòi hỏi lãnh đạo Việt Nam dùng vũ lực để đối phó lại. Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam lại dùng chiến thuật “đàm phán” để đáp trả!
Bất mãn trước “nước cờ” này, nhiều Blog xuyên tạc, bảo rằng “lãnh đạo Việt Nam bán nước cho Tàu nên không dùng vũ lực”. Họ cứ muốn lãnh đạo phải dùng vũ lực nhưng họ không biết rằng, lúc này đàm phán chính là nước cờ thiên biến vạn hóa, là sức mạnh tối cao, hữu hiệu để luật pháp quốc tế về biển Đông hiện diện đúng nghĩa ở đất nước mệnh danh là bậc thầy gây hấn này!
Có thể nói, đàm phán chính là chìa khoá thành công trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ! Vì sao lại như vậy, lời nói vì sao có sức mạnh hơn vũ khí? Đơn giản bởi vì: nếu như Việt Nam đàm phán thành công với Trung Quốc, không những Việt Nam sẽ đòi lại những gì thuộc về đất nước hình chữ S mà còn mở ra cơ hội mới giúp Việt Nam xây dựng, duy trì và củng cố những mối quan hệ hợp tác lâu dài với nước này. Nếu như đi nước cờ này, Việt Nam sẽ không phải hy sinh xương máu người dân. Không có chiến tranh thì người dân Việt sẽ sống bình yên và không có cảnh gia đình tan nát. Việt Nam sẽ không mất mát, hư tổn bất cứ điều gì.
Đó là mặt phải của vấn đề. Còn mặt trái đó là nếu như không cẩn thận, những sai lầm trong cuộc đàm phán có thể khiến Việt Nam chịu thiệt thòi, không lấy lại những gì đã mất mà thậm chí có thể dẫn đến mất luôn quần đảo đang có!
Xưa nay Trung Quốc ngang ngược, rất nhiều lần đi ngược lại cam kết DOC về biển Đông và thường xuyên dở chiêu trò biến thủ phạm thành nạn nhân. Thế nên việc muốn Trung Quốc chịu thực hiện theo luật pháp quốc tế là điều không phải dễ. Đối phó với Trung Quốc phải cần 1 quá trình chuẩn bị và đàm phán lâu dài. Người đàm phán thông minh phải là biết tận dụng tối đa những điều kiện có trong tay để vận dụng một cách linh hoạt trong mọi điều kiện. Phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ và biết nắm bắt cơ hội thì đàm phán mới nắm chắc được thành công.
Rất nhiều người ngờ vực, đặt câu hỏi rằng: nếu như “đàm phán” là phương pháp tối ưu vậy thì vì sao Trung Quốc còn mãi gây hấn, vẫn khăng khăng chiếm đảo của Việt Nam? Dĩ nhiên đàm phán là quá trình có khởi điểm và kết điểm (điểm chết). Trong bất cứ cuộc đàm phán nào, phải gần đến điểm chết mới có được kết quả. Nếu như để cho Trung Quốc biết điểm chết của ta thì ta sẽ không có lợi. Họ sẽ nấn ná, đến gần điểm chết mới tung con ác chủ bài buộc ta nhượng bộ. Vì vậy mà ta phải nhẫn nại, giữ bình tĩnh khi đấu trí với Trung Quốc. Dục tốc bất đạt trong trường hợp này, nghĩa là vậy!
Sở dĩ Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết DOC về biển Đông và đi gây hấn, tạo áp lực ngày một nhiều hơn với các nước trong khu vực cốt là để Việt Nam rơi vào thế bị động. Trung Quốc đang chơi chiến lược “mèo vờn chuột”, đùa giỡn để các nước nhỏ hơn nóng giận, thiếu lý trí, dùng vũ lực chống lại. Đợi có thế, vậy là Trung Quốc sẽ nhân danh “đáp trả” lại!
Trung Quốc đang chơi trò chiến thuật kinh điển mà các nhà đàm phán hay áp dụng là kéo dài thời gian, làm cho “chính chủ” rơi vào thế bị động và tự tìm đến điểm kết thúc. Đây là chiêu trò cũ rích mà Trung Quốc thực hiện, thế nhưng nếu như lãnh đạo Việt Nam không sáng suốt sẽ chẳng thể nào nhận ra tiểu xảo này của Trung Quốc!
Đó cũng chính là hàm ý mà lãnh đạo nước ta lại chọn đàm phán để đáp trả Trung Quốc chứ không chọn vũ lực. Nên nhớ rằng, bên cạnh Việt Nam còn có nhiều nước láng giềng, còn rất nhiều đồng minh và bạn bè quốc tế ủng hộ thế nên không dại gì mà ta lại dùng vũ lực với Trung Quốc lúc này! Đàm phán tuy là con dao hai lưỡi thế nhưng Việt Nam đang nắm đằng cán, đang nắm lý lẽ thì làm sao Trung Quốc có thể đổi trắng thay đen cho được?!
Đi một nước cờ hàm ẩn rất nhiều nước bí. Nhìn lại cả quá trình dân tộc Việt Nam phản đối hành động ngông cuồng của Trung Quốc khi xâm phạm lãnh thổ đất Việt mới thấy rằng lãnh đạo ta rất linh hoạt, phân tích sáng suốt tình hình thời cuộc. Lãnh đạo đã chọn nước tối ưu đó là đoàn kết cùng quốc tế, những nước đồng minh ghì Trung Quốc đến với các cuộc đàm phán để đẩy Trung Quốc đến thế bí. Nếu như đưa Trung Quốc “tâm phục khẩu phục” ngồi vào bàn đàm phán thì chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về Việt Nam. Đến lúc đó, Việt Nam sẽ lấy lại tất cả những gì mà Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam. Đó là điều tất yếu, bởi Việt Nam có đủ lý lẽ và bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa, vùng trời – vùng biển đó hoàn toàn là của Việt Nam!
Theo NTD - REDS VN
Tags:
Biển Đông,
Việt Nam
I like the valuable info you provide in your articles. I will bookmark your weblog and check again here frequently.
ReplyDeleteI am quite certain I will learn lots of new stuff right here!
Good luck for the next!
Review my weblog - click here
Tôi tán thành quan điểm mà bài viết đã nêu. " sai một li là đi một dặm" ! Ai xúi giục đánh Trung Quốc lúc này là sai lầm. Ai bảo Đảng, nhà nước bán đất cho Trung Quốc...đó là lời lẽ của sự phản động ! Lời lẽ ấy là đồng minh của các hành động khiêu khích của Trung Quốc ! Nhìn trên bàn cờ giả tưởng về cục diện của trận chiến, so sánh các tương quan lực lượng chúng ta không thể hơn về lượng cả về chất. Chúng ta chỉ thắng Trung Quốc vì chúng ta là chính nghĩa, bảo vệ cái của mình, còn Trung Quốc là phi nghĩa , là gian manh, là ăn cướp...Do vậy, chúng ta đương nhiên sẽ được một số ít người ủng hộ. Muốn thắng Trung Quốc, ta phải làm sao cho được nhiều người và tất cả ủng hộ chúng ta.Vừa đàm phán, vừa đấu tranh kiên quyết là sách lược để chúng ta có đủ hơn về bằng chứng, có đủ hơn về thời gian mà sự hội đủ cho ta cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Sự hội đủ cả về thế và lực sẽ cho ta tự tin trong cuộc chiến. Chúng ta vẫn đánh và sẽ đánh khi sự ngang ngược, lộng hành của Trung Quốc đã đến đỉnh điểm, nhưng chúng ta sẽ đánh khi nào và đánh thế nào để thắng thì đó là sự thông minh của chúng ta.
ReplyDelete