Trung Quốc đã vướng vào tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển về phía Nam (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Quốc) những tranh chấp này đã âm ỉ trong nhiều năm trong bối cảnh song phương giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN, cụ thể hơn là, Việt Nam và Philippines.
Biển Đông tranh chấp hiện nay đang gần đến đỉnh điểm và sự thúc đẩy trong ý thức chiến lược toàn cầu bởi những sự leo thang xung đột của gây ra Trung Quốc và việc họ sử dụng vũ lực trong những năm gần đây ở khu vực biển Đông. Trong thực tế, Trung Quốc đã mở rộng tranh chấp hàng hải và lãnh thổ của mình cả ở vùng biển Đông Trung Quốc với Nhật Bản.
Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông họ đã tạo ra đường viền xung đột leo thang trong những năm gần đây bởi hai Tuyên bố mang tính khiêu khích rõ rệt. Cả hai tuyên bố đơn phương với nội dung chỉ để diễn tả và vẽ ra tư thế chiến lược hung hăng của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Tuyên bố đường chín đoạn đã đặt cược tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với hầu như toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Quốc. Tuyên bố thứ hai mang tính kích thích hơn. Trung Quốc tuyên bố rằng Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc và Trung Quốc đã sẵn sàng dùng vũ lực trên biển Đông để khẳng định chủ quyền của mình.
Tiềm ẩn trong các tuyên bố này là rằng Trung Quốc đang đi theo mô hình của một siêu cường và đặt nền tảng cho cộng đồng quốc tế buộc phải chấp nhận cái "ngoại lệ của Trung Quốc" (China’s Exceptionalism) trong việc quản lý chiến lược ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Canh bạc chiến lược của Trung Quốc trong cuộc xung đột ngày càng leo thang này và những tuyên bố chủ quyền mang tính "ngoại lệ của Trung Quốc" trong việc quản lý chiến lược ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, theo đánh giá của tôi, là thất bại (Tiến sĩ Subhash Kapila).
Trong sự nổi lên của canh bạc chiến lược Trung Quốc và những phát triển chiến lược sau đây sẽ tạo ra và có thể gây hậu quả bất lợi cho Trung Quốc:
- Tranh chấp vùng biển phía Nam Trung Quốc đang bị "quốc tế hóa", đây chính là một vấn đề mà Trung Quốc đang muốn tránh né.
- Biển Đông leo thang xung đột đã kích hoạt Hoa Kỳ chuyển chiến lược "trọng tâm châu Á" về châu Á Thái Bình Dương ", sau một thập kỷ bỏ quên chiến lược.
- Biển Đông leo thang xung đột tạo ra một sự Phân hoá chiến lược đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương do nhận thức ngày càng tăng ở các nước châu Á về một "mối đe dọa Trung Quốc".
- Chiến lược trọng tâm châu Á Thái Bình Dương của Nga tuyên bố trong cuối năm 2012 dường như là do động lực chính trị-chiến lược của các cuộc xung đột ở biển Đông tạo ra.
- Biển Đông leo thang xung đột đã đẩy nhanh Nhật Bản và Ấn Độ hướng tới hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng vũ trang của họ và xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược.
Biển Đông với những động lực liên quan kể trên đã góp phần vào một sự cô lập chiến lược ảo đối với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Châu Á - Thái Bình Dương, leo thang xung đột Biển Đông phát sinh từ những hành động hung hăng của Trung Quốc đã tạo ra một cơ hội vàng cho Hoa Kỳ đưa ra một chiến lược trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau nhiều năm mờ nhạt và không có cơ hội.
Trong thời gian ngắn hạn, hôm nay chúng ta có thể nhìn thấy rằng trong bối cảnh của Trung Quốc ở biển Nam (biển Đông) với tiềm năng xung đột chiến lược với hai mặt đối lập như sau:
- Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ dẫn đến một cuộc xung đột tranh dành sự thống trị ở Tây Thái Bình Dương, sẽ là bước ban đầu-của Trung Quốc để đạt được "chiến lược tương đương" với Hoa Kỳ và như một khúc dạo đầu để cuối cùng dẫn đến một lối ra cho Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
- Hoa Kỳ đối phó bằng chiến lược chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á Thái Bình Dương kết hợp với việc tái cân bằng và tổ chức lại việc triển khai lực lượng của mình để duy trì một sự có mặt lâu dài trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Trong thực tế, Tây Thái Bình Dương đang chứng kiến một cuộc "Chiến tranh lạnh II", với việc Trung Quốc thay thế Liên Xô cũ như một đối thủ thách thức với Hoa Kỳ. Điều đáng chú ý là cuộc "chiến tranh lạnh II" không phải là một cuộc tranh đấu về ý thức hệ mà là một cuộc tranh đấu quyền lực chiến lược ngay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, với đường những đường nét nổi bật hơn rất nhiều.
Sự bất ổn chiến lược Biển Đông đã dẫn đến sự năng động của môi trường an ninh châu Á Thái Bình Dương đạt đến một "điểm tới hạn" với những động thái đáng ngại trong tương lai?
Kết quả từ kỷ lục xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông đã chứng minh những phản ứng chiến lược rộng lớn hơn và đến nay nổi lên là việc mở rộng hơn nữa các mâu thuẫn chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để cần phải xây dựng một chiến lược rộng lớn hơn nhiều cho Ấn Độ Dương - Châu Á Thái Bình Dương hay Đông Dương-Thái Bình Dương.
Biển Đông là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và sự liên tục phụ thuộc về chiến lược này đã dẫn đến sự tiến hóa ở Thái Bình Dương với khái niệm sự tích hợp an toàn chiến lược của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những yếu tố không thể tách rời trong "toàn bộ chiến lược" về an ninh và hợp tác hàng hải.
Khu vực Ấn - Thái Bình Dương năng động đã thảo luận về các vấn đề chính trị và chiến lược một cách công bằng. Những động lực chính trị, chiến lược cuối cùng sẽ được đưa ra từ những ý định chiến lược và tư thế của các bên liên quan ở Biển Đông.
Trong thời gian ngắn của tôi, tôi chỉ có thể tập trung và chỉ có thể dừng lại ở những người chơi lớn, cụ thể là, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga và cường quốc châu Á là đối thủ của Trung Quốc như Nhật Bản và Ấn Độ.
Hoa Kỳ-Trung Quốc trong tranh chấp chiến lược để thống trị Tây Thái Bình Dương: không thể tránh khỏi một xung đột vũ trang
Sự thống trị chiến lược ở Tây Thái Bình Dương trong đó có Biển Đông là một phần quan trọng củng cố cho cuộc chiến trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Sự leo thang xung đột ở Biển Đông Trung Quốc chỉ là sự thử nghiệm của Trung Quốc đối với quyết tâm của Mỹ khi họ tuyên bố sự trở lại khu vực châu Á Thái Bình Dương và cả những cam kết ngầm của họ. Không thể tránh khỏi cuộc xung đột vũ trang đang rình rập trong môi trường bên miệng hố chiến tranh.
Sự "Mất lòng tin chiến lược" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một thực tế chiến lược được chấp nhận tại thời điểm hiện tại...
Hoa Kỳ có thể có những động tác phụ để bước ra khỏi vấn đề chủ quyền ở các quần đảo ở biển Đông nhưng họ đã bị buộc phải chấp nhận một vị trí với tuyên bố rõ ràng về quyền tự do chung trên toàn cầu và quyền hàng hải và luân chuyển trên các vùng biển quốc tế.
Hoa Kỳ cũng đã buộc phải công khai tuyên bố rằng họ sẽ có trách nhiệm trong hiệp ước an ninh lẫn nhau với Philippines và Nhật Bản để bảo vệ họ chống lại bất kỳ cuộc xâm lược nào.
Trên Biển Đông với những hành động xung đột leo thang của Trung Quốc, những sự lựa chọn chiến lược khó khăn đang chờ đợi Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ không có không gian chiến lược cho công việc "phối màu" với Trung Quốc do chính sách “Không Ưa Thích Nguy Cơ” (Risk Aversion) và “Chiến Lược Rào Giậu Trung Quốc” (China-Hedging Strategy) của Hoa Kỳ.
Vị trí khó khăn của Hoa Kỳ cho đến xu hướng của chiếu tướng Trung Quốc để giải quyết cuộc xung đột tranh chấp lãnh thổ sẽ củng cố và nâng cao tầm vóc Hoa Kỳ như một nước đảm bảo mạng lưới an ninh ở Ấn Độ Dương - Châu Á Thái Bình Dương Châu.
Việc Hoa Kỳ đi đêm với Trung Quốc trong các vấn đề như Biển Đông để xoa dịu Trung Quốc sẽ làm tổn hại nghiêm trọng vị trí chiến lược và chính trị của các nước châu Á.
Vùng biển Đông là nơi để xác định lại tư thế của Hoa Kỳ với viêc họ có thể tiếp tục duy sự hiện diện chiến lược của mình trong khu vực châu Á Thái Bình Dương hay rút lui khỏi đây.
Lựa chọn khó khăn mang tính chiến lược của Nga
Lựa chọn chiến lược của Nga trong các chuyển động nhanh về chính trị và chiến lược ở khu vực năng động như Ấn Độ Dương - Châu Á Thái Bình Dương là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn và với quá nhiều điều không thể lường trước được.
Mặc dù vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rõ chiến lược của Nga hiện nay. Động thái đầu tiên là thông báo với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chiến lược trọng tâm chính sách của Nga. Các bước đi chiến lược tiếp theo là nâng cấp khả năng quân sự Nga ở khu vực Viễn Đông nơi có đường biên giới với Trung Quốc và "hoãn binh" trên Thái Bình Dương.
Đáng chú ý trong hai di chuyển chiến lược trên là những nghi ngại chiến lược của Nga về ý đồ chiến lược của Trung Quốc liên quan đến Nga và những lo ngại về một cuộc xung đột Trung Quốc-Mỹ, mà Nga có thể bị buộc phải có sự lựa chọn chiến lược khó khăn.
Đối với khu vực Thái Bình Dương năng động về chính trị và chiến lược, nước đi chiến lược của Nga như tiêm một mũi tên chiến lược mới nhưng lại nằm trong một tương lai không chắc chắn của mối quan hệ chiến lược Nga-Trung Quốc, việc tháo gỡ thậm chí chỉ một phần nút thắt này có thể mở ra nhiều khả năng chiến lược.
Với bối cảnh và ngữ cảnh leo thang xung đột ở Biển Đông, Nga có thể buộc phải gia tăng gấp đôi những liên kết tư tưởng chiến lược với Trung Quốc, tuy rằng rất mong manh, để toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương nhận thấy rằng mối đe dọa Trung Quốc chỉ là giả định, và lực lượng quân sự của họ không đáng sợ như tưởng tượng.
Nga có thể là một cường quốc đang trỗi dậy, có sự hồi sinh và chấp nhận như một trung tâm quyền lực độc lập phụ thuộc vào sự chấp nhận rộng rãi ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, và cần phải tạo ra một vỏ bọc rằng Nga luôn nằm trong liên kết chiến lược với Trung Quốc?
Nga không thể đủ khả năng để bảo vệ bản thân từ những nguy cơ Trung Quốc, cũng không nên tạo ra bất ổn chiến lược trong khu vực Tây Thái Bình Dương và sẽ cũng sẽ dự đoán được vị thế của các nước châu Á Thái Bình Dương thông qua những xung đột căng thẳng ở vùng biển Đông và các khu vực khác do Trung Quốc tạo ra.
Do đó tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược của Nga sẽ lại càng phức tạp hơn khi Trung Quốc kích động một cuộc xung đột vũ trang với Mỹ và các đồng minh của nước này tại Biển Đông hay Hoa Đông. Liệu Nga sẽ đứng bên cạnh?
Những động thái chính trị-chiến lược của Trung Quốc có khả năng mở ra cả Ấn Độ Dương - Châu Á-Thái Bình Dương
Những động thái chính trị chiến lược sáng suốt của Trung Quốc có khả năng diễn ra ở Ấn Độ Dương - châu Á-Thái Bình Dương, và đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn ngay cả đối với các nhà quan sát sâu sắc nhất.
Nếu chúng ta theo dõi về những bước đi chính trị, chiến lược của Trung Quốc trong những thập kỷ qua chúng ta có thể đoán ra một phần những gì sắp diễn ra trong những năm tới.
Trung Quốc dường như đã chuẩn bị cho kế hoạch một cuộc xung đột với Mỹ và các đối thủ khác của họ, như là Nhật Bản và Ấn Độ. Ngoài ra cả Nhật Bản và Ấn Độ đang tiến tới một mối quan hệ đối tác chiến lược độc lập trong quan hệ đối tác chiến lược của họ với Hoa Kỳ.
Tại Tây Thái Bình Dương nơi mà Trung Quốc tự cho mình một không gian chiến lược độc quyền của riêng mình đã và đang dần nổi lên như một đấu trường của các động thái chính trị, chiến lược, kinh tế, đang đặt nền móng cho sự gia tăng biến động và bất ổn.
Trung Quốc đã xây dựng cho mình một lối đi chiến lược cứng nhắc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẽ không rút lui ở đấu trường xung đột Biển Đông. Những tiên đoán về một cuộc "Chiến tranh lạnh II" với sự hỗn loạn trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như là kế sách di chuyển tích cực của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương.
Về bản chất, có thể xem chiến lược trọng tâm châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và chiến lược trọng tâm châu Á của Nga, tất cả đều hướng tới một mục đích là ngăn chặn Trung Quốc.
Trung Quốc lại là nước không có "đồng minh thực chất" ngoại trừ Bắc Triều Tiên và Pakistan.
Với cán cân quyền lực mới nổi đã được Trung Quốc thể hiện sau các cuộc xung đột ở biển Đông, nơi mà Trung Quốc sẽ nhận được những bài học chiến lược trong việc phát triển kiến trúc an ninh hàng hải, có thể sẽ cản trở khát vọng chiến lược của Trung Quốc trên biển?
Động lực chiến lược ở châu Á chiến lược: Nhật Bản - Ấn Độ đối tác chiến lược và động lực thúc đẩy
Nhật Bản và Trung Quốc đang là đối thủ trong việc cạnh tranh là cường quốc châu Á, nhưng Trung Quốc nổi lên vì là nước gây ảnh hưởng lớn đáng kể đến an ninh biển và ổn định ở biển Đông. Những hành động mang tính leo thang xung đột của Trung Quốc đã là động lực đẩy nhanh hơn quá trình hợp tác chiến lược Nhật Bản-Ấn Độ...
Tình hình biến động của biển Đông là kết quả của một sự cân bằng tiêu cực trong tình hình năng lượng của Trung Quốc. Cả hai nước Ấn Độ và Nhật Bản có thể không có khả năng để ngăn chặn việc Trung Quốc tạo nên những leo thang xung đột. Tuy nhiên, một sự liên kết giữa các cường quốc châu Á cùng phối hợp với Hoa Kỳ có thể buộc Trung Quốc phải dõi theo.
Kết luận
Tiếp theo những động lực chính trị và chiến lược trong hệ quả của những leo thang xung đột biển Đông do Trung Quốc, vẫn còn giải pháp với khả năng tất cả cùng sống chung, có thể tóm tắt bằng lời của một Tác giả người Mỹ với những lưu ý về các vấn đề chiến lược, ông đã nhận xét rằng: "Cũng như đất của nước Đức tạo thành tiền tuyến quân sự của Chiến Tranh Lạnh, vùng nước của Biển Đông có thể tạo thành tiền tuyến quân sự của những thập niên sắp tới. Khi hải quân của Trung Quốc trở nên mạnh hơn và khi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mâu thuẫn với tuyên bố chủ quyền của những nước ven biển khác, những nước khác này sẽ buộc phải tăng cường năng lực hải quân của họ. Họ cũng sẽ giữ thế cân bằng với Trung Quốc bằng cách ngày càng dựa vào Hải quân Mỹ với sức mạnh có lẽ đã đạt tới đỉnh cao xét về tương đối, ngay cả khi Mỹ phải chuyển hướng khá nhiều nguồn lực sang Trung Đông. Tính đa cực toàn cầu đã là một đặc điểm của ngoại giao và kinh tế học, nhưng Biển Đông có thể cho ta thấy tính đa cực thực sự nghĩa là gì về mặt quân sự."
Xung đột vùng biển Đông không có hy vọng cho tiến trình giải quyết xung đột thành công chủ yếu là do Trung Quốc. Điềm báo đáng ngại trong phương pháp tiếp cận của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông có thể thấy được từ bài viết của Global Times Trung Quốc ra mắt tháng 11 năm 2011:“Nếu những nước này không thay đổi hành vi với Trung Quốc, họ nên chuẩn bị nghe tiếng đại bác. Đó có thể là cách duy nhất để giải quyết các tranh chấp trên biển"...
Tiến sĩ Subhash Kapila - Tài liệu về chủ đề này được trình bày trong một hội nghị quốc tế về "Biển Đông: An ninh và Hợp tác" diễn ra vào ngày 18 tháng 10 năm 2013, tại Viện hàn lầm khoa học Nga, Trường Nghiên cứu Quốc tế, Moscow, Nga.
Comments[ 0 ]
Post a Comment