Từ lâu nay Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách đối ngoại với với các nước láng giềng để xây dựng mối quan hệ tình cảm hữu nghị và hợp tác.
Ảnh minh họa SCMP
Chính sách này đã thu hút được những sự chú ý mới và Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định nỗ lực này tại một cuộc họp gần đây với những cam kết của Trung Quốc với các nước láng giềng.
Duy trì một khu vực hòa bình và ổn định là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của Trung Quốc. Điều đó cũng là sự cần thiết cho sự ổn định của khu vực và hòa bình trên thế giới. Kể từ đầu năm nay, Trung Quốc đã thực hiện những bước đi ngoại giao mạnh mẽ đối với khu vực các nước láng giềng của mình với một số sự kiện quan trọng.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã đi thăm khoảng hơn mười quốc gia láng giềng để xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau, mở rộng sự đồng thuận, tăng cường hợp tác và tăng cường quan hệ song phương.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo các nước láng giềng của Trung Quốc cũng đã đáp trả bằng các chuyến thăm thường xuyên đến Trung Quốc. Ngày 22 tháng Mười, chúng ta đã chứng kiến ba chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc, cụ thể là các chuyến thăm của các Thủ tướng Nga, Ấn Độ và Mông Cổ.
Trung Quốc đang thực hiện những nỗ lực của mình với những hành động cụ thể để xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi với các nước láng giềng. Năm nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Turkmenistan và Kyrgyzstan, và nâng cấp quan hệ song phương với Indonesia và Malaysia lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Đề cương này được Trung Quốc khởi xướng cho việc thực hiện các Hiệp ước dài hạn với các nước láng giềng, hữu nghị và hợp tác giữa các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 13 tại thủ đô Kyrgyzstan Bishkek, đặt một nền móng vững chắc hơn cho sự hợp tác sâu sắc hơn giữa các thành viên SCO.
Một môi trường hòa bình thực sự mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có các quan hệ gần gũi hơn nữa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại mạnh hơn nữa, và hội nhập văn hóa sâu rộng hơn và tăng cường sự hiểu biết hơn nữa với nhân dân các nước láng giềng.
Cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã đề xuất một loạt các khái niệm chiến lược nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển trong khu vực, trong đó có một “con đường tơ lụa” vành đai kinh tế với các nước Trung Á, một ngân hàng phát triển SCO và một con đường tơ lụa của thế kỷ 21 trong lĩnh vực hợp tác hàng hải với các nước Đông Nam Á.
Nhìn vào tương lai, Trung Quốc đã kêu gọi thực hiện những nỗ lực phối hợp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - ASEAN cùng chung vận mệnh.
Trong khi thực hiện hợp tác rộng rãi với các nước láng giềng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển, Trung Quốc vẫn không né tránh các vấn đề về các cuộc xung đột và sự khác biệt với các nước láng giềng.
Thay vào đó, Trung Quốc tích cực thúc đẩy các giải pháp hòa bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều dịp nhấn mạnh nguyên tắc "giám sát phù hợp và các giải pháp xây dựng" nhằm thể hiện sự chân thành và quyết tâm.
Như Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần chỉ ra rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đủ lớn cho tất cả các nước phát triển và các nước trong khu vực phải thúc đẩy hợp tác khu vực với một tâm lý cởi mở hơn và nhiệt tình hơn.
Sự khác biệt vẫn tồn tại trong tất cả các mối quan hệ song phương. Việc tìm kiếm nền tảng chung trong khi phải đặt sự khác biệt sáng một bên là con đường đi đến việc chung sống hòa bình.
Trung Quốc ủng hộ một khái niệm an ninh mới tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác, và duy trì một triết lý vê an ninh toàn diện, an ninh chung và hợp tác an ninh, nhằm tăng cường sự tin cậy chiến lược lẫn nhau.
Trung Quốc đã đưa ra tham vấn với ASEAN về việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý thành lập một nhóm công tác hàng hải chung trên biển, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng ở biên giới.
Nhờ những nỗ lực phối hợp từ các nước có liên quan, những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc giải quyết một số vấn đề hàng hải và tranh chấp biên giới, đó là điểm sáng cho các vấn đề tương tự.
Tất nhiên, những sự "ồn ào" vẫn có thể phát ra từ một Trung Quốc phát triển. Nhưng những hành động cụ thể của Trung Quốc đã chứng minh rằng họ tìm không kiếm sự bá quyền, và những sự "ồn ào" đang có một sự đang suy giảm. Hình ảnh một Trung Quốc phát triển hòa bình và thịnh vượng cùng tồn tại là điều dễ thấy.
Hợp tác chung giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trên nguyên tắc cùng thắng đang càng ngày trở nên gần hơn và Trung Quốc cùng với các nước láng giềng đang dần thúc đẩy cho một sự nghiệp to lớn trong việc xây dựng một khu vực hài hòa.
Agencies - Globaltimes
Comments[ 0 ]
Post a Comment