Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc (2)
Monday, November 4, 2013
Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc (1)
Giải pháp: Phong tỏa hai vành đai
Để khắc phục sự thiếu sót của hai kiểu phong tỏa, Mỹ sẽ tận dụng những gì tốt nhất của cả hai thế giới và thực hiện “hai vành đai” phong tỏa gồm hai vòng tròn đồng tâm bao quanh bờ biển Trung Quốc.
Trung tâm của phong tỏa hai vành đai sẽ là “vành đai bên trong” của nó, vốn sẽ là một sự phong tỏa gần khác thường chủ yếu nhằm vào việc ngăn chặn các tàu biển đi đến Trung Quốc mà không cần phải lên các tàu này trước. Vành đai này sẽ tạo ra một một vùng loại trừ xung quanh bờ biển Trung Quốc, khu vực bị tuyên bố là cấm vận chuyển thương mại và được thực thi bởi một chính sách “bắn chìm nếu trông thấy” thông qua việc sử dụng các tàu ngầm tấn công, không quân tầm xa và thủy lôi. Khác với các phương tiện quân sự khác, ba loại vũ khí này có thể hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của hệ thống các phương tiện A2/AD của Trung Quốc bằng cách lợi dụng khả năng chống ngầm yếu ớt của Trung Quốc và lực lượng chống thủy lôi kém cỏi của họ. Trong khi bộ ba phương tiện quân sự này sẽ không đảm bảo tạo ra được hàng rào hoàn toàn không thể vượt qua đối với tàu bè, khu vực loại trừ vẫn có thể đạt được mục tiêu phong tỏa vì điểm tựa của chiến dịch của Mỹ sẽ được đặt vào khả năng răn đe hơn là vào vũ lực. Ngay sau khi các lực lượng Mỹ đã công khai đánh chìm nhiều tàu buôn lớn, phần lớn các tàu khác sẽ bị răn đe để không cố vi phạm lệnh phong tỏa và dòng chảy liên tục của thương mại hàng hải của Trung Quốc sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Nhưng trong khi tàu ngầm, không quân tầm xa và thủy lôi có thể thực thi hiệu quả một khu vực loại trừ như một phần của vành đai phong tỏa bên trong, tất cả các phương tiện này là các công cụ cùn, không thể nhận biết sự khác biệt giữa một tàu chở hàng hóa Trung Quốc và một con tàu vận chuyển hàng hoá Nhật Bản, chúng cũng không chặn lại, lên tàu khám xét và lùng sục các tàu nghi vấn. Kết quả là vành đai phong tỏa bên trong tự nó sẽ có khả năng gây ra những rắc rối chính trị lớn khi Mỹ vô tình đánh chìm các con tàu trung lập, và Washington có thể phải đối mặt thêm với những hậu quả chính trị do vùng loại trừ không thể để các hàng hóa đáp ứng nhu cầu y tế và các nhu cầu cơ bản đến được Trung Quốc.
Để đối phó với những hậu quả chính trị đó, Mỹ sẽ thiết lập một vành đai phong tỏa thứ hai, “vành đai ngoài” cho phép sử dụng vũ lực một cách có chọn lọc hơn, đồng thời có tác dụng như một thiết bị sàng lọc. Ngược lại với vành đai phong tỏa bên trong, vòng đai ngoài phần lớn sẽ bao gồm các tàu chiến tập trung vào cả việc phân biệt giữa các hoạt động thương mại khu vực khác nhau với độ chính xác cao hơn và lẫn bổ sung một thành tố phi sát thương vào những nỗ lực vô hiệu hóa có tính sát thương của vành đai bên trong. Vành đai ngoài sẽ không phải là một điều kiện tiên quyết cho thành công của hoạt động phong tỏa, mặc dù nó sẽ là một sự hỗ trợ lớn, nhưng nó sẽ là quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thành công chiến lược của nó.
Vành đai ngoài sẽ được thiết lập ở ngoại vi các vùng biển gần Trung Quốc, tức là bên ngoài tầm hoạt động của hệ thống A2/AD của Trung Quốc và sẽ được tập trung quanh các hành lang quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, trong đó có eo biển Malacca. Mỹ sẽ lập các trạm kiểm soát phong tỏa tại các hành lang (như eo Malacca) quan trọng nhất đối với giao thông đường biển quốc tế, trong khi các hành lang nhỏ hơn sẽ bị đóng hoàn toàn đối với giao thông tàu bè quốc tế.
Tại các điểm kiểm tra ở vành đai ngoài, Mỹ sẽ cần thiết lập và sắp xếp một chế độ kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu Mỹ phát hiện ra một con tàu có đích đến Trung Quốc, do Trung Quốc sở hữu hoặc đăng ký tại Trung Quốc, thì Mỹ có thể chặn nó lại.
Mỹ cũng có thể áp dụng một hệ thống tương tự như hệ thống giấy quá cảnh Anh trong Thế chiến II, nó sẽ cung cấp cho Mỹ một bản đồ không gian khá chính xác về vị trí và đường đi của tất cả các tàu thương mại trong khu vực. Mỹ sau đó sẽ tích hợp các bản đồ không gian của các giấy quá cảnh với hỏa lực của vành đai bên trong để tạo ra một lực lượng mạnh mẽ chống lại những kẻ vi phạm chế độ phong tỏa, đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ các sự cố đánh chìm tàu vô ý, nhất là các tàu chở hàng nhân đạo. Tuy là một quá trình không hoàn hảo, hệ thống giấy phép quá cảnh sẽ vẫn làm tăng đáng kể những rủi ro cho các con tàu né tránh phong tỏa đến mức vi phạm chế độ phong tỏa trở nên quá nguy hiểm khiến chúng không tìm cách vi phạm nữa, trừ những con tàu thích mạo hiểm nhất. Nhưng có lẽ còn quan trọng hơn là nó sẽ giúp giảm bớt những ảnh hưởng chính trị gây ra bởi việc tiêu diệt không phân biệt và gây chết người của vành đai phong tỏa bên trong.
Những hậu của cuộc phong tỏa
Mặc dù những hậu quả của một cuộc phong tỏa sẽ là cực kỳ phức tạp, đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau, một cuộc phong tỏa cũng sẽ có thể chứng tỏ là một công cụ làm kiệt sức mạnh mẽ như một phần của chiến dịch tổng thể của Mỹ.
Nhưng trước hết phải công nhận rằng, ngay cả sự phong tỏa hiệu quả nhất cũng sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động thương mại của Trung Quốc, bởi vì ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, Trung Quốc vẫn sẽ có khả năng mua được các mặt hàng và tài nguyên thiết yếu nhờ những quy luật không thể né tránh của cung và cầu. Lệnh cấm vận trong khu vực mà Mỹ thiết lập càng hiệu quả, thì tỷ suất lợi nhuận từ việc bán hàng nhập khẩu vào Trung Quốc càng cao. Ngay cả khi tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc đồng tình cấm vận nước này, Mỹ vẫn sẽ phải bó tay với nạn buôn lậu tràn lan ở cấp độ phi nhà nước.
Một cuộc phong tỏa cũng sẽ không thể trực tiếp làm suy yếu quân đội Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc có thể các nguồn dự phòng và kho dự trữ của mình, cùng với một mức độ nhập khẩu hạn chế và sản xuất trong nước, để cung cấp nhiên liệu cho bộ máy quân sự của mình trong suốt cuộc xung đột.
Vì vậy, giá trị thực của một cuộc phong tỏa sẽ là khả năng của nó bắt Bắc Kinh phải chịu sự thiệt hại tài chính cực lớn. Đặc biệt là một cuộc phong tỏa sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng suy sụp bằng cách đánh vào ba yếu huyệt: sự phụ thuộc kép của Trung Quốc vào cả nhập khẩu nguyên liệu trung gian và nhập khẩu nguyên liệu thô và mức độ sáng tạo nội địa thấp. Trung Quốc đã cơ cấu phần lớn nền kinh tế định hướng xuất khẩu của mình xung quanh việc nhập khẩu các hàng hóa trung gian, một hiện tượng đặc biệt rõ trong các khu vực công nghệ cao của kinh tế Trung Quốc. Điểm yếu này bị khoét sâu thêm bởi sự phụ thuộc khó tin của Trung Quốc vào nguyên liệu thô (trong đó có dầu mỏ) và sáng tạo công nghệ của nước ngoài làm cơ sở của các quá trình sản xuất của Trung Quốc.
Do cuộc phong tỏa nhằm vào cả ba khu vực này, nó sẽ gây ra thiệt hại đáng kinh ngạc cho Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc có thể dần tìm ra cách khắc phục cho mất đi khả năng tiến hành hoạt động thương mại và họ có thể tái thiết nền kinh tế của mình từ dưới lên trên, nhưng một cuộc xung đột tiếp diễn hiển nhiên vẫn có thể gây ra một tốc độ tiêu hao kinh tế thật khủng khiếp, vượt quá khả năng bù đắp của Bắc Kinh.
Kết luận
Bối cảnh, việc tiến hành và những hậu quả của một cuộc phong tỏa Mỹ đối với Trung Quốc sẽ bị chìm sâu vào vũng lầy của chính trị toàn cầu. Để vượt qua thành công những thách thức khác nhau của cuộc phong tỏa, Mỹ và các đồng minh sẽ phải cân nhắc cẩn thận những ảnh hưởng chiến lược của các hành động của họ với sự đóng góp của chúng cho hiệu quả của sự phong tỏa tổng thể. Trong gần như mọi hoàn cảnh, sự đánh đổi sẽ là vô cùng khó khăn về chính trị và sẽ đòi hỏi một mức độ linh hoạt cao và sáng tạo từ phía Mỹ. Những tính toán thiệt hơn sẽ được thực hiện với những cân nhắc khác nhau trong tâm trí mà trên hết là giá trị của các lợi ích của Mỹ bị tác động trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức lớn, một cuộc phong tỏa đường biển là có thể cả về mặt thực thi lẫn về mặt chiến lược, mặc dù chỉ ở trong giới hạn nhất định. Thậm chí bất chấp một cuộc phong tỏa hiệu quả tối đa, Trung Quốc vẫn sẽ có thể đáp ứng các nhu cầu quân sự của mình một cách vô thời hạn và Trung Quốc có thể tồn tại dựa trên các nguồn dự trữ dầu chiến lược, các kho dự trữ và lượng dự trữ ngoại tệ lớn trong một thời gian dài. Kết quả là, hiệu quả của cuộc phong tỏa sẽ tạo ra khả năng làm suy yếu kinh tế đối với Trung Quốc.
Nếu Mỹ có thể xây dựng được một liên minh tối thiểu gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Nga, một nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào hành vi hung hăng của Trung Quốc, thì tốc độ suy kiệt kinh tế của Trung Quốc sẽ tăng đột biến thậm chí cả khi Mỹ giành được sự ủng hộ chính trị, Mỹ cũng sẽ phải tiếp tục chiến lược phong tỏa vô thời hạn. Trong bối cảnh này, khi mà Mỹ sẽ không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Bắc Kinh đối với thương mại hàng hải để đánh bại hẳn Trung Quốc trong một cú đấm nhanh, nó vẫn có thể giúp tiêu hao sinh lực của Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh cuối cùng phải chịu quy phục.
---------
Sean Mirski là đồng biên tập của công trình “Điểm then chốt của Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ và trật tự toàn cầu đang nổi lên” (Crux of Asia: China, India and the Emerging Global Order). Bài viết này dựa trên một bài dài hơn đã được công bố trên tạp chí Journal Strategic Studies.
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment