Quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã bước vào giai đoạn mới?
Wednesday, December 11, 2013
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã bước vào một giai đoạn khó khăn hơn sau những xung đột căng thẳng trên Biển Đông. Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh thổ trực tiếp với bốn thành viên ASEAN. Vấn đề này cũng tác động đến các mối quan hệ của cả cộng đồng ASEAN với Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối, ASEAN không đưa ra được một tuyên bố chung vào năm 2012, do sự khác biệt quan điểm về vấn đề Biển Đông.
Sự thiếu lòng tin đang ngày càng tăng cao khi Bắc Kinh càng tích cực có những động thái khẳng định chủ quyền trên biển Đông và gây ra những ảnh hưởng đối với mối quan hệ giưa Trung Quốc và các nước ASEAN. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đã trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng do các tranh chấp lãnh thổ. Một số các quốc gia không có tranh chấp đang chuyển sang ủng hộ và hỗ trợ các nước chống lại Trung Quốc. Không những vậy, Bắc Kinh hết sức tức giận khi khá nhiều quốc gia trong khối ASEAN hoan hỷ chào đón chiến lược tái cân bằng châu Á của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã nhận thức được rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là nhằm thực hiện một chính sách "ngăn chặn" và chống lại Trung Quốc. Trong khi Washington và Manila đã ký Hiệp ước Phòng thủ chung nhằm giúp Philppines trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc, trong khi đó Việt Nam tiếp tục chào đón sự có mặt của Ấn Độ và tăng cường đầu tư vào các lô dầu khí trên biển Đông. Bắc kinh tiếp tục thực hiện các nỗ lực để chống lại bất kỳ sự tham gia nào của các nước ngoài khu vực và không có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh trên biển Đông.
Trong bối cảnh như vậy của khu vực, dường như Bắc Kinh đang nỗ lực cố gắng để hàn gắn lại mối quan hệ với các nước láng giềng ASEAN, khi mà trong những tháng trước Trung Quốc đã tạo những sự việc bất mãn đối với họ. Đầu tiên là việc hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc thực hiện các chuyến thăm đến các nước nước trong khối nhằm giảm bớt căng thẳng giữa các bên tranh chấp. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến thăm năm quốc gia và lần lượt tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS ) - hai diễn đàn cấp cao để thảo luận về các vấn đề kinh tế và an ninh của khu vực. Trong khi Tổng thống Obama đã hủy bỏ chuyến thăm được lến kế hoạch của mình đến khu vực, thì hai nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bàn đến chuyện hợp tác về hàng hải, kinh tế với các nước trong khu vực và nhấn mạnh vào sự hội nhập khu vực. Bắc Kinh đã nhân cơ hội này để cải thiện mối quan hệ cảu mình với các nước láng giềng và đưa ra những quan điểm và mối quan tâm đối với an ninh trong khu vực của mình. Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Obama chuẩn bị cho sự thống trị của Trung Quốc tại hai hội nghị APEC và EAS. Thủ tướng Lý Khắc Cường theo sát với Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN năm 2013 và tiết lộ một chiến lược mới của Bắc Kinh trong mối quan hệ giữa Trung Quốc - ASEAN. Đánh dấu kỷ niệm 10 năm của mối quan hệ đối tác Trung Quốc - ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc đã đưa ra "khuôn khổ hợp tác 2+7" tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là các cuộc thương lượng nhằm mở rộng Khu vực Tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN. Mức độ của chuyến thăm đạt đến độ đủ lớn đã giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN vượt qua được giai đoạn khó.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á. Nguồn: internet
Chủ tịch Tập Cận Bình đến Jakarta vào ngày 02 tháng 11, ông đã bắt đầu một tour các chuyến thăm để tiếp tục hàn gắn mối quan hệ giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên ASEAN. Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Hạ viện Indonesia, ông trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thực hiện việc này tại Indonesia. Trong chuyến thăm này, Bắc Kinh và Jakarta đã nâng mối quan hệ song phương lên thành “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Phía Trung Quốc đã bày tỏ rằng cả hai bên cần trao đổi về tình hình kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và "cùng chung tay đưa mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN đi lên". Phó Tổng thống Indonesia Boediono lưu ý rằng "chuyến thăm nay của ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực đã phát huy tốt giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai nước.
Tiếp tục chuyến thăm, ông Tập sau đó thực hiện chuyến thăm Malaysia vào ngày 03 Tháng 10 năm 2013. Ông đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Malaysia để thảo luận việc tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ song phương Trung Quốc - Malaysia. Tập Cận Bình đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Malaysia Najib Razak và hai bên đã đồng ý nâng cấp mối quan hệ Kuala Lumpur và Bắc Kinh lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Ông Tập Cận Bình đã nêu ra một vài đề xuất về hợp tác song phương và nhấn mạnh về sự hội nhập kinh tế với khu vực. Phía Malaysia cũng cam kết thúc đẩu và phát triển mối quan hệ với Trung Quốc hơn nữa. Thủ tướng Chính phủ Malaysia tuyên bố rằng "Malaysia đã sẵn sàng tăng cường trao đổi và hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực trao đổi quốc phòng, khoa học công nghệ thực thi pháp luật, giáo dục, du lịch, … và giao lưu văn hóa. Phía Malaysia sẽ hỗ trợ đầy đủ các đề nghị của Trung Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á và Malaysia sẵn sàng xem xét tham gia".
Bắc Kinh cần thiết phải duy trì sự hội nhập đối với khu vực. Điều đó cần thiết đối với Trung Quốc trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia châu Á khác để giải quyết các vấn đề ở cấp độ khu vực, không để các vấn đề khu vực vượt ra ngoài phạm vi và không để cho một cường quốc nào ngoài khu vực can thiệp vào. Lưu ý một điều khá thú vị là các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc lại có sức hấp dẫn hơn đối với các nước láng giềng nói riêng và với cộng đồng quốc tế nói chung. Từ ngày 14 tháng ba năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi thăm một loạt các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Á và Hoa Kỳ.
Trung Quốc tỏ ra hoài nghi về chiến lược trọng tâm châu Á của Hoa Kỳ và phản đối lời kêu gọi của Washington đối với hòa bình và an ninh trong vấn đề Biển Đông. Do đó Bắc Kinh cần thiết phải cải thiện lại mối quan hệ đang xấu đi với các nước ASEAN để thúc đẩy sự hội nhập thành công vào khu vực. Các nàh lãnh đạo Trung Quốc đến thăm các quốc gia láng giềng Đông Nam Á tại một thời điểm khó khăn trong mối quan hệ với khu vực đã giúp họ giảm bớt căng thẳng và sự thù địch đang ở mức độ cao.
Bài phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (2013), ông đã lặp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về sự hội nhập với khu vực. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực hãy tăng cường sự tin cậy lẫn nhau để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Khi phát biểu về vấn đề Biển Đông, Lý Khắc Cường nhắc lại lập trường của Bắc Kinh về tự do hàng hải phải được đảm bảo lưu thông trên Biển Đông và kêu gọi các quốc gia cần giải quyết tranh chấp thông qua thảo luận và đàm phán song phương. Trong khi đó với việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc, Lý Khắc Cường lưu ý rằng "đơn phương đưa các tranh chấp song phương lên tòa án quốc tế là đi ngược lại DOC, trái với những sự đồng thuận đã đạt được giữa Trung Quốc và các nước ASEAN" . Philippines đã nói rất nhiều về các tranh chấp với Trung Quốc và họ tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ về vấn đề này. Bắc Kinh đã từ chối hợp tác với Manila trong việc đưa vấn đề tranh chấp lên Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh cho rằng các tranh chấp nên được giải quyết chỉ ở cấp độ song phương.
Đây cũng là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Lý Khắc Cường đến Brunei. Trong chuyến thăm này, Trung Quốc và Brunei đã quyết định tăng cường hợp tác hàng hải để thúc đẩy việc phát triển chung. Lý Khắc Cường sau đó tiếp tục chuyến thăm đến Thái Lan và ngày 11 và đến Việt Nam vào ngày 13. Tại Thái Lan ông Lý kêu gọi cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ Trung- Thái, ông Lý phát biểu rằng hai nước "đã là anh em tốt từ thời cổ đại". Ông nhấn mạnh việc đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung- Thái lên một tầm cao mới với những "cơ hội được tạo ra bởi sự phát triển của hai nước". Phát biểu tại Quốc hội Thái Lan, Lý Khắc Cường nhấn mạnh hơn nữa về mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia bằng cách kêu gọi hợp tác song phương cần chặt chẽ hơn nữa trong tất cả các khía cạnh. Ông nói rằng "quan hệ Trung- Thái Lan đã vượt ra ngoài phạm vi của mối quan hệ song phương" và hai quốc gia sẽ mở ra một trang mới của tình bạn Trung Quốc - Thái Lan. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đã đáp lại tình cảm của Bắc Kinh bằng cách đứng dậy và vỗ tay hoan nghênh khi ông Lý kết thúc bài phát biểu.
Chuyến thăm đến Việt Nam là một sự phát triển quan trọng trong quan hệ giữa Trung Quốc - ASEAN. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã trở nên căng thẳng hơn bởi các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Hà Nội và Manila đã thể hiện một cách rõ ràng sự thất vọng của họ với Bắc Kinh trong vấn đề này. Chuyến thăm ở cấp độ Thủ tướng với một thông điệp cho sự hợp tác và tình hữu nghị, nhằm giảm đáng kể những căng thẳng giữa hai quốc gia. Cả hai quốc gia đã ký vào một loạt các văn bản và thỏa thuận hợp tác. Nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm này, Lý Khắc Cường nói rằng "Trong chuyến thăm này của tôi, tôi và các nàh lãnh đạo Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận mới trong chiều sâu của mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam và hai nước cũng đã ký kết một loạt các văn bản và thỏa thuận hợp tác. Hy vọng hai bên sẽ hợp tác cùng nhau và thực hiện có hiệu quả sự đồng thuận này. Đặc biệt là thúc đẩy các hợp tác trên biển, trên bờ và hợp tác tài chính... [và] để nhân dân hai nước cũng như các nước láng giềng và thế giới thấy rằng Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn có khả năng và có đủ sự khôn ngoan để cùng nhau vượt qua khó khăn ... Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Việt Nam … nhằm thúc đẩy sự phát triển lớn hơn nữa của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam".
Tranh chấp hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông (ECS) đã ảnh hưởng đến động lực của khu vực Đông Nam Á. Như việc Washington tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực khi tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Philippines, do đó điều quan trọng là Trung Quốc phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng ASEAN của mình. Để đối phó với “chính sách kiềm chế Trung Quốc" của Hoa Kỳ thì Trung Quốc đặt ra kế hoạch thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các thành viên ASEAN.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và Nhật Bản càng trở nên chua chát với các hành động quyết đoán trong các tranh chấp hàng hải. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện một nỗ lực nhằm để duy trì và đẩy mạnh mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản với các quốc gia ASEAN. Kể từ khi nhậm chức vào tháng Mười Hai năm 2012, ông Abe đã đến thăm tất cả 10 quốc gia ASEAN. Nhật Bản đã có những sự hỗ trợ lớn đối với các nước Đông Nam Á, Bắc Kinh phải cẩn thận trong mối quan hệ song phương với các nước ASEAN. Trong việc hỗ trợ nhân đạo đối với Philippines sau cơn bão Haiyan, quốc tế đã việc trợ rất lớn cho Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bị chỉ trích vì sự trợ giúp quá 'keo kiệt' đối với thảm họa của hàng xóm . Hành động của Bắc Kinh khiến người ta lo ngại về một nước Trung Quốc hàng xóm thân chẳng thân thiện chút nào tại một thời điểm thảm họa của láng giềng, các phương tiện truyền thông quốc tế cho rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc như vậy là quá “ít ỏi” và là sự "xúc phạm".
Bắc Kinh đã có một sự khởi đầu với một thông điệp mở rộng của tình hữu nghị và hợp tác với một số nước thành viên ASEAN. Sự tham gia này của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á dường như là một chính sách mới của lớp lãnh đạo mới Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn chưa kết hợp được những thành quả ngoại giao và những nỗ lực và hành động của mình để phối hợp giải quyết các vấn đề khó khắn. Hiện nay, việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia thành viên ASEAN có vẻ như là chiến lược mới của Bắc Kinh nhằm để xoa dịu những căng thẳng ở Biển Đông.
Tác giả Darshana M. Baruah thành viên của Quỹ Nghiên cứu Observer, Delhi - Eurasiareview
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment