Trong khi cuộc khủng hoảng Ukraina chưa có dấu hiệu ra khỏi ngõ cụt với thỏa hiệp ngưng bắn mong manh, ngày 26/10/2014 Kiev tiến hành bầu cử quốc hội với khuynh hướng thân Mỹ và NATO, còn Miền Đông - các nước Cộng Hòa Donetsk và Luhansk ngày 2/11/2014 bầu cử để quyết định vận mệnh của mình. Âu Châu đe dọa áp đặt thêm những trừng phạt mới nếu Nga công nhận kết quả cuộc bầu cử này. Riêng Mỹ đang áp lực các quốc gia Á Châu tham gia cuộc cấm vận Nga lớn lao trên quy mô toàn cầu. Nga theo chính sách “con hổ bị thương” cắn răng chịu đựng, liên kết và hỗ trợ cho các quốc gia trung lập hoặc ghét Mỹ hoặc không có thiện cảm với Mỹ để dàn trận chống Mỹ.
- Đài truyền hình Fox News thuộc phe bảo thủ Mỹ ngày 14/10/2014 loan tin Serbia (Nam Tư cũ) trải thảm đỏ và diễn bình rầm rộ để tiếp đón Tổng Thống Putin viếng thăm Belgrade vào Thứ Năm 16/10/2014. Âu Châu lên tiếng chỉ trích cuộc tiếp đón này nhưng Serbia nói rằng họ cũng sẵn sàng chào đón nếu Ô. Obama muốn đến thăm. Rõ ràng thế giới dần dần chia thành hai phe thân Nga hoặc thân Mỹ như thời Chiến Tranh Lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, trái, và Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic trong một buổi lễ chào đón tại sân bay ở Belgrade, Serbia, Thứ 5, 16 Tháng 10, 2014
- Còn AFP trích dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên cho hay tuyến đường sắt nối Triều Tiên với Nga sẽ mở cửa vào tháng 10 tới. Khi đó, các chuyến tàu vận chuyển hàng hóa sẽ bắt đầu chạy từ thành phố Khasan, vùng Viễn Đông Nga, đến cảng Rason, khu thương mại tự do ở đông bắc Triều Tiên.Việc thi công nhằm sửa chữa tuyến đường sắt dài 54 km này được bắt đầu từ tháng 10/2008. Tuyến đường này sẽ nối liền với tuyến đường xuyên Siberia của Nga, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia. (VnExpress) Nếu Nga hỗ trợ mạnh mẽ cho Bắc Hàn thì đó là “con bài tẩy” khiến Nhật Bản, Nam Hàn không thể theo Mỹ để chống Nga.
- Riêng đối với Việt Nam, Nga vẫn tiếp tục cung cấp những vũ khí có khả năng tấn công và phòng thủ trên biển mà không đòi hỏi bất cử điều kiện nào. Voice of Russia ngày 14/10/2014 loan tin ”Nhà máy đóng tàu Sredne - Nevsky trong năm tới sẽ hoàn thành việc thực hiện hợp đồng trang bị vũ khí Nga cho sáu tàu tuần tra (tuần dương hạm) Việt Nam thuộc đề án TP-400. Hợp đồng đã được ký kết trong năm 2009. Dự án được người Việt Nam phát triển, thân tàu cũng do họ chế tạo, toàn bộ vũ khí trên tàu là của Nga.” Còn theo VOA tiếng Việt ngày 27/10/2014, “Hai tàu pháo (pháo hạm) trang bị tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng, vừa được giao cho lực lượng hải quân trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực quốc phòng trước tranh chấp Biển Đông căng thẳng. Hai tàu này được sản xuất tại xưởng đóng tàu Ba Son sử dụng công nghệ của Nga nằm trong số 6 tàu tên lửa hiện đại lớp MOLNIYA thuộc dự án 1241.8 mà xưởng này đặt (hàng) cho Hải Quân Việt Nam năm 2009. Các tàu này được thiết kế bởi xưởng đóng tàu Vympel, Nga.”
Comments[ 0 ]
Post a Comment