Bộ Quốc phòng Nga đã có một tuyên bố gây chú ý vào ngày 5 tháng 11 rằng, tàu tuần dương mang tên Moskva của hải quân Nga sẽ thực hiện một cuộc tập trận trên Biển Đông.
Tàu tuần dương Moskva được hạ thủy vào năm 1983, có lượng rẽ nước 11.500 tấn. Tàu đã rời căn cứ hải quân Nga tại Sevastapol, Crimea hôm 6/9, ngày 23 tháng 9 tàu gé cảng Sri Lanka và vào cuối tháng 9 thì ghé cảng Hy Lạp trước khi vượt kênh đào Suez vào giữa tháng 10. Tàu tuần dương Moskva thực hiện chuyến đi khắp thế giới và đến Biển Đông thực hiện một cuộc diễn tập bắn tên lửa diệt hạm, phòng không, phóng ngư lôi chống ngầm...
Các nhà phân tích cho rằng đây là một cuộc tập trận quân sự hiếm hoi của Nga trên Biển Đông. Các chuyên gia Hải quân cho biết rằng Biển Đông không phải là khu vực cốt lõi của Nga. Đây là một động thái quân sự hiếm hoi của Nga trên Biển Đông, thể hiện sự hiện diện về quân sự của Nga tại khu vực này. Trong quá khứ, Nga thường có các hành động quân sự ở khu vực này thường chú trọng trong lĩnh vực hàng không và các hoạt động của đội tàu ngầm hơn là các hoạt động của tàu chiến mặt nước.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Tổng thống Nga sẽ thăm Trung Quốc và tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC vào ngày 9 đến 11 tháng 11. Vì vậy, dư luận cho rằng hành động quân sự của tàu Moskva có khả năng liên quan đến các hoạt động của Putin tại Trung Quốc, có khả năng quân đội Nga và Trung Quốc thực hiện cuộc diễn tập chung.
Tuy nhiên, Biển Đông là nơi mà Trung Quốc luôn coi là khu vực "lợi ích cốt lõi, chiến lược" và "chủ quyền''. Do đó một con tàu hải quân quan trọng của hải quân Nga xuất hiện tại đây là điều khá bất thường, trong một trường hợp nào đó hành động này nêu bật tầm quan trọng của sự hiện diện về quân sự của Nga trên khu vực Biển Đông.
Nga là một nước lớn, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, Nga đang gây dựng lại vinh quang của thời Xô Viết, xây dựng một quyền lực toàn cầu là một điều hết sức rõ ràng. Chính sách đối ngoại của Nga có thể được kết hợp với một số yếu tố, chẳng hạn như quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, nhưng Nga sẽ không bao giờ chịu sự ảnh hưởng bởi bất kỳ thế lực nào, và Nga sẽ thực hiện một chính sách ngoại giao độc lập toàn diện, bao gồm cả ngoại giao quân sự.
Vì vậy, ngay cả khi chúng ta thấy rằng cả Trung Quốc và Nga có nhiều điểm chung trong nhiều vấn đề quốc tế, như việc ủng hộ về chiến lược và hợp tác với Nga trong vấn đề Ukraine, thì chính sách của Nga đối với Trung Quốc vẫn không thay đổi bao gồm cả các kế hoạch chiến lược cũng như vấn đề Biển Đông. Nga đã và đang giúp củng cố năng lực quốc phòng và vũ khí tấn công chiến lược cho Việt Nam, Ấn Độ... cũng như việc tăng cường hợp tác chiến lược với họ. Những động thái này của Nga không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược của Nga, mà còn nhằm để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương gé Cam Ranh lần đầu tiên từ năm 2002, tàu gé thăm vào thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa Việt Nam
Biển Đông trong những năm qua đã trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm. Trung Quốc và một số quốc gia khác đang có tranh chấp chủ quyền tại đây, trong khi đó Hoa Kỳ quay trở lại châu Á và tuyên bố Biển Đông là khu vực lợi ích cốt lõi. Trong khi đó các quốc gia như Việt Nam, Philippines đang xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các cường quốc làm cho Trung Quốc ngày càng lo lắng với ba lý do:
Thứ nhất, Nga và một số quốc gia khác đang vi phạm (cái gọi là )"chủ quyền"của Trung Quốc và làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông. Trung Quốc "đã nhiều lần phản đối" Việt Nam, Philippines không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với quy mô quốc tế...
Thứ hai, hành động quân sự trên của Nga trên Biển Đông như một thông điệp của Nga rằng, Trung Quốc có được phép hành động quân sự trên Biển Đông hay không là tùy thuộc vào Nga. Nga hàng động một cách độc lập, thể hiện là một sự phục hưng của nước lớn, đó là một quyết định khôn ngoan.
Thứ ba và quan trọng nhất, Trung Quốc và Nga trong các chiến lược vẫn và sẽ là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Nga hiện đang triển khai các lực lượng quân sự xung quang Trung Quốc, và hành động trên là nhằm để làm nổi bật sự hiện diện về quân sự và chiến lược của Nga, như vậy là đủ để thấy rằng Nga là đối thủ địa chính trị số một của Trung Quốc và không được đánh giá thấp. Trong trường hợp này, việc một tàu tuần dương quan trọng của Nga đến Biển Đông, đối với Trung Quốc đây chắc chắn không phải là điềm lành.
Nếu sự việc tàu Moskva diễn tập quân sự trên Biển Đông là sáng kiến của Trung Quốc thì đó là những cân nhắc chiến lược chưa đầy đủ và toàn diện, vì ngay cả khi Trung Quốc đang đối diện với sự kiềm chế của Hoa Kỳ, thì Trung Quốc cũng không có nhu cầu cần sự trợ giúp của Nga, mà sáng kiến này còn làm cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực bị kích thích và sẽ làm cho tình hình Biển Đông ngày càng trầm trọng thêm. Và nếu đó là hành động độc lập của Nga thì nó nhằm để chứng minh cho chính sách đối ngoại của Nga rằng, họ sẽ không bị giới hạn bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, có thể thực hiện các hành động quân sự trên bất kỳ khu vực nào của thế giới trong mọi điều kiện, nếu vậy Trung Quốc nên thận trọng và sử dụng các biện pháp đối phó thích hợp.
Sự hiện diện và khả năng can thiệp quân sự của Nga đối với khu vực là nghiệm trọng hơn nhiều so với sự hiện diện của Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ sẽ thực hiện nghĩa vụ quốc tế của họ, trong khi Nga lại đang khẳng định lợi ích riêng của mình.
Comments[ 0 ]
Post a Comment