Việt Nam - trọng tâm chính sách địa chính trị khu vực và toàn cầu của Ấn Độ
Saturday, November 1, 2014
Những sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây đã minh chứng một cách rõ ràng rằng chính phủ của ông Narendra Modi đã và đang đặt trọng tâm vào tham vọng quân sự và địa chính trị của Ấn Độ. Đó cũng chính là một sự thật hiển nhiên rằng, bất cứ một cường quốc lớn nào và đặc biệt là với một tham vọng toàn cầu thì lực lượng hải quân biển xanh phải có sức mạnh để có thể triển khai ở một khoảnh cách xa, không chỉ là nhằm duy trì ảnh hưởng mà còn là để ngăn chặn các cường quốc khác làm tổn hại đến lợi ích địa chính trị của Ấn Độ.
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam trở nên rất quan trọng đối với Ấn Độ vì nhiều lý do.
Thứ nhất, rõ ràng kẻ thù quan trọng nhất của Ấn Độ là Trung Quốc, họ đã bắt tay vào một chiến lược gọi là “chuỗi ngọc trai bao vây và kiềm chế Ấn Độ” ở Nam Á.
Việt Nam có thể là quốc gia láng giềng mạnh nhất của Trung Quốc về các kỹ năng quân sự; ở mức nào đó Việt Nam là quốc gia duy nhất đã đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh gần đây. Năm 1979, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam (cũng thật “tình cờ”, đây là thời điểm Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đang thăm Bắc Kinh, cuộc chiến như một cái tát vào mặt Bộ Ngoại giao Ấn Độ). Nhưng người Việt Nam đã chiến đấu một cách ngoan cường và đã gây cho Trung Quốc những tổn hại hết sức nghiêm trọng và buộc phải rút lui.
Thứ hai, Việt Nam hiện đang là nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông, Biển Đông nơi mà Trung Quốc xem như cái ao của riêng họ, nơi họ tự vẽ ra đường chín đoạn và tự coi đó là bản đồ vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Sự gây hấn nghiêm trọng gần đây nhất là việc Trung Quốc kéo giàn khoan dầu lớn vào vùng lãnh hải khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi mà mặt pháp lý là của người Việt Nam theo UNCLOS (Luật Biển của Liên Hợp Quốc). Một đội tàu nhỏ của Việt Nam cùng các tàu đánh cá đã chống chọi với lực lượng hải quân Trung Quốc, mặc dù cuộc đụng độ trên biển đã không có trưởng hợp tử vong nào, nhưng trên đất liền Việt Nam đã nổ ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc quy mô lớn...
Trong thời gian Việt Nam và Ấn Độ đang thảo lận về việc hợp tác khai tác dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam thì Trung Quốc đã tuyên bố cảnh báo Việt Nam và đe dọa Ấn Độ và yêu cầu Ấn Độ dừng hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông. Những lời đe dọa trên của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với tuyên bố một cách mỹ miều rằng Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”.
Và điều đáng chú ý là chính phủ của ông Modi đã chọn thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Ấn Độ để Ấn Độ và Việt Nam ký một loạt các thỏa thuận hợp tác về quốc phòng và khai thác dầu khí.
Trong chuyền thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tuần này. Tổng thống Narendra Modi đã chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một cách nồng nhiệt, và phát biểu rằng mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ với Việt Nam là “quan trọng nhất". Phát biểu này đã chuẩn xác cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Có thể thấy Modi đã không ngần ngại đối với Trung Quốc: Tại Nhật Bản, ông đã lên án "chính sách bành trướng" của một số quốc gia chưa nêu tên; ở Mỹ, ông đã có một tuyên bố chung với Tổng thống Obama về Biển Đông và đề nghị sự ưu tiên để "bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông". Các tướng lĩnh Việt Nam cũng đã và đang tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ trên Biển Đông, phía Việt Nam công bố sẽ mua bốn tàu tuần tra xa bờ từ Ấn Độ, cùng với một hạn mức tín dụng 100 triệu USD và việc Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam trong công tác huấn luyện.
Và trái ngọt là công ty dầu khí quốc gia ONGC Videsh Limited của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận để thăm dò và khai thác đối với hai lô dầu khí trên Biển Đông, trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nơi Trung Quốc ngang ngược tuyên bố là vùng biển của họ.
Có một vài lý do nữa cho mối quan hệ quân sự Việt Nam - Ấn Độ mà Ấn Độ đang theo đuổi. Một là, Ấn Độ có thể cho thuê một số khu vực nào đó của căn cứ hải quân không lồ ở Vịnh Cam Ranh, nơi được người Mỹ xây dựng từ thời chiến tranh Việt Nam, đây có thể coi như một phần của chiến lược hải quân biển xanh giúp hải quân Ấn Độ có thể vượt eo biển Malacca đến các điểm phía Đông.
Hai là, một nơi có thể còn quan trọng hơn, đó là cảng hải quân Hải Phòng ở phía Bắc Việt Nam. Đây là một cảng lớn, nhưng điều thú vị là nó nằm đối diện một cách trực tiếp với căn cứ hải quân quan trọng của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Hải Phòng chỉ cách Thành phố Tam Á ở Hải Nam khoảng 400km, tại đây có một căn cứ tàu ngầm hạt nhân hết sức tối mật của Trung Quốc. Việc tàu chiến Ấn Độ qua lại ở Hải Phòng sẽ làm cho hải quân Trung Quốc hết sức bận tâm...
Trọng tâm quyền lực thế giới đang chuyển từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực châu Phi-Tây Á-Ấn Độ-Đông Nam Á-Đông Á đang trở thành nguồn sức mạnh tăng trưởng và thương mại toàn cầu trong tương lai. Đặc biệt, một tuyến đường biển quan trọng từ eo biển Hormuz tới eo biển Malacca, nơi mang phần lớn các dòng chảy dầu mỏ cho toàn cầu của hiện tại và trong tương lai gần. Ấn Độ là một cường quốc quyền lực nằm ngay giữa vòng cung đó, Ấn Độ cần có những bước đi tích cực để đảm bảo rằng họ có thể trở thành quốc gia đảm bảo cho an ninh và hòa bình của khu vực và toàn cầu, việc Ấn Độ không ngừng gia tăng sức mạnh quốc phòng và các thỏa thuận đạt được với Việt Nam là một sự khởi đầu để Ấn Độ đạt được tham vọng của mình.
Tags:
Biển Đông,
VietNam-India
Comments[ 0 ]
Post a Comment