Trung Quốc tiến hành tấn công ngoại giao vào ASEAN
Thursday, November 13, 2014
Thủ đô của Myanmar trong ba ngày đã trở thành địa hạt để Trung Quốc khai triển các dự án của mình về tái cấu trúc cơ sở hạ tầng giao thông-liên lạc trong khu vực. Tại diễn đàn ASEAN và hội nghị cấp cao Đông Á (12-14 tháng 11), như đang chờ đợi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ thu hút sự chú ý của các thủ lĩnh “nhóm 10” ASEAN cũng như lãnh đạo Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia tới sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ở đây là chuyện nói về mở rộng số lượng thành viên tham gia vào các dự án như tạo lập tuyến đường biển và đường bộ của Con đường Tơ lụa từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, Ngân hàng Á châu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và khu vực tự do thương mại ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã sử dụng khá hiệu quả các cuộc gặp cấp cao phi hình thức của APEC tại Bắc Kinh để thúc đẩy những đề xuất này. Đang chờ đợi là cả ở Brisbane, nơi tiến hành hội nghị thượng đỉnh G20 vào những ngày 15-16 tháng 11, ông Tập Cận Bình cũng sẽ tích cực kêu gọi tiến tới hành động chung trong việc thiết lập những hành lang thương mại và giao thông mới từ châu Á dẫn đến châu Âu.
Theo quan điểm của ông Viktor Sumsky - Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường MGIMO, tại Naypyidaw thủ đô của Myanmar, cũng sẽ mở ra cuộc tấn công ngoại giao của Trung Quốc nhắm tới các nhà lãnh đạo ASEAN.
“Đề xuất của Trung Quốc phần nhiều phù hợp với những gì mà bản thân ASEAN mong muốn. Dù sao chăng nữa, các nước có kết nối tương hỗ với nhiều hạng mục trong kế hoạch phát triển tổng thể trên không gian ASEAN. Cuộc thảo luận về chủ đề này diễn ra đã mấy năm nay, và trong suốt thời gian đó các nước ASEAN xem Trung Quốc như là một đối tác quan trọng trong quá trình thực thi các dự án cơ sở hạ tầng. Tôi cho rằng sáng kiến của ông Tập Cận Bình sẽ nhận được phản hồi của họ”.
Nhìn toàn cục, cả Con đường Tơ lụa của thế kỷ 21, cả Ngân hàng Á châu đầu tư cơ sở hạ tầng mà phần lớn các chuyên viên gọi là phương án Trung Quốc thay thế cho Ngân hàng Phát triển châu Á, cả khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương – đều là những dự án địa chính trị, - như nhận xét của chuyên viên Yakov Berger từ Viện nghiên cứu Viễn Đông.
“Đây là những sáng kiến toàn cầu ở tầm chiến lược và có cơ sở. Không ngẫu nhiên mà các dự án này được ví với kế hoạch Marshall, từng thay đổi cấu trúc mối quan hệ quốc tế sau Thế chiến II. Sáng kiến của ông Tập có ý nghĩa quan trọng đối với châu Á, với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đối với thế giới. Đó là sự biến cải cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đề xuất phát triển công nghệ, thay đổi toàn bộ mạng lưới đường sắt, xa lộ, mạng tiềm năng cũng như bất kỳ mạng nào có thể liên kết toàn khu vực từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương. Đó là sự thay đổi trong hệ thống tài chính, mà chỗ dựa căn bản sẽ không chỉ riêng đồng USD mà cả những ngoại tệ khác, trước hết là đồng tiền quốc gia của Trung Quốc và các nước khác. Đó là sự thay đổi cả trong những khối hiện thực, bởi trong vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa sẽ gồm cả những vùng kém phát triển hơn so với Trung Quốc. Các địa bàn này đòi hỏi phải phát triển cả công nghiệp lẫn dịch vụ. Ý nghĩa quan trọng không kém là sự tái cơ cấu nền kinh tế thế giới, mà ở mức độ lớn cũng là tái cơ cấu chính trị”.
Xem xét tính toán của Bắc Kinh về tái cơ cấu hạ tầng giao thông-liên lạc trên không gian Á-Âu, giới chuyên viên đã gọi đây là cuộc bành trướng toàn cầu mới của Trung Quốc. Còn ở châu Á có phản ứng thận trọng trước đà “siêu hoạt tính” của Trung Quốc, - ông Viktor Sumsky nhận xét.
“Có sắc thái phản ứng khác nhau ở mỗi nước. Nhưng khi Trung Quốc là một thành tố động lực mạnh của nền kinh tế khu vực và toàn cầu, trong bất kỳ trường hợp nào nếu không đáp ứng tích cực sẽ rất khó. Quan trọng nhất là từ phía các cầu thủ lớn khác liệu có ai đưa ra đề xuất như vậy hay không? Bởi khi một nước hoạch định phản ứng với sáng kiến này hay đề xuất khác, thì có câu hỏi rất hệ trọng là chính nước ấy nên lựa chọn cái gì”.
Để thiết lập hành lang thương mại-giao thông Á-Âu, Trung Quốc đã thành lập Quỹ Con đườngTơ lụa. Và dự kiến đầu tư vào Quỹ này 40 tỷ USD. Trước đó, Bắc Kinh công bố rằng ở bước khởi động sẽ đóng góp 50 tỷ USD vào dự án Ngân hàng Á châu đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment