Những ngày qua trên kênh “Vesti” phát hành video Alice Romanova có tiêu đề "Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản và phương Tây.". Một trong những tướng lĩnh nổi tiếng của Trung Quốc đưa ra triết lý cổ đại của người Trung hoa “ Để ngăn chặn chiến tranh, cần phải chuẩn bị cho chiến tranh” và Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến - với ai không rõ, những các chính trị gia hàng đầu Bắc Kinh tuyên bố “ Trung Quốc là nước yêu chuộng hòa bình” Người Trung Quốc không có gen xâm lược, v.v. và v.v.
Truyền hình quốc gia Trung Quốc phát đi cuộc phỏng vấn với một tướng lĩnh cao cấp, ông Sun Sytszin. Chính ủy Viện hàn lâm khoa học quân sự không chỉ là một tướng lĩnh, mà còn là một triết gia. Điều đó cũng dễ hiểu nếu biết rõ lịch sử văn hóa lâu đời của Trung Quốc, ở đất nước Thiên triều này người ta bàn luận không chỉ ngày hôm nay, ngày mai mà còn đưa ra những kế hoạch thế kỷ. Viên tướng 3 sao nhận xét: “ Tỷ lệ tăng trưởng ngân sách quốc phòng ở mức hai con số - nghe ra có vẻ rất nhiều, nhưng trong sự phát triển các tổ hợp quân sự chúng ta còn tụt hậu phía sau rất xa.
Nói một cách chính xác, để đuổi kịp và vượt Mỹ, Trung Quốc cần có một bước “đại nhảy vọt” đột phá. Nước Mỹ đã lửa chọn châu Á Thái Bình Dượng là trong tâm chiến lược của thế kỷ 21 - tất nhiên không phải để làm rõ các mối quan hệ quốc tế với Việt Nam hoặc chống cướp biển và khủng bố. Bắc Kinh hiểu rất rõ điều này, dù ông chủ của phòng bầu dục có nói gì đi nữa. Trích đoạn những nội dung của cuộc phỏng vấn được phát hành trên các bản tin Trung Quốc, trên kênh TV CCTV dành cho nước ngoài bằng tiếng Anh. Bài phỏng vấn này nhanh chóng lan tỏa trên toàn thế giới và chiếm luôn các trang đầu của truyền thông quốc tế. Song song cùng với nó, truyền thông quốc tế cũng ngạc nhiên khi dịp này, Trung Quốc khá kín tiếng với những tình huống nóng bỏng trên thể giới như ISIS, Ukraine, MH 17 và những sự kiện khác nhưng rất nỗ lực trong việc phá hoại tình hình ổn định trên biển Đông. Chỉ số tăng ngân sách quân sự của Trung Quốc vào năm 2014 gây lên một sự kinh hoàng: số liệu công bố chính thức tăng 12,2% (đến 800 tỷ nhân dân tệ ). Hóa ra tên phóng từ tàu ngâm Jin có thể bay đến tận Alaska. Ông Sun Sytszin cho rằng, Trung Quốc có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trên biển: “ Chúng ta cần phải bảo vệ những lợi ích trên biên, khi chúng ta có khả năng làm được điều đó. Chúng ta xây dựng một lực lượng hạm đội hùng mạnh để bảo vệ quyền của chúng ta trên biển, Trách nhiệm trực tiếp của chúng ta - hợp tác cùng với tất cả các nước trên toàn thể giới để đảm bảo khả năng tiếp cận và an ninh trên tất cả các đại dương “ ông Sun Sytszin nói. Cần nhớ rằng viên tướng 3 sao này có hai chức danh: Chủ tịch hiệp hội “nghiên cứu nghệ thuật chiến tranh Tôn Tử” (Binh pháp Tôn Tử) và chỉnh ủy Viện hàn lâm khoa học quân sự Trung Quốc.
Như vậy đấy, không hơn không kém; Trung Quốc đòi hỏi khả năng tiếp cận và an ninh trên mọi vùng nước đại dương. Người đồng chí anh em Sun Sytszin đang thuyết phục những đối thủ của mình bằng luận thuyết “để tránh chiến tranh, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” trích dẫn lý luận về chiến tranh, được Tôn Tử viết ra từ hơn một nghìn năm trăm năm về trước. Viên tướng 3 sao đã rất cụ thể khi đưa ra luận điểm này, vấn đề “chủ quyền đảo” – là vấn đề đặc biệt quan tâm của chính quyền Bắc Kinh và cũng là vấn đề của các tướng lĩnh, vì chính họ mới là người thực hiện các chủ trương và mệnh lệnh của nhà cầm quyền. "Hiện đại hóa quân đội là nhằm mục đích bảo vệ nhà nước Trung Quốc và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ tịch Tập Cận Bình nói, không để một tấc đất nào của tổ tiên chúng ta để lại bị chiếm đoạt. Một số nước phương Tây không ngừng nỗ lực xây dựng các liên minh nhằm thách thức chúng ta. Vấn đề Đài Loan, tình hình quần đảo Senkaky (Điếu Ngư) và Biển Đông - đang đe dọa sự toàn vẹn. Bạn sẽ làm gì, giữ im lặng? "- ông nói trong cuộc phỏng vấn. Vấn đề “tổ tiên để lại” của đống chí chính ủy quả rất khó định đoán, tổ tiên của ông được tính từ thời điểm nào?
Viên tướng cũng nhắc lại vấn đề: đồng minh trong của Mỹ - Nhật Bản trong giai đoạn gần đây cũng tăng mạnh các chi tiêu quốc phòng. Chính sách của Tokyo tướng PLA nhận xét là “ những quan điểm hạn hẹp”. Theo ý ông ta, người Nhật không thể chấp nhận ngay cả ý tưởng xuất hiện bất cứ một đối thủ mạnh nào trong số các nước láng giềng. Về nước Nga, viên tướng không nhắc đến một lời, có thể do tình hình quá thuận lợi và Nga đang bị ràng buộc trong tư cách một đồng minh.
Những tuyên bố của tướng Sun Sytszin được đài truyền hình trung ương Trung Quốc biên dịch sang tiếng Anh cho cộng đồng thế giới và rõ ràng, những lời nói mạnh mẽ này không bay vào khoảng không vô định.
Trong nhiều tháng và những tuần gần đây, Washington liên tục tuyên bố: sự gia tăng hiển diện và các hoạt động của PLA trên khu vực phía Tây Thái Bình Dương gây cho Mỹ cảm giác bất ổn, bất chấp mọi lời tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, Mỹ vẫn theo đuổi chính sách thống trị mặt biển không đơn thuần chỉ trong phạm vi vùng nước này, mà trên toàn thế giới. Sự gia tăng nguy cơ Trung Quốc không đe dọa Mỹ, nhưng Nhà Trắng thực sự khó chịu. Với mục đích cảnh tỉnh Bắc Kinh, Mỹ đã ủng hộ các nước đồng minh trong khu vực, trước hết là Nhật Bản. Nhưng cho đến thời điểm này, các hành động kiềm chế Bắc Kinh chỉ giới hạn bằng các tuyên bố, Nhà Trắng trong các vấn đề Trung Quốc đã tỏ ra rất thận trọng và lựa chọn một giải pháp khác lưỡng toàn hơn.
Hiện Washington cần giải quyết các vấn đề khẩn cấp hơn: а) Trung Đông, sự nổi dậy của ISIS và các vụ chặt đầu người Mỹ và các phóng viên đến từ các nước dân chủ; b) Đồng minh ở Ukraine, nơi mà truyền thông phương Tây thổi cái bóng Putin lên đến mức, ngày mai có thể Nga sẽ đánh chiếm Canada (tin của báo chí Canada) đang thất bại và lúng túng; c) Ở nước Mỹ, các phong trào cực đoan và bạo lực đang phát triển đến mức không chỉ có Bộ Nội vụ được vũ trang bằng các lực lượng đặc biệt mà ngay cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có lực lượng của mình. d) Mức tín nhiệm của Tổng thống Mỹ và Nhà Trắng đang xuống thấp kỷ lục, tổng thống Barack Obama có quá nhiều vấn đề về những chính sách đối ngoại cũng như đối nội khiến cho không chỉ người dân mất lòng tin mà ngay cả các quan chức và chính trị gia hàng đầu cũng tỏ ra thiếu tin tưởng.
Đây là khoảng lặng đối ngoại của Mỹ và phương Tây, vô cùng thuận lợi đối với chính sách đã hoạt định của Trung Quốc. Không bỏ qua điều kiện có một không hai này, Bắc Kinh đẩy mạnh chiến lược xấm lấn biển đảo và hiện thực hóa đường 9 đoạn. Từ tháng 6 Trung Quốc đã ngầm đẩy mạnh bê tông hóa các hòn đảo nhỏ, mở rộng diện tích bằng phương pháp nhân tạo. Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Brunei, Việt Nam, Malaisia, Đài Loan và Philiphine, trong đó căng thẳng và nguy cơ xung đột đang hiện hữu đặc biệt với Việt Nam và Philiphine. Khi các đảo nhân tạo hoàn thành (thời gian được tính bằng ngày, không phải bằng tháng hoặc năm) PLA sẽ triển khai các sân bay quân sự, bước khởi điểm của ADIZ biển Đông, sau đó là hạm đội tàu cá và các đội giàn khoan HD khổng lồ, cuối cùng là chiến tranh hạn chế đánh chiếm đảo.
Tháng sáu, thị trưởng của khu đô thị Eugenio Bito-Kalaya Onon của Philiphines kể lại với các phóng viên: người Trung Quốc làm việc "ngày đêm không ngừng nghỉ", việc tạo ra các hòn đảo "sẽ cho phép Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát Biển Đông."
Mặt trận thứ hai của Trung Quốc - Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Tháng Chín vừa qua, Tajikistan đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trước đó, cuối tháng Tám, SCO đã tổ chức cuộc tập trận chung chống khủng bố quân sự chung "Sứ mệnh hòa bình 2014". Diễn tập tiến hành không phải nơi nào khác mà trên thao trườngChzhuzhihe (khu tự trị Nội Mông Cổ ở Trung Quốc). Cuộc diễn tập này có quy mô lớn nhất từ trước đến này của các lực lượng vũ trang SCO trong quá trình lịch sử của tổ chức. Thao trường Chzhuzhihe có đặc điểm phục vụ cho đào tạo và phát triển kỹ chiến thuật tác chiến đô thị. Hạ tầng gồm có các dãy nhà, ngân hàng, rạp chiếu phim, siêu thị, bưu điện, các tòa nhà văn phòng hành chính, đường và các nút giao thông v.v.v.
Điểm thú vị là, quy mô của diễn tập biểu dương các hoạt động hợp tác Nga Trung trong lĩnh vực quân sự và nhắc nhở các đối thủ của mình rằng, nếu Washington muốn có các đồng minh quân sự ở châu Á, trước hết là Nhật Bản thì Trung Quốc có Nga. Hợp đồng mua khí gas của Nga cũng là một trong những hành động nhằm giảm căng thẳng và tạo nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong tình hình xấu đi do xung đột, hơn thế nữa, hợp đồng này là kết quả của những đòn trừng phạt mà Washington ép các nước châu Âu phải tiến hành. Cũng có thể vì nguyên nhân “Bắc hòa Putin” mà viên tướng 3 sao không nói gì về Nga, những có thể một ngày kia…Nhiệm vụ của tướng lĩnh là tiêu diệt kẻ thù, còn các nhà chính trị thì bắt tay nhau. Những lới hứa hẹn, những hợp đồng, những cuộc viếng thăm và hội thảo, đường dây nóng và tuyên bố hùng hồn, tất cả chỉ là bức màn ngụy trang cho chiến lược nhằm tới lợi ích của ‘thiên triều". Như vậy, muốn tránh chiến tranh, Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh. Vấn đề còn lại là bao giờ PLA nổ súng, vì đạn dù sao đi nữa cũng đã lên nòng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment