Tại Triển lãm quốc tế LIMA 2013 ở Malaysia, Tổng Giám đốc cơ sở thiết kế chế tạo tàu ngầm của Nga "Rubin", ông Igor Vilnit thông báo về quá trình thực hiện hàng loạt đề án xuất khẩu tàu ngầm của Nga sang các nước châu Á. Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có bài viết về đề tài này.
Hai tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Nga sắp chuyển giao cho Việt Nam Việt Nam ngay trong năm 2013 sẽ nhận chiếc đầu tiên trong lô đặt hàng đóng 6 tàu ngầm mẫu đề án 636. Hiện tại chiếc tàu ngầm thứ nhất của Việt Nam mang tên "Hà Nội" đã được đưa vào thử nghiệm. Hồi đầu năm nay ở Nga cũng bắt đầu đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam. Đồng thời, các chuyên viên Nga đang giúp kiến thiết tại Việt Nam mọi cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành tàu ngầm cũng như huấn luyện thủy thủ sẽ phục vụ trên những con tàu này.
Tàu ngầm Lớp Kilo 636 Nga (1/3) Không loại trừ rằng mốc chuyển giao tàu ngầm đề án 636 cho Việt Nam thậm chí còn sớm hơn là thời hạn mà Tổng Giám đốc “Rubin” đã tuyên bố, - chuyên viên Nga Vasily Kashin nhận xét. Được biết là hiện đã hạ thủy cả con tàu thứ hai trong số đơn đặt hàng Việt Nam, còn đến tháng Tám dự kiến sẽ khởi động cả tàu ngầm thứ ba. Hoàn toàn có thể là trong năm 2013, Việt Nam sẽ nhận 2 tàu ngầm và 1 chiếc vào năm 2014. Toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước khi hết năm 2016.
Tàu ngầm Lớp Kilo 636 Nga (2/3) Như vậy, năm 2013 sẽ là mốc thời gian khai sinh lực lượng tàu ngầm của Việt Nam. Trước đây Việt Nam cũng cố gắng tạo lập lực lượng tàu ngầm, khi mua 2 chiếc tàu ngầm siêu nhỏ Yugocủa Bắc Triều Tiên, nhưng không thành công. Tàu ngầm Bắc Triều Tiên nhỏ bé tỏ ra yếu kém về khả năng chiến đấu.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 Nga (3/3) Theo quan điểm của chuyên viên Nga Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ, việc mua sắm tàu ngầm Nga đề án 636 đáp ứng đòi hỏi khách quan của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khu vực biển, và trên thực tế không phải là mối đe dọa với lợi ích của quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung. Lực lượng tàu ngầm hạn chế khó đem lại cho Việt Nam cơ hội giành chiến thắng trước hạm đội Trung Quốc vượt trội nhiều lần, nhưng cho phép đảm bảo duy trì qui chế cơ cấu độc lập tự chủ. Sự thiếu vắng lực lượng hải quân hiệu quả của riêng mình có thể buộc Việt Nam phải liên kết chặt chẽ hơn với các thế lực bên ngoài, như trường hợp xảy ra với Philippines. Trong khi đó, ít có khả năng diễn ra cuộc xung đột hiện thực giữa Việt Nam và Trung Quốc, bởi trên cơ sở chính sách quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam là theo hướng đường lối lôi cuốn Hà Nội đến mức tối đa vào hợp tác kinh tế-thương mại.
Tàu ngầm Lớp Kilo 636 Ấn Độ
Hướng triển vọng thứ hai về xuất khẩu tàu ngầm Nga sang châu Á là Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ đang chuẩn bị công bố cuộc đấu thầu mua sắm 6 tàu ngầm. Theo Tổng Giám đốc "Rubin" Igor Vilnit, Nga dự định mời chào người Ấn Độ các con tàu ngầm "Amur-950". "Amur-950" là phiên bản nhỏ hơn của tàu ngầm “Amur-1650”, mà hiện tại đang diễn ra cuộc đàm phán cung cấp với Trung Quốc. "Amur-950" có trọng tải choán nước ít hơn và tầm xa hoạt động nhỏ hơn, tuy nhiên thành phần vũ khí chỉ thua kém không đáng kể so với tàu lớn “Amur-1650".
Đặc tính của "Amur-950" là bố trí 10 tên lửa hành trình phóng thẳng đứng, mà khi cần thiết, có thể bắn cấp tập trong vòng 2 phút. Trong phương án đề xuất với Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm còn có thể được trang bị tên lửa hành trình siêu âm "BrahMos" do Nga-Ấn hợp tác chế tạo. Sự tham gia của Nga trong đề án "BrahMos" được coi là ưu thế quan trọng cho hồ sơ dự thầu Nga cho cuộc cạnh tranh sẽ có hiện diện các nhà sản xuất tàu ngầm của Pháp. Rõ ràng là những chiếc tàu ngầm kích thước tương đối nhỏ rất thích hợp sử dụng chỉ ở Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm Amur Nga
Cùng thời gian này, Nga cùng với phía Trung Quốc tiếp tục cuộc thương lượng về cấp thêm 4 tàu lớn "Amur-1650", mà 2 chiếc trong số đó có khả năng được trang bị trạm điện loại mới của Nga, hoạt động không cần tiếp cận áp suất không khí. Nhờ tăng tầm bơi xa, những con tàu của đề án "Amur-1650" sẽ có thể hoạt động ở Thái Bình Dương trong khoảng cách khá xa căn cứ. So với những con tàu đề án 636 trước đó đã cung cấp cho Trung Quốc, “Amur-1650" có khả năng giấu mình lớn hơn nhiều lần, tức là làm tăng cơ hội vượt qua hệ thống cảnh giới bố phòng của lực lượng Nhật Bản.
Các tàu ngầm diesel-điện hiện đại – là thứ vũ khí hiệu quả và tương đối rẻ, tạo cơ hội cho lực lượng hải quân của các nước đang phát triển châu Á đối đầu với những hạm đội hùng hậu của các nước phát triển, - chuyên viên quốc phòng Nga Vasily Kashin nhận định. Kinh nghiệm của cuộc chiến Falklands năm 1982 và những cuộc tập trận hải quân tiếp theo của NATO cho thấy rằng, khi biết điều khiển khéo léo những tàu ngầm này có thể qua mắt dàn bố phòng chống hạm ngầm của các nhóm tàu sân bay tấn công.
Comments[ 0 ]
Post a Comment