Những tuyên bố mới đây của một số chính trị gia cùng lãnh đạo quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đang khiến cho căng thẳng tại biển Hoa Đông và Biển Đông càng thêm phức tạp, thậm chí bao phủ một bầu không khí chiến tranh. Nếu những cuộc khẩu chiến hiện nay không được kiểm soát sẽ dẫn tới các hành động khó lường.
Khẩu chiến sẽ biến thành khai hỏa
Ngày 30/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc “chẳng còn gì để nói, cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột” khi đề cập tới căng thẳng với Nhật Bản xung quanh tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây được coi là phản ứng của Bắc Kinh trước tuyên bố hôm 29/10 của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi ông Itsunori Onodera coi hành động xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình với chiến tranh và điều này đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới.
Thời báo Hoàn Cầu cũng coi Mỹ là “kẻ đứng sau giật dây” Nhật Bản khiêu khích Trung Quốc” bởi Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á; đồng thời nhấn mạnh, chỉ cần Mỹ không công khai ủng hộ Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc thì Bắc Kinh cần bỏ qua thái độ của Washington để tập trung vào việc “chế áp khiêu khích của Tokyo”. Theo giới phân tích, sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại được dịp tái “dậy sóng” khiến dư luận quan ngại về viễn cảnh một cuộc xung đột vũ trang có thể được châm ngòi bất kỳ lúc nào.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 26/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: Tokyo nên giữ vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại “nỗ lực của Trung Quốc” trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao. Đáp lại tuyên bố này, ngày 26/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Tokyo đừng xem nhẹ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ bản thân.
Ngày 27/10, Thủ tướng Shinzo Abe lại tuyên bố: “Sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng trong khu vực”. Đây rõ ràng là cảnh báo trực tiếp nhằm vào Trung Quốc bởi Tokyo thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh tìm cách thay đổi nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Trường đại học Thanh Hoa Lưu Giang Vĩnh cho rằng, phát biểu hôm 27/10 của ông Shinzo Abe đánh dấu việc Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu khẳng định mạnh mẽ về mối đe dọa đến từ Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước thúc đẩy Nhật Bản trở thành lực lượng cốt lõi “kiềm chế Trung Quốc”.
Tàu ngầm “rồng đen” (SS-506) của Nhật Bản được hạ thủy ngày 31 tháng 10
Ngày 28/10, người ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố: những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ. Bà Hoa Xuân Doanh cũng chỉ trích những phát biểu gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe liên quan đến việc Trung Quốc âm mưu dùng vũ lực thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông.Cũng trong ngày 28/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho rằng, chỉ cần một máy bay của Trung Quốc bị bắn rơi, các mối thù hận “trong sâu thẳm” giữa hai nước sẽ bùng phát, cục diện Đông Bắc Á sẽ sụp đổ theo hiệu ứng dây chuyền, xung đột Trung - Nhật rất có thể diễn biến thành một cuộc chiến tranh cục bộ. Còn theo ông Lưu Kiến Dũng, chuyên gia về Nhật Bản thuộc Trường đại học Thanh Hoa, Trung Quốc: Nhật Bản đang triển khai một cuộc chiến tâm lý và dư luận. Trong khi đó, Giáo sư Ngưu Trọng Quân thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, tuy cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn có xung đột, nhưng rất khó để tránh những vụ khai hỏa nhầm!Những động thái đáng ngạiNgày 29/10, 2/5 tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần đảo Okinawa (giữa đảo Yonaguni và Iriomote) của Nhật Bản sau khi tham gia tập trận ở Thái Bình Dương. Trước đó (28/10), Trung Quốc lại “gây hấn” với Nhật Bản bằng việc điều các tàu tuần duyên đến khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, sẽ dùng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.Cũng trong ngày 29/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã cáo buộc những hành động của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông đang đe dọa đến hòa bình. Ông Itsunori Onodera coi việc trong tới 3 ngày liên tiếp, 4 máy bay quân sự Trung Quốc (2 máy bay ném bom và 2 máy bay cảnh báo sớm) liên tục bay qua lại eo biển Miyako nằm giữa đảo Okinawa và Miyako buộc Tokyo phải điều chiến đấu cơ cất cánh là động thái rất không bình thường. Do đó, Nhật Bản sẽ có những phản kháng thích đáng nhằm tránh những ảnh hưởng an ninh từ việc máy bay của Trung Quốc xâm nhập vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng cảnh báo, Bắc Kinh không nên chọc giận Tokyo.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản
Theo kênh truyền hình quốc gia Nhật Bản Nippon Hoso Kyokai, các máy bay của không quân Trung Quốc bị phát hiện ở gần không phận Okinawa trong 3 ngày liên tiếp và theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho 4 phi cơ bay thành đội hình trên khu vực phòng không của nước này. Trước đó, Tokyo từng cảnh báo, sẽ bắn hạ các máy bay tuần tra xâm nhập không phận Nhật Bản. Theo nhận định của bà Chikako Ueki, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Waseda, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ dọa suông bởi các quy định áp dụng cho máy bay có người lái khi xâm phạm không phận của một quốc gia cũng có thể được áp dụng trong trường hợp máy bay không người lái.Ngày 28/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, để đối phó với những hoạt động hải dương của Trung Quốc, Tokyo đang cân nhắc nhập máy bay trinh sát không người lái MQ-8 Fire Scout (hơn 160 chiếc), để kéo dài thời gian bay trinh sát, nâng cao khả năng giám sát tàu chiến và máy bay Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, Tokyo đã sử dụng máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Được biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng vừa công bố bản báo cáo sơ bộ dự toán ngân sách phòng vệ năm 2014, trong đó đặc biệt là kế hoạch mua sắm và triển khai vũ khí, trang bị hiện đại (của 3 lực lượng hải, lục và không quân) để đối phó với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tokyo còn đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự liên hợp Thái Bình Dương với lực lượng không, hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ ở Hawaii.Cũng trong ngày 28/10, Đài Truyền hình NHK Nhật Bản đưa tin, 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đang triển khai diễn tập đối kháng chiến đấu thực tế biển xa mang tên “Cơ động-5” ở vùng biển phía nam Okinawa, Nhật Bản (từ 18/10 đến đầu tháng 11). Đây được coi là động thái nhằm kiềm chế Nhật Bản bởi Tokyo và Bắc Kinh đang đối đầu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hoạt động của 3 hạm đội kể trên đã bị tàu chiến và máy bay do thám của nước ngoài theo dõi chặt chẽ. Hành trình bay của máy bay ném bom Trung Quốc luôn bị máy bay nước ngoài bám theo, biên đội tàu chiến Trung Quốc cũng bị tàu chiến nước ngoài bám sát trong cự ly gần. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, hoạt động và huấn luyện của máy bay Trung Quốc, trong đó có máy bay không người lái ở vùng biển có liên quan ở biển Hoa Đông phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.Theo mạng Tạp chí Forbes của Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe đang mạnh dạn dẫn dắt Nhật Bản bước lên con đường độc lập về ngoại giao và quốc phòng. Trong khi đó tờ Học giả ngoại giao của Nhật Bản, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng kiêu căng, gây thù chuốc oán với các nước xung quanh và Bắc Kinh luôn áp dụng chính sách “chia để trị” đối với các nước láng giềng, nhưng hiện kiên quyết gạt Philippines và Nhật Bản ra khỏi “cuộc chơi”. Bởi Bắc Kinh cho rằng, Tokyo và Manila đều là đồng minh của Mỹ và không có biên giới đất liền với Trung Quốc.Các nước hữu quan nâng cao cảnh giácNgày 29/10, Tân Hoa xã dẫn bài của trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” cho rằng, 5 năm tới, Ấn Độ có kế hoạch chi hơn 2 tỉ USD, mở rộng biên đội máy bay không người lái (UAV), trong đó có máy bay không người lái cỡ nhỏ (mini), để nâng cao năng lực tình báo, thông tin và giám sát biên giới. Trong tháng 10/2013, Lục quân Ấn Độ đã phát thư mời thầu để mua 49 máy bay không người lái nhằm theo dõi, giám sát và thu thập tin tức tình báo theo thời gian thực đối với các hoạt động, điều động nhân viên hoặc xe cộ, nhận biết mục tiêu và tin tình báo điện tử - thư tín. Và biên giới Ấn - Trung là một trong những địa chỉ ưu tiên của vấn đề này. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng từng cho rằng, Ấn Độ đã thể hiện sự kiên nhẫn của mình trong quan hệ với Trung Quốc về một loạt vấn đề, trong đó có tranh chấp biên giới.
Đã không ít lần những nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu quân đội phải sẵn sàng cho chiến tranh
Ngày 30/10, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, theo đó 2 nước tiếp tục tăng cường giao lưu quân sự, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển toàn diện và sẽ tập trận chung với sự tham gia của hải, lục, không quân trong năm 2014. Tờ The Straits Times từng dẫn lời ông Hishammuddin Hussein về việc xây dựng một căn cứ hải quân và thành lập lực lượng thủy quân lục chiến ở Bintulu. Và những động thái mới của Malaysia trên Biển Đông thời gian gần đây là tín hiệu cho thấy quyết tâm của Kuala Lumpur trong việc bảo vệ các lợi ích hàng hải của mình. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, mục đích thành lập căn cứ hải quân tại đây là nhằm bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và các vùng biển lân cận. Căn cứ hải quân thành lập mới ở Bintulu rất gần bãi cạn James ở cực Nam quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi Trung Quốc từng tập trận bất hợp pháp trong năm nay.Ngày 28/10, Mỹ đã hạ thủy khu trục hạm tàng hình mới nhất USS Zumwalt (có giá lên đến 3,5 tỉ USD) để phục vụ trong các chiến dịch bí mật. Đây được coi là động thái nhằm khẳng định vị thế độc tôn trên biển của Mỹ. Nhưng trước đó (25/10), trang web của Đài Phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đã viện dẫn quan điểm của ông Zbigniew Brzezinski, chuyên gia địa - chính trị nổi tiếng của Mỹ lại cho rằng, Washington đang đứng trước nguy cơ mất địa vị bá chủ thế giới. Thông tin này xuất hiện cùng thời điểm giới truyền thông Mỹ bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau, đồng thời cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan thì vị thế của Washington càng bị thu hẹp.Về phần mình, Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, Tư lệnh cụm tàu sân bay tấn công USS George Washington có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản cho biết, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ có tác dụng làm dịu những căng thẳng âm ỷ và các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh, sẽ có mặt ở Biển Đông nếu xảy ra xung đột. Ngày 28/10, tờ Philstar của Philippines đưa tin, Tập đoàn sản xuất máy bay AgustaWestland của Anh và Italia đã giành được gói thầu cung cấp 8 chiếc trực thăng tấn công AW-109 Power, trị giá 3,44 tỉ peso (khoảng 60,256 triệu USD) cho không quân Philippines. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo đã xác nhận thông tin này và cho rằng, số trực thăng này có thể được bàn giao vào năm tới nếu ngân sách sớm được phân bổ. Đây được coi là động thái tiếp theo kế hoạch nâng cấp quốc phòng của Philippines để đối phó với âm mưu độc bá Biển Đông của Trung Quốc.Ngày 28/10, Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) đăng bài “Ba lý do ngoại giao về Senkaku/Điếu Ngư nên bí mật” của chuyên gia khoa học chính trị Mira Rapp-Hooper ở Đại học Columbia (Mỹ). Theo chuyên gia Mira Rapp-Hooper, Bắc Kinh và Tokyo chắc chắn muốn thương thảo về việc tổ chức một cuộc gặp cấp cao để giải quyết căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hai bên hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, có ít nhất 3 lý do để hy vọng việc này sẽ tiếp tục. Thứ nhất, vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư liên quan đến yếu tố tình cảm dân tộc rất lớn. Thứ hai, các thông tin gần đây cho thấy hai nước không phải lần đầu tiến hành ngoại giao bí mật về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Thứ ba, ngoại giao bí mật có thể là một công cụ quan trọng vì các nước Đông Á và Mỹ rất quan tâm đến bản chất của thỏa thuận về Senkaku/Điếu Ngư.
Hồng Thất Công, Tuấn Quỳnh - PetroTimes
Comments[ 0 ]
Post a Comment