Nga đang bao vây Trung Quốc?
Tuesday, November 5, 2013
Nga đã và đang chơi một cuộc chơi mở rộng với gần như tất cả các láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Những bước đi này dường như Nga thực hiện với mục đích là để đảm bảo khả năng tự phòng vệ trước những ảnh hưởng của Trung Quốc.
Báo Diplomat đã theo sát các mối quan hệ ngày càng gia tăng giữa Nga và Trung Quốc trong những năm qua và đưa ra kết luận như trên. Ví dụ gần đây nhất của việc mở rộng các mối quan hệ này là chuyến đi thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Bắc Kinh vào tháng trước theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và là một phần của cuộc họp thường niên giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Những kết quả quan trọng nhất của cuộc hội đàm tập trung vào hợp tác năng lượng, một lĩnh vực phát triển cho mối quan hệ song phương trong những tháng cuối năm. Cụ thể, Tổng thống Medvedev cho biết, công ty dầu khi quốc gia Rosneft của Nga sẽ cung cấp thêm 10 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc trong vòng 10 năm tới. Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã mua 24.330.000 tấn dầu thô từ Moscow vào năm 2012. Hai nước cũng nhất trí cùng nhau xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và tiếp tục mối quan hệ hợp tác về hạt nhân.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dẫn lời phát biểu của ông Medvedev cuộc hội đàm: "mối quan hệ Nga - Trung Quốc là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện cả trên danh nghĩa và cả trong thực tế. Nga đã sẵn sàng tiếp tục mở rộng quy mô thương mại và đầu tư với Trung Quốc."
Thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt 88 tỷ USD vào năm 2012. Trong khi ở Trung Quốc, Tổng thống Medvedev cho biết hai bên hy vọng nâng cao mức thương mại hai nước lên 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD vào năm 2020.
Mối quan hệ cạnh tranh giữa hai quốc gia này đã có từ lâu, do đó những sự bùng nổ trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đã làm nhiều nhà phân tích phải đau đầu. Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy rằng Moscow đang tìm cách cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc, bằng cách mở rộng các mối quan hệ song phương với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Nga gặp nhau bên lề Hội nghị APEC 13
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản ông Fumio Kishida cùng Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã tổ chức cuộc đối thoại "2 +2" đầu tiên giữa Nhật Bản và Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tham dự cuộc đối thoại.
Hai bên đồng ý tổ chức một cuộc trận hải quân chung nhằm chống lại nguy cơ chủ nghĩa khủng bố và cướp biển, và cũng thống nhất hai bên sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 2 +2 thường xuyên hàng năm. Ông Lavrov đã thông báo với báo chí sau cuộc đối thoại rằng hợp tác song phương với Tokyo sẽ giúp giải quyết vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như các tranh chấp lãnh thổ.Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đồng ý tổ chức lại cuộc hội đàm 2 +2 trong tháng Tư khi ông Abe trở thành thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Nga trong gần một thập kỷ qua.
Việc mở rộng quan hệ quốc phòng giữa hai quốc gia này là điều đáng chú ý vì trên thực tế Nga và Nhật Bản về lý thuyết vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Việc đồng ý để chính thức chấm dứt tình trạng thù địch đã được thúc đẩy bởi tranh chấp lãnh thổ liên tục giữa hai nước ở quần đảo Kurile. Cả ông Abe và ông Putin vào tháng Tư đã đồng ý về việc tăng gấp đôi các nỗ lực để đạt được một thỏa thuận đối với quần đảo Kuril, nơi mà Liên Xô đã chiếm giữ trong những ngày cuối của Thế chiến II.
Thủ tướng Nhật Bản Abe đã gặp Shoigu và Lavrov tại Tokyo vào cuối tuần qua và khẳng định những cam kết của mình để kết thúc nhanh chóng những tranh chấp đang diễn ra. Các cuộc đàm phán đối với quần đảo tranh chấp sẽ được tiếp tục vào đầu năm tới.
Nga cũng đã tăng cường các mối quan hệ của mình đến cả hai miền Triều Tiên với một động thái cân bằng tinh tế. Vào tháng Chín, Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố rằng, Moscow đã đồng ý để xóa cho Bắc Triều Tiên trên 90% số nợ từ thời Liên Xô của họ, tổng cộng 11 tỷ USD. Còn lại 1 tỷ USD sẽ được xem như “khoản vay nóng" và sẽ phải trả dần trong suốt 20 năm tiếp theo.
Nga đang bán cho Việt Nam loại tàu ngầm tiên tiến nhất, ổn định nhất của phiên bản xuất khẩu mà bất kỳ khách hàng vũ khí nào cũng phải ganh tỵ với Việt Nam
"Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn mới của mối quan hệ phát triển và quan hệ tài chính giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên,"Đài tiếng nói Nước Nga cho biết.
Các chuyên gia cần lưu ý rằng thỏa thuận này đã mở đường cho việc Nga bắt đầu cấp các khoản tín dụng cho Bình Nhưỡng. Thỏa thuận này dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho những tiến bộ về dự án đường ống dẫn dầu, đường sắt … những dự án mà Nga đang theo đuổi.
Tháng trước, đã có thông báo rằng Nga đã hoàn thành việc xây dựng các liên kết đường sắt 54km với Bắc Triều Tiên. Những liên kết đường sắt này liên kết thành phố đông nam Khasan của Nga với cảng Rajin mới được xây dựng lại ở Bắc Triều Tiên. Tổng thống Nga Putin cuối cùng cũng quyết định kết nối với hai miền Triều Tiên thông qua đường sắt, tuyến kết nối này sẽ được kết nối với tuyến đường sắt xuyên Siberia. Với động thái này, Nga sẽ trở thành một điểm trung chuyển giữa châu Âu và hai miền Triều Tiên và các nước khác của châu Á. Những chuyến tàu đi bằng đường sắt sẽ chỉ khoảng 30 ngày, nhanh hơn so với vận chuyển hàng hải qua kênh đào Suez, mặc dù là chi phí có cao hơn.
Moscow đã hoàn thành dự án tương tự trong việc liên kết Đức và Trung Quốc thông qua tuyến đường sắt đi qua Nga .
Nga cũng đã chủ trương xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối với Hàn Quốc thông qua Bắc Triều Tiên, mặc dù những tiến bộ trong dự án này là khá chậm nhưng vẫn tốt. Moscow và Seoul nối lại đàm phán về đường ống dẫn này vào tháng trước. Tại Hội nghị APEC vào tháng trước tại Bali, ông Putin đã đưa ra ý tưởng rằng nếu có những lo ngại về việc Bình Nhưỡng, thì hãy xây dựng một đường ống dẫn khí dưới biển nối Nga và Hàn Quốc. Nhưng ý tưởng này đã vấp phải những hoài nghi của các chuyên gia do tính phức tạp về công nghệ.
Cả hai dự án đường sắt và đường ống sẽ được đưa vào chương trình nghị sự khi Tổng thống Putin thăm Seoul vào tuần tới để để hội đàm với Tổng thống Park Geun -hye. Hai nhà lãnh đạo này trước đây đã gặp nhau tại hội nghị G20 tại Nga trong tháng Chín.
Tại cuộc họp G20 Putin tuyên bố rằng, "Hàn Quốc là một trong những đối tác ưu tiên của chúng tôi trong khu vực. Chúng tôi luôn duy trì quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thương mại của hai nước đã đạt đến 25 tỷ USD và tăng thêm 3 % trong sáu tháng đầu năm nay."
Hàn Quốc đã công bố chuyến thăm sắp tới của ông Putin – và lên kế hoạch cho làm việc cho ngày 12-ngày 13 Tháng 11. Phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng Putin sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên của một trong bốn "cường quốc" (Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ) đến thăm Hàn Quốc kể từ khi bà Park Geun -hye nhậm chức tổng thống.
Ngày chủ Nhật vừa qua phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho biết rằng hai bên có ý định đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp Putin -Park. Dự kiến các tuyên bố chung vẫn hứa hẹn với việc đẩy mạnh các dự án kinh tế chung với Bắc Triều Tiên như thảo luận ở trên. Hai bên cũng sẽ thảo luận về hợp tác song phương về vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, những tuyên bố này sẽ có những ngôn ngữ cứng rắn hơn nhiều so với những ngôn từ đã sử dụng trong năm 2010 trong truyên bố chung Hàn Quốc – Nga.
Nga gần đây đã đẩy mạnh vai trò truyền thống của mình trong các cuộc đàm phán sáu bên nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong tháng Bảy, chuyến thăm Moscow của ông Kim Kye- Gwan đã đồng ý với Nga về việc khởi động lại vòng đàm phán sáu bên. Mặc dù các quan chức Nga vào thời điểm đó cho biết rằng sự khác biệt đáng kể của Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân vẫn còn, nhưng thời gian gần đây Moscow đã tham gia cùng Bắc Kinh trong việc thúc đẩy cho việc nối lại các cuộc đàm phán. Vào tháng Tám vừa qua, đại diện của Hàn Quốc tại các cuộc đàm phán sáu bên ông Cho Tae- Yong, cũng đã có chuyến thăm Moscow .
Trước chuyến thăm Hàn Quốc của mình, Tổng thống Nga Putin cũng sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam, một nước láng giềng Trung Quốc, Nga từ lâu đã duy trì một mối quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Vào năm 1979, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam và một phấn lý do chính của cuộc chiến là việc Trung Quốc lo lắng về sự bao vây đối với Trung Quốc khi quan hệ Liên Xô – Việt Nam gia tăng.
Ngay cả khi Nga gia tăng thêm các mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, thì một lần nữa Nga lại quay lại Việt Nam như là một phương cách tiềm năng để cân bằng sức mạnh của Trung Quốc. Như tác giả Stephen gần đây đã viết trên The Diplomat, để đạt được mục tiêu trên Nga đã "không chỉ âm thầm mà đã công khai chống lại sự xâm phạm của Trung Quốc và đang xây dựng một mối quan hệ quân sự - chính trị sâu sắc hơn với Việt Nam".
Cùng với Việt Nam, Nga cũng đã duy trì một mối quan hệ mạnh mẽ với Ấn Độ. Tháng trước, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tới thăm Moscow, ông đã có một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Putin. Một tuyên bố chung được công bố vào cuối hội nghị cho biết, Nga và Ấn Độ cũng sẽ "tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ tên lửa, tên lửa, công nghệ và các hệ thống vũ khí hải quân."
Ấn Độ dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận thuê của Nga một chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 2 với giá khoảng 1,5 tỷ USD, việc "thuê" các trang thiết bị vũ khí hạt nhân trong thực tế đây là một cách "bán" các trang thiết bị vũ khí hạt nhân trá hình.
Một cuộc họp quốc phòng song phương giữa Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin của Nga và Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony dự kiến diễn ra vào cuối tháng này tại Nga. Phát biểu trước cuộc họp sắp tới ông Rogozin cho biết,"Chúng tôi đã đưa ra một đề xuất trọn gói trong lĩnh vực sản xuất máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu, đây là những mối quan tâm của Ấn Độ. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về kế hoạch đóng mới tàu chiến và tàu ngầm.”
Hai bên cũng sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác trên các hệ thống theo định vị toàn cầu.Sau chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh vào tháng trước, quân đội Nga và Ấn Độ cũng đã tổ chức cuộc tập trận chung cấp tiểu đoàn làn đầu tiên giữa hai nước.
Theo Thediplomat
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment