Hậu quả của việc hủy chuyến công du Đông Nam Á
Saturday, November 2, 2013
Những ngày chính phủ Washington ngưng hoạt động cuối cùng cũng kết thúc, nhưng ảnh hưởng sinh động của nó chưa hết. Trong trường hợp này, hậu quả những ngày chính phủ ngưng hoạt động đang tiếp tục ảnh hưởng đến chiến lượng tái trọng tâm Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đó là sự thay đổi lớn mang tính định mệnh của chúng tôi về việc chuyển đổi những cam kết đối với thế giới Hồi giáo ở Trung Đông và Trung Á để tham gia vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc tiếp tục thực hiện những nỗ lực khác thường của họ với việc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một trong những nơi quan trọng nhất của thế giới, nơi mà phần lớn thương mại, năng lượng …đi qua đó, nơi có nguồn thủy sản dồi dào, khoáng sản trữ lượng lớn bên dưới với một kho tàng rộng lớn dầu khí. Tại đây Mỹ đã thực hiện một chiến lược lớn - nhằm tìm cách để tiếp tục duy trì mối quan hệ với một khu vực hưng thịnh của thế giới và là nơi có các siêu cường tiềm năng duy trong các cuộc mặc cả tranh giành ảnh hưởng - hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều nhìn thấy Trung Quốc như một mối đe dọa cần giải quyết. Nhưng những tai ương chính trị của chính quyền Mỹ đã thúc đẩy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”, và tất nhiên cần phải đặt ra câu hỏi sâu sắc về sự ổn định chính trị của nước Mỹ và những gì đáng tin cậy.
Chủ tịch nước mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, được nước lấn tới khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phải hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, vì chính phủ ngưng hoạt động. Tập Cận Bình đã không ngần ngại thể hiện không chỉ tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mà ông này còn thẳng thừng đi thăm hai nước mà chính Obama đã lên kế hoạch đi thăm nhưng đã huy kế hoạch vào phút chót. Tập Cận Bình đã “phết bơ” lên ASEAN ( Hiệp hội các nước Đông Nam Á ) bằng việc ông đã nói lên sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc gây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và tuyên bố hành động nhanh về việc xây dựng tuyến đường sắt liên kết các nước Đông Nam Á với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Kể từ đó Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã tiếp tục chính sách ngoại giao chuyên sâu, tạo thêm những giao dịch thương mại và đầu tư. Trong khi đó nền kinh tế Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên không thể tìm kiếm những hợp tác dầu khí chung và với các nước láng giềng đang bị đe dọa.
Sau khi kết thúc các thỏa thuận đầu tư trị giá 5 tỷ USD với Malaysia và 28 tỷ USD với Indonesia và hứa hẹn rất nhiều sự mở rộng thương mại, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thậm chí đã đến thăm Việt Nam, một kẻ thù cũ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam mà chính Việt Nam gần đây đã muốn có sự hỗ trợ của quân đội Mỹ trong các cuộc đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông. Một lần nữa khi nói lên sự vắng mặt của Tổng thống Obama và những cảnh tượng bất ổn của việc chính phủ Washington đóng cửa, ông Lý cũng các lãnh đạo Việt Nam không chỉ ký kết các hợp đồng cấp phéo đầu tư mà cả hai nước cũng đã đồng ý để lập nhóm làm việc chung để cùng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó những thỏa thuận này chỉ là một bước đầu tiên và không có gì liên quan đến những cuộc đối đầu với nhau trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đây chính là hậu quả của sự “yếu đuối” của Hoa Kỳ trong chính sách trên toàn cầu. Những thỏa thuận này cũng đã vượt ra khỏi những khẳng định trước đó của Việt Nam, rằng tất cả các tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng đa phương. Với Hoa Kỳ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đa phương là mong muốn tốt nhất. Vì hai lý do. Thứ nhất, bởi vì phương pháp đó làm giảm khả năng bị chia nhỏ ra từng nhóm từng nước tức phương pháp “chia để trị” của Trung Quốc, khi Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế và quân sự để áp đảo. Và thứ hai, bởi vì cách tiếp cận đa phương là phương pháp tốt nhất cho phép Mỹ như một nhà tư vấn cho một nhóm các nước đồng minh và thúc đẩy tập trung vào các giải pháp toàn diện phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Vì vậy, bạn sẽ làm gì khi bạn không đưa Tống thống đến đó, gửi một con tàu được đặt tên theo một vị tổng thống, để làm gì.
Siêu tàu dân bay George Washington, tên của vị Tổng thống đầu tiên, đây có lẽ là con tàu mạnh nhất của Hải quân Hoa Kỳ. Trong khi Obama ngồi ngoài cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á vì chính phủ ngưng hoạt động, tàu sân bay Washington và các nhóm tàu chiến khác vẫn trực chiến xung quanh khu vực Đông Á và các vùng nước liên quan 24/24.
Sau một tuần di chuyển lên xuống Biển Đông, hầu như tất cả những nơi mà tàu Washington của Mỹ đã đi qua đều nằm trong tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc, tàu đã tham gia vào một số cuộc tập trận chung với các quốc gia nói chung là đã mềm yếu trước Trung Quốc, tàu chỉ cần bỏ ra năm ngày để một ghé cảng tại Singapore, nơi nằm ở đầu kia của vùng biển về phía Nam Trung Quốc từ Trung Quốc. Sau đó, tàu Washington quay trở lại ra biển, tuần tra liên tục trong vùng biển Đông Á. Vâng có, Trung Quốc có một tàu sân bay, cũng đã ra mắt và gây ồn ào vào năm ngoái. Nhưng chỉ có một, đó là tàu Liêu Ninh, thực sự nó chỉ là một tàu tuần dương của Hải quân Liên Xô cũ, nó được mua từ Ukraine và Trung Quốc đã cẩn thận chuyển đổi thành một một tàu sân bay. Và cho đến nay, hải quân Trung Quốc vẫn đang học vận hành, cất cánh hạ cánh trên tàu sân bay, một công việc mà Hải quân Mỹ vẫn làm thường xuyên hơn 90 năm nay.
Trước khi ghé cảng tại Singapore, tàu sân bay George Washington đã tổ chức đón tiếp một phái đoàn lớn của các quan chức Việt Nam, họ lên tàu bằng máy bay của Hải quân Mỹ, và sau đó đi đến vịnh Manila.
Nơi rất có ý nghĩa với Hoa Kỳ, vào năm 1898 khi Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã nghiền nát lực lượng Tây Ban Nha tại vịnh Manila…
Để bây giờ có thể nói rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành công trong việc giúp thuyết phục Malaysia làm một điều gì đó. Malaysia đã thành lập lực lượng Thủy quân lục chiến dưới sự giám hộ của Thủy quân lục chiến Mỹ và quyết định xây dựng một căn cứ ở Biển Đông chỉ cách 60 km từ vùng biển tranh chấp, nơi mà Trung Quốc đã tổ chức tập trận hải quân lớn vào mùa xuân năm ngoái.
Tàu George Washington cùng đội tàu chiến chỉ tổ chức tập trận chung với Hải quân Malaysia, mặc dù không phải nằm trong những vùng biển như trên.
Kể từ khi Trung Quốc không rút khỏi tuyên bố bất thường của họ và tiếp tục xây dựng quân đội, hầu hết các nước láng giềng sẽ vẫn trông cậy vào Hoa Kỳ như một đối trọng. Nhưng ngay cả khi Barack Obama đã không được chứng minh được những lời hứa của mình, và mặc dù tàu George Washington là một con tàu cực kỳ ấn tượng, nhưng cũng không thể thay thế cho sự hiện diện của Tổng thống Obama.
Sự vắng mặt của mình tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Á với việc chính phủ ngưng hoạt động là điều rất tồi tệ. Cho dù Mỹ, một quốc gia Thái Bình Dương là siêu cường Thái Bình Dương, cho dù là Theodore và Franklin Roosevelt… Obama, hay bất kỳ tổng thống Mỹ nào khác đều cho rằng vấn đề là hoàn cảnh khó khăn và khoảng cách. Nếu thủ đô Mỹ là ở San Francisco hay Los Angeles hoặc San Diego hoặc Seattle, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn…
Thật không phải là dễ để một tổng thống Mỹ có thể công du đến châu Á. Và việc hủy bỏ một chuyến đi trong hai năm chuẩn bị thì hậu quả sẽ hết sức nghiêm trọng...
Chuyên viên phân tích chính trị William Bradley
Theo Huffingtonpost
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment