Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc (1)
Sunday, November 3, 2013
Thách thức đang nổi lên do hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến nước Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện tại và xây dựng những chiến lược mới, điều được minh họa bằng các cuộc tranh luận đang diễn ra về khái niệm “Tác chiến không-biển” (AirSea Battle - ASB), một khái niệm tác chiến mới được Bộ Quốc phòng đưa ra. Nhưng trong vô số những chiến lược có thể, ý tưởng về một chiến lược phong tỏa đường biển cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Bằng cách thực hiện phong tỏa đường biển, Mỹ sẽ khai thác sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào ngoại thương, đặc biệt là dầu mỏ, để làm suy yếu nhà nước Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa có tổ chức cẩn thận vì thế có thể trở thành một công cụ ghê gớm của sức mạnh quân sự Mỹ góp phần khắc phục thách thức đầy áp lực từ hệ thống vũ khí chống tiếp cận/phong tỏa khu vực(A2/AD) đáng gờm của Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa cũng có thể dễ dàng kết hợp với các chiến lược quân sự thay thế, kể cả những chiến lược dựa trên khái niệm ASB.
Trong bối cảnh một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ, nước Mỹ có thể cố gắng biến sức mạnh quốc gia lớn nhất của Trung Quốc - mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu, tăng trưởng bùng nổ của họ - thành một nhược điểm quân sự lớn. Để làm như vậy, Mỹ sẽ thực hiện một cuộc phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc nhằm bóp nghẹt phần lớn hoạt động thương mại hàng hải của Trung Quốc. Trong những các điều kiện thuận lợi, Mỹ sẽ có thể giành chiến thắng bằng cách làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc đủ nghiêm trọng để buộc họ ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, một chiến lược phong tỏa phần nhiều bị bỏ qua, có lẽ vì các chiến lược chiến tranh kinh tế dường như vốn đã là sai lầm trong điều kiện tồn tại các mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng nếu một cuộc xung đột nghiêm trọng nổ ra giữa hai nước, thì các lợi ích an ninh trực tiếp của hai nước sẽ nhanh chóng vượt lên trên sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại của họ và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho cả hai bên, bất kể một cuộc phong tỏa có được áp đặt hay không.
Ngay cả khi một cuộc phong tỏa không bao giờ thực hiện, thì khả năng thực hiện nó vẫn sẽ tác động đến chính sách của Mỹ và Trung Quốc vì lý do răn đe. Chiến lược khu vực của Mỹ được xác định trên niềm tin rằng, một cán cân quân sự có lợi sẽ răn đe và ngăn cản những âm mưu tiềm tàng của Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, do đó có tác dụng trấn an các đồng minh và duy trì sự ổn định chiến lược.
Khả năng thi hành một cuộc phong tỏa ảnh hưởng đến tính toán này còn có thể có ảnh hưởng tương ứng đến các hành động của Mỹ và Trung Quốc, cả về quân sự và phi quân sự, vốn được dựa trên sự nhận thức về nó. Nếu một cuộc phong tỏa đường biển là một chiến lược khả thi, nó sẽ tăng cường hệ thống răn đe của Mỹ và làm giảm hiệu lực của bất kỳ nỗ lực tiềm năng nào của Trung Quốc nhằm ép buộc Mỹ hay đồng minh.
Hơn nữa, nếu tính khả thi của một cuộc phong tỏa có thể được nêu lên một cách rõ ràng, nó sẽ còn nâng cao sự ổn định khủng hoảng và làm giảm triển vọng leo thang do sự hiểu lầm ở cả hai bên về cán cân sức mạnh trong khu vực. Tóm lại, đúng như Elbridge Colby đã nói: “Một câu thành ngữ vẫn còn đúng là cách tốt nhất để tránh chiến tranh vẫn là hãy chuẩn bị cho nó”.
Trong khi một cuộc phong tỏa không phải là một điều không thể hoặc không thích hợp trong mọi tình huống, thì nó cũng không phải là một công cụ sẵn sàng trong kho vũ khí của Mỹ và sẽ chỉ khả thi chủ yếu trong những phạm vi nhất định. Quan trọng nhất, nhiều nhà bình luận bỏ qua một thực tế là một cuộc phong tỏa chính là một chiến lược phụ thuộc vào bối cảnh, điều phụ thuộc chủ yếu vào môi trường khu vực.
Bối cảnh chiến lược
Việc phong tỏa sẽ không được Mỹ khinh xuất sử dụng do chi phí tiềm năng lớn của nó. Do đó, Washington có thể sẽ chỉ xem xét thực hiện phong tỏa trong một cuộc xung đột kéo dài liên quan đến những lợi ích sống còn; bất cứ lý do gì nhỏ hơn sẽ không hợp lý khi phân tích chi phí-lợi ích cơ bản.
Nhưng quan trọng hơn là một chiến lược phong tỏa sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của nhiều bên thứ ba trong khu vực. Nói cho cùng, hoạt động thương mại của Trung Quốc được thực hiện trên các vùng biển chủ yếu là kết quả của những tính toán kinh tế, chứ không phải là do những hạn chế vật lý; nếu Trung Quốc bị phong tỏa, họ sẽ chuyển sang các nước giáp giới để xin giúp đỡ.
Trong khi nhiều nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không thể tạo ra sự khác biệt chiến lược vì địa lý hiểm trở hoặc lãnh thổ của họ quá nhỏ, ba nước có thể có vai trò thiết yếu là Ấn Độ, Nhật Bản, và Nga. Nhật và Nga sẽ rất quan trọng trong việc giúp Mỹ cắt đứt các tuyến đường thương mại của Trung Quốc tương ứng ở phía nam và phía đông thông qua việc cấm vận quốc gia đối với Trung Quốc và gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn của họ cùng làm như vậy. Nếu không có sự hợp tác của họ, nhiệm vụ của Hoa Kỳ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nước cuối cùng trong ba nước láng giềng đó của Trung Quốc là Nga sẽ là có vai trò then chốt để phong tỏa thành công, và có thể làm nghiêng cán cân của phong tỏa nghiêng về phía lợi cho Trung Quốc hay Mỹ. Một mặt, Nga có vị trí khá thuận lợi để giảm bớt ảnh hưởng của cuộc phong tỏa đối với Trung Quốc. Hoạt động thương mại của Nga sẽ được miễn dịch trước sự ngăn chặn của Mỹ do kho vũ khí hạt nhân và các lực lượng, vũ khí thông thường của Nga có thể ngăn cản bất kỳ mưu toan ép buộc quân sự nghiêm túc nào của Mỹ.
Nhưng mặt khác, nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc cũng có thể rung hồi chuông báo tử cho khả năng chống phong tỏa của Trung Quốc. Ở cấp độ chính trị, Moscow vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đối với các quyết định ở thủ đô các nước láng giềng Trung Á của Trung Quốc và có thể thuyết phục họ từ chối lời cầu xin của Trung Quốc để các nước này đóng vai trò như các quốc gia quá cảnh. Nga cũng có thể đảm bảo rằng, hai nhà sản xuất dầu láng giềng của Trung Quốc sẽ không còn cung cấp dầu cho Trung Quốc nữa.
Vì thế, để thực hiện được một cuộc phong tỏa có hiệu quả chiến lược đối với Trung Quốc, Mỹ sẽ cố gắng xây dựng một “liên minh tối thiểu” với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga. Nếu cả ba quốc gia cùng chung sức tham thực hiện cuộc phong tỏa của Mỹ, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào vòng kiềm tỏa bóp nghẹt cả về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, nếu không được thế, thì chiến lược phong tỏa sẽ “khu vực hóa” một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ theo một cách cơ bản là bất lợi cho lợi ích của Mỹ.
Một liên minh tối thiểu như vậy chỉ có thể ra đời theo một cách duy nhất: nhằm vào những sơ hở của hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm giành quyền bá chủ khu vực vốn có tác động thúc đẩy một sự ủng hộ của khu vực đối với sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ. Nếu không có yếu tố một Trung Quốc hung hăng, thì hành động cấm vận tập thể sẽ bị cản trở bởi những hậu quả tiềm năng của cuộc phong tỏa, trong đó hậu quả không nhỏ là nguy cơ xảy ra xung đột khu vực lớn hơn với Trung Quốc. Bốn nước (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Nga) khó có khả năng tập hợp với nhau quanh một chính sách kiềm chế tiềm ẩn cho đến khi mỗi nước đều cảm thấy, lợi ích quốc gia của mình có thể bị Trung Quốc đe dọa trong tương lai.
Trong khi một khả năng như vậy hiện tại có thể cảm thấy xa vời, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga đều lo ngại, Bắc Kinh có thể một ngày nào đó kết luận là họ phải sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích của mình và để giải quyết nan đề an ninh của họ trong những điều kiện thuận lợi. Cả bốn cường quốc ngày càng tìm cách bảo hiểm tiền đặt cược của họ để chống lại khả năng này. Nếu sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á tiếp tục tăng, thì sự liên kết giữa cả bốn quốc gia này sẽ được tăng cường, không phải vì bất kỳ niềm tin nào về ý định hiếu chiến của Trung Quốc, mà là vì sự bất định hoàn toàn về vị thế tương lai của họ.
Thách thức về mặt thực thi phong tỏa
Kể cả khi giả định rằng, Mỹ có thể tập hợp được một liên minh cần thiết, họ sẽ dứt khoát phải đối mặt với thách thức về thực thi phong tỏa gây rắc rối cho tất cả các chiến lược phong tỏa hiện đại.
Về mặt tác chiến, các cuộc phong tỏa được đặc trưng bởi khoảng cách từ bờ biển của quốc bị phong tỏa và chúng có hai hình thức: gần và xa. Một cuộc phong tỏa gần thường được thực thi bằng cách lập một hàng rào của các tàu chiến ở ngoài khơi bờ biển đối phương để lục soát tất cả các tàu buôn đến hoặc đi và ngăn chặn các tàu chở hàng lậu. Tuy nhiên, trong một thế kỷ rưỡi qua, các cuộc phong tỏa gần ngày càng trở nên nguy hiểm do các nước tham chiến đã phát triển được công nghệ tung sức mạnh từ bờ biển của họ. Để đối phó, các cường quốc tiến hành phong tỏa đã chuyển sang phong tỏa từ xa. Một cuộc phong tỏa từ xa giúp tránh được các nguy cơ về quân sự vì ở gần bờ biển đối phương bằng cách bố trí lực lượng, phương tiện phong tỏa ở xa, nhưng vẫn ngăn chặn được các tuyến đường biển của đối phương và do đó, nó triệt phá được hoạt động thương mại của đối phương giống như phong tỏa gần.
Một cuộc phong tỏa gần hay phong tỏa từ xa đối với Trung Quốc một mình nó không thể thành công do những hạn chế đặt ra bởi những yêu cầu quân sự và bản chất của thương mại hàng hải. Một mặt, một cuộc phong tỏa gần thông thường sẽ cực kỳ khó khăn vì Mỹ muốn giảm thiểu các nguy cơ quân sự cho các tàu chiến Mỹ. Một khi tiến gần hơn lãnh thổ Trung Quốc, các lực lượng Mỹ sẽ ngày càng đặt mình vào tầm uy hiếp của các hệ thống A2/AD của Trung Quốc, có thể làm hạn chế quyền tự do hành động của họ và kết quả là những tổn thất nặng nề. Các lực lượng Mỹ có thể tránh được mối đe dọa từ hệ thống A2/AD của Trung Quốc bằng cách tiến hành cuộc phong tỏa gần bằng các tàu ngầm, lực lượng không quân tầm xa và thủy lôi; nhưng bằng cách đó, cuộc phong tỏa cũng sẽ mất đi phần lớn khả năng của mình phân biệt giữa hoạt động thương mại trung lập và và hoạt động thương mại của kẻ thù.
Mặt khác, logic đằng sau các cuộc phong tỏa từ xa thông thường cũng bị mất hiệu quả như thế bởi các nhu cầu cấp thiết của thương mại hiện đại. Ngày nay, nguyên liệu thô và hàng hóa chở trên tàu biển có thể được bán và bán lại nhiều lần trong một hành trình, vì thế không thể biết quyền sở hữu và điểm đến cuối cùng của hàng hóa trên tàu cho đến tận khi tàu cập cảng. Mặc dù Mỹ có thể thiết lập một cuộc phong tỏa từ xa thông thường ngăn chặn tất cả các tàu thuộc sở hữu Trung Quốc hoặc mang cờ Trung Quốc, Trung Quốc vẫn có thể đơn giản là mua hàng hóa của các tàu chở hàng trung lập sau khi chúng đã đi qua vòng đai phong tỏa, làm thất bại hoàn toàn mục đích của cuộc phong tỏa.
Phần tiếp
Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc (2)
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment