Trước khi cuộc chiến 1979 diễn ra thì với tinh thần Quốc tế Cộng Sản, nhân dân, chính phủ Trung Quốc cùng các nước XHCN anh em đã có những sự giúp đỡ chí tình đối với nhân dân Việt Nam trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nước mắt của kẻ xâm lược
Tháng 11 năm 1977, Tổng Bí thư Lê Duẩn phát biểu rằng "Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc, 700 triệu người dân Trung Quốc đã mạnh mẽ ủng hộ nhân dân Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương vững chắc cho nhân dân Việt Nam."
Không ai ngờ rằng, cuộc chiến Việt - Trung lại nổ ra ngày 17 tháng 2 năm 1979, tại thời điểm đó Chủ Tịch Cuba Fidel Castro là người lên tiếng phản đối cuộc chiến này một cách mạnh mẽ nhất và sau đó là chủ tịch Hoxha của Albania. Trung Quốc đã khá sốc khi bị sự lên án mạnh mẽ của các nước trên thế giới.
Cộng đồng Quốc tế đã có những phản ứng khác nhau
1. Chính phủ Lào đưa ra tuyên bố :"Chính phủ và nhân dân Lào không muốn nhìn thấy sự kiện này, lập trường của Lào là không thay đổi, chúng tôi kêu gọi các bên tạo khung hợp tác để cùng ngồi lại bàn đàm phán. Tất cả các binh lính Trung Quốc phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay lập tức." Rõ ràng chính phủ Lào đã công khai hỗ trợ chính quyền Việt Nam.
Phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam
2. Với Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô ngài Gromyko khẳng định: "Ngay lúc này Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam thời điểm này chưa phải là quá muộn, thực hiện càng sớm càng tốt." Có thể thấy Liên Xô đã ra lời cảnh báo rất cứng rắn và dứt khoát.
3. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng: "Trung Quốc có quyền trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và là nước đóng vai trò ảnh hưởng chính trị nhất định đối với khu vực... Tuy nhiên xung đột Việt - Trung cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình." Rõ rằng tuyên bố của Mỹ vẫn còn nặng yếu tố Liên Xô. Trong khi đó các tàu chiến của Liên Xô vì mối liên minh với Việt Nam, họ đã đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
4. Anh và Úc: "Hai nước này đã chính thức ngưng cung cấp tài chính tái thiết cho Việt Nam để phản đối cuộc chiến của Việt Nam tại Campuchia." Văn bản này không đề cập đến hai từ "Trung Quốc" ...
5. Chính phủ Pháp cho biết :"Việt Nam nên từ bỏ cuộc chiến tại Campuchia để làm giảm những lo ngại từ phía Trung Quốc, phía Liên Xô đã nhiều lần đe dọa họ sẽ tham gia vào cuộc chiến. Tuy nhiên văn bản này cũng cho biết Trung Quốc không nên lâm vào cuộc đối đầu rủi ro với Liên Xô." Những tuyên bố của Pháp thể hiện sự lo lắng đối với thế lực của Liên Xô, rõ ràng Pháp đang nghiên về Trung Quôc.
6. Chính phủ nội các Nhật Bản: "Nhật Bản tỏ thái độ hối tiếc cho hai bên khi đã để xẩy ra cuộc chiến." Rõ ràng đây là một phát biểu mang tính chất thông lệ ngoại giao, bởi vì chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã bị Hoa Kỳ chi phối từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2.
Với các quốc gia Đông Nam Á, họ không vội vàng xúc phạm Trung Quốc, đó là tuyên bố cơ bản của các nước ĐNA. Chỉ có Singapore, nước này đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc bởi ảnh hưởng của cuộc chiến đối với sự suy thoái của kinh tế Việt Nam.
Một số các quốc gia và vùng lãnh thổ họ đã nghiêng về phía Trung Quốc?
Theo một bình luận của báo chí Hồng Kông cho rằng: Trung Quốc đã buộc phải sử dụng vũ lực, và đây là lần đầu tiên. Liên Xô đã kích động một cuộc đấu với Trung Quốc với hai mục đích: Trung Quốc hiện đang trải qua một chiến dịch hiện đại hóa với quy mô rộng lớn và tất cả các nỗ lực đã và đang tập trung cho sự kiện này. Nhưng với Liên Xô thì lại khác, một Trung Quốc hiện đại và lớn mạnh sẽ là một nguy cơ xấu đối với Moskva... Quan trọng hơn là Liên Xô ngày càng cảm thấy bị cô lập trên thế giới. Ngoài các đồng minh Liên Xô thì trong mắt người Trung Quốc, cả thế giới lên án cuộc chiến mà Việt Nam đang can thiệp tại Campuchia... theo những luận điệu của Bắc Kinh thì: "Hà Nội liên tiếp chọc tức và từ chối thương lượng hòa bình để giải quyết bất đồng và cuối cùng Bắc Kinh không thể chịu đựng nổi."
Lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng các phương tiện tuyền thông Hồng Kông để tuyên truyền cho cuộc chiến, lại có các phân tích của Đài Loan cho rằng Trung Quốc đã cố gắng để phá hủy tất cả các công sự và loại bỏ các lực lượng chính của Việt Nam tham gia vào cuộc chiến để làm ra vẻ rằng quân đội Trung Quốc đã có được những sự tiến bộ đáng kể trong thời gian gần đây.
Chính phủ Pakistan có một tuyên bố ngoại giao làm tổn thương lòng tự trọng của người Việt Nam, Pakistan cho biết: "Vi phạm hiện nay của Bắc Kinh rõ ràng là để làm cho Hà Nội kiệt sức trong việc hỗ trợ vấn đề Trung - Ấn và cả thế giới phải khẳng định lại một lần nữa rằng Bắc Kinh không phải là một con hổ giấy". Đó là tuyên bố của Pakistan. Sau khi cuộc chiến Việt - Trung kết thúc, Pakistan cho biết Ấn Độ đã bí mật hỗ trợ Việt Nam và điều đó là một trong những lý do cho mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Pakistan và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn.
Thái độ của Bắc Triều Tiên đối với Việt Nam rất đáng xem xét
Bắc Triều Tiên và Việt Nam cùng thuộc khối XHCN và Chủ tịch Kim Nhật Thành cũng theo dòng tư tưởng Stalin, với việc Liên Xô, Cuba lên án Trung Quốc, ngoài Nam Tư thì gần như tất cả các nước Đông Âu, thậm chí cả các đồng minh của Trung Quốc tại châu Âu như Albania đã công khai đứng về phía Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn không thể ngờ và ngỡ ngàng bằng thái độ của Kim Il Sung của Bắc Triều Tiên .
Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) đã chống lại áp lực của điện Kremlin với các dọng điệu chua chát: "Khi có tham vọng nhưng không đủ sức và cộng với sự "ngớ ngẩn", các lãnh đạo Việt Nam đã đưa đến việc phá hủy nền kinh tế, gây nguy hiển cho nền độc lập của quốc gia họ! Một cuộc chiến với Trung Quốc, tôi không thể đánh giá hết mức độ thiệt hại, chính phủ Bắc Triều Tiên và một số nước chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong cuộc "chiến tranh tự vệ với Việt Nam"."
Chúng ta có thể thấy trong lời tuyên bố này của Bắc Triều Tiên là họ đã xúc phạm Việt Nam để ủng hộ Trung Quốc và cùng phát ra cái gọi là "cuộc chiến tranh tự vệ của Trung Quốc chống Việt Nam" nhưng bản chất thực sự của cuộc chiến là Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Từ các hành động ngoại giao Kim Nhật Thành trong việc ủng hộ Trung Quốc dùng vũ lực với Việt Nam, về chiến lược thì Kim Nhật Thành đã rõ ràng công khai gây thù hận với Liên Xô, có thể nói Bình Nhưỡng là một chỗ dựa tinh thần cho Bắc Kinh.
Sau năm 1979, Kim Nhật Thành đã bắt đầu hướng dẫn để con trai Kim Jong Il (Kim Chính Nhật hay Kim Châng In) kế nhiệm, Kim Jong Il bắt đầu tham gia quản lý Ủy ban Quốc Phòng. Người ta nói rằng Kim Il Sung đã hình thành đường dây với Trung Quốc bằng con trai.
Tại sao Kim Nhật Thành, cả cha và con trai đã hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam? Động thái này của họ đối Việt Nam là gì? Điều gì làm cho từ ngữ của họ càng trở nên cấp tiến?
1. Kim Nhật Thành và con trai ông trong thời gian đó đã cùng với các lãnh đạo Trung Quốc thông suốt với nhau giải quyết vấn đề biên giới Trung - Triều, hai bên đã đặt quan hệ hữu nghị không lâu sau khi cuộc chiến Nam Bắc Triều tiên kết thúc. Trong một thời gian dài Trung Quốc đã phải trả một cái giá rất đắt cho cuộc chiến tranh Triều Tiên, nhưng cả Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các lãnh đạo khác của Trung Quốc vẫn "thể hiện" sự thân thiết. Việc Đặng Tiểu Bình "trừng phạt" Việt Nam và được sự ủng hộ của Bắc Triều Tiên cho thấy tình cảm của hai nước "anh em".
2. Với các tác động của phía Trung Quốc trong việc thành lập sự chống đối Việt Nam của Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, Việt Nam đã rất bất mãn đối với thái độ đó, quan hệ Triều - Việt đã lạnh nhạt trong nhiều thập kỷ qua, hầu như hai bên đã cắt tất cả các mối liên hệ giữa hai nước. Vì vậy Triều Tiên đã hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc xâm lược này.
3. Sự thể hiện của cha con Kim Nhật Thành trong cuộc chiến tranh Việt - Trung đã mang lại một số lợi ích chiến lược cho không chỉ Trung Quốc mà còn có lợi cho một số nước Đông Bắc Á...
4. Triều Tiên trong những năm qua đã có những sự thay đổi khác biệt dưới thời Kim Jong Il, họ tiếp tục từ chối việc tập trung quyền lực vào lực lượng chính trị mà lại trung vào quyền lực các lực lượng quân sự ...
5. Kim Jong Il là lá chắn đối với sự mở rộng của Liên Xô cho Trung Quốc, quan hệ Xô - Triều cũng đã có sự thăng trầm theo thời gian. Trung Quốc đã chuẩn bị để đón nhận hai cuộc chiến biên giới Việt - Trung và Xô - Trung, người Triều nghĩ rằng họ cũng có lợi ích riêng của họ khi Trung Quốc tấn công Việt Nam và các mối quan tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
6. Bắc Triều Tiên đã mở một con đường giúp Trung Quốc "có lý". Khi Đặng Tiểu Bình trả lời báo chí Mỹ về mục tiêu cuộc chiến này: "Mục tiêu của chúng tôi chỉ đơn giản là phá vỡ niềm tự hào của Việt Nam, rằng sức mạnh quân sự đứng thứ 3 thế giới của họ chỉ là thần thoại, chúng tôi không muốn chiếm đất đai. Hơn nữa cần cho họ biết rằng họ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn." Bắc Triều Tiên ngay lập tức có một bài xã luận rằng," những gì mà họ đã làm là xâm lược Lào, Campuchia, nhưng họ cũng đã bị Trung Quốc xâm lược hàng trăm lần."
Sau đó các tài liệu đã chứng minh rằng vào năm 1979, cha con Kim Il Sung đã thông qua các kênh ngoại giao khác nhau để hỗ trợ Trung Quốc, với Trung Quốc họ có cảm giác của lòng biết ơn sâu sắc và không chút nghi ngờ.
1977-10
ReplyDeleteDelegation led by Pol Pot visiting China and North Korea.
Pol Pot, General Secretary of the Communist Party of Kampuchea, Prime Minister of Democratic Kampuchea, made an official visit of friendship to Democratic People's Republic of Korea during 4-8 October.
The Democratic People's Republic of Korea had strongly supported the liberation struggle in Kampuchea and given material aid to the Kamuchean fighters. Sihanouk, the head of the National United Front of Kampuchea, was given a residence in the DPRK. In 1974, the North Korean military put the finishing touches on a 60-room Korean-style palace for Sihanouk at Changsuwon, a picturesque lake about 45 minutes drive from Pyongyang. Between 1979 and 1991 Sihanouk spent at least two months a year at Changsuwon. Restored to his throne, Sihanouk retains a 30-strong North Korean bodyguard. Julio A. Jeldres, Sihanouk's official biographer, said the amity between Sihanouk and Kim was unique in that it wasn't predicated on 'ideology, strategic or trade interests.' The relationship was based 'purely on the friendship between the two leaders and the support they gave to each other during difficult times,' he said.
From: the Romanian Embassy in Pyongyang, October 10, 1977
Democratic Kampuchea has received wide coverage in the [North] Korean media, particularly in regards to the Kampuchean Communist Party's 17th anniversary and the state visit.
Pol Pot underlined the close ties of brotherly and revolutionary friendship, as well as the militant solidarity between the two countries, based on the principles of 'Marxism-Leninism and genuine Proletarian Internationalism.'
Kim Il Sung's speeches delivered during Comrade Pol Pot's visit to the DPRK reveal 'the great joy of the Korean people to have such a strong ally within Asia.' In his speeches, Kim Il Sung mentioned the importance of the role the Kampuchean people's revolutionary struggle played in accelerating the anti-imperialist emancipation struggles of oppressed peoples in Asia and around the world. Kim Il Sung noted: 'the revolutionary process of transition from colonialism to a new, independent, and flourishing Asia was not easy. A fierce struggle between the peoples of these countries and the imperial and colonial forces is under way, like it was in the past. We will continue this resolute struggle in close cooperation with the Asian countries fighting against imperialism and colonialism, and we will build a new Asia, free from exploitation, suppression and inequality.'
The speeches, as well as the joint press release, emphasize the identity of opinion between the two countries regarding Korean reunification and the socialist revolution in Kampuchea. 'Protecting the territorial integrity of the country' was particularly underlined.
The repeated references to Kampuchea's territorial integrity in Pol Pot's speeches are directed to the country's current relation with the neighbouring Socialist Republic of Vietnam: “we will not allow anyone to intervene in our domestic affairs and to conduct subversive or espionage operations against our country.'
Both Kim Il Sung and Pol Pot emphasize the enhanced role of the Non-Aligned Movement and Third World countries and the importance of respecting the principles of independence and sovereignty, territorial integrity, the right to decide over one's own fate and non-interference in internal affairs.
https://cambodiatokampuchea.wordpress.com/tag/north-korea/