Trong những ngày cuối cùng của năm 2013 lại chứng kiến tình trạng thù địch ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Philippines, trong khi mặc dù mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vướng mắc vào vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông nhưng mối quan hệ này tương đối yên bình. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã không leo thang thêm, và Việt Nam đã không thể hiện thái độ "quá háo hức" khi thân Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đóng một vai trò quan trọng trong trận đấu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Minh họa: Liu Rui / GT
Trong thực tế, khi xem xét cấu trúc và sự phức tạp của những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai quốc gia này có thể phải đối mặt với một tình huống thậm chí nghiêm trọng hơn so với trường hợp giữa Trung Quốc và Philippines.
Trong số tất cả các bên tranh chấp, Việt Nam tuyên bố lãnh thổ rộng nhất (sau Trung Quốc), gần như toàn bộ Biển Đông. Nhưng Việt Nam từ lâu đã luôn luôn cảnh giác với người anh em phương Bắc. Trong lịch sử, Việt Nam là một nước mà phía Trung Quốc tự cho là"chư hầu" của họ trong một thiên niên kỷ. Thêm vào đó, năm 1979 cuộc chiến tranh với Trung Quốc vẫn còn hằn mãi trong tâm trí người Việt Nam.
Sau khi tái lập quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong năm 1995, mối quan hệ song phương của họ ngày càng gia tăng. Mặc dù hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ gây ra tại Việt Nam là hết sức nặng nề, nhưng có vẻ như Việt Nam không nuôi mối hận thù đối với kẻ thù cũ.
Báo Trung Quốc minh họa về thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt Nam - Hoa Kỳ
Những cân nhắc về địa chính trị chiếm ưu thế hơn những nỗi đau của chiến tranh. Nằm tương đối xa Việt Nam, Washington không có tranh chấp lãnh thổ và cũng không đặt ra một mối đe dọa sắp xảy ra đối với lợi ích của đất nước Việt Nam.
Chính sách của Washington đối với Việt Nam đã gần như được sự ủng hộ của cả hai đảng ở Mỹ. Từ năm 1995, cả hai tổng thống Mỹ, Bill Clinton và George W. Bush đều đã đến thăm Việt Nam. Và bất kể ai trong Nhà Trắng đến, lãnh đạo Việt Nam luôn chào đón như vị khách mời danh dự.
Trong năm 2010, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ có "lợi ích quốc gia" ở Biển Đông. Và hai nước đã ký một Hiệp định chưa từng có giữa Mỹ - Việt Nam đó là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự được ký trong tháng 10 năm 2013. Mối quan hệ song phương giữa hai nước với những sự kiện trên cho thấy, nó đang trong quá trình phát triển ổn định.
Nhưng có vẻ như Việt Nam sẽ không dễ dàng bị "thuần hóa" như Mỹ đã làm với Philippines. So với Hoa Kỳ, Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc về phát triển kinh tế nhiều hơn. Mặc dù Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, song Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phải hứng chịu những tổn thất nặng nề.
Và có một rào cản không thể phá vỡ giữa chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam và Washington - một sự phân kỳ trong chế độ chính trị và hệ tư tưởng.
Mặc dù Mỹ luôn luôn là một nước thực dụng và luôn đưa ra những hành động dựa trên lợi ích quốc gia của mình, và họ không bao giờ mất đi sự nhiệt tình bẩm sinh của mình để thúc đẩy nền dân chủ phương Tây và ủng hộ các giá trị phương Tây như cái gọi là "tự do và nhân quyền". Nhưng những hành động đó lại là mối nguy hiểm đe dọa đến vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan này giữa Hà Nội và Washington có thể sẽ trở thành một vấn đề lâu dài.
Đảng cầm quyền Việt Nam sẽ giữ vị trí thống trị của mình vì sự thành công của họ trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhưng trong khi đó, các đối tượng được coi là "dân chủ và nhân quyền" sẽ không được Washington loại ra khỏi các chương trình nghị sự trong một thời gian dài.
Với tình thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ thúc giục Việt Nam xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc và xem Bắc Kinh như một người bạn có giá trị. Cả hai đang ở trong một tình huống tương tự, nơi họ phải đối mặt với những thách thức trong việc áp đặt các giá trị của của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Việt Nam kiên quyết để không trở thành con rối trong tay Mỹ
Những yếu tố này sẽ biến Việt Nam thành một quốc gia "hai mặt". Họ sẽ đứng về phía Mỹ khi họ gặp vấn đề trong tranh chấp lãnh thổ và các trò chơi địa chính trị với các nước láng giềng. Nhưng họ cũng sẽ lạnh nhạt với Washington khi các vấn đề về chế độ chính trị và hệ tư tưởng chiếm thế thượng phong và thái độ với Trung Quốc sẽ lại trờ về chiều ngược lại.
Về lâu dài, chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ được thực hiện với "phương thức tiếp cận hai mặt" này. Hà Nội sẽ không cam kết trung thành với Washington như một đồng minh, và cũng không liên tục duy trì một "tình huynh đệ " với Trung Quốc.
Tác giả Li Kaisheng là một nhà nghiên cứu tại Học viện Quan hệ quốc tế, viện Khoa học xã hội Thượng Hải.
Comments[ 0 ]
Post a Comment