Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trong khu vực Đông Á / Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ là điều không phải bàn cãi. Đã có những dấu hiệu ban đầu của một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Hà Nội và Washington diễn ra vào tháng Mười Hai năm 2013, với chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông đã nhấn mạnh vào các yếu tố của mối "quan hệ đối tác toàn diện" mới giữa hai Chính phủ. Sự hợp tác này là cột mốc đánh dấu việc Mỹ đã có sự đầu tư và tham gia ở mức độ cao hơn với Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam cũng đang phát triển mối quan hệ quốc phòng và an ninh với một loạt các đối tác khu vực và quốc tế, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga , Pháp và New Zealand.
Với chiến lược tái cân bằng châu Á và với việc Trung Quốc đã làm mất lòng các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, sẽ khá là thú vị khi được quan sát "cuộc tình tay ba" Việt Nam - Trung Quốc - Hoa Kỳ sẽ phát triển như thế nào trong năm 2014. Không giống như các nước láng giềng khác, đặc biệt như là Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam đã duy trì một phản ứng thận trọng sau khi Bắc Kinh thông báo thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông trong tháng Mười một năm 2013. Tuy nhiên, việc Việt Nam đón tiếp nồng hậu ngài John Kerry trong chuyến thăm gần đây của ông, mặc nhiên có thể chứa đựng hàm ý về sự chuyển hướng trong liên minh khu vực của Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Kerry đã công bố cam kết ban đầu trị giá 32,5 triệu USD cho viện trợ khu vực và song phương mới để phát triển năng lực hàng hải tại Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, Mỹ dự kiến dành 18 triệu USD để hỗ trợ tăng cường năng lực cho các đội tuần tra biển triển, có thể một phần số tiền này sẽ danh để giúp Việt Nam mua năm tàu tuần tra, để nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đối phó với thảm họa và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Công bố của Ngoại trưởng dựa trên cam kết lâu dài của Mỹ ủng hộ nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á nhằm tăng cường an ninh và thịnh vượng trong khu vực, bao gồm cả lĩnh vực hàng hải. Trong tháng 7 năm 2013 Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm đến thăm Hoa Kỳ, và cũng với Tổng thống Obama công bố nâng cấp mối quan hệ lên thành "đối tác toàn diện".
Ngoài ra trong chuyến thăm Việt Nam vừa quan của ngài Kerry, ông đã kêu gọi hợp tác đối với một loạt các vấn đề bao gồm cả hợp tác về quân sự và quân đội hai nước. Hai bên cũng đã đồng ý tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế để hỗ trợ cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một tín hiệu hé lộ một phần của một chiến lược ngăn chặn lớn hơn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc phòng với một số quốc gia khác. Trong tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chuyến thăm đến Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với New Delhi. Delhi đã đồng ý hỗ trợ Hà Nội trong việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, và một tiền lệ chưa từng có là Ấn Độ đã cung cấp một khoản tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam mua bốn tàu tuần tra xa bờ. Ngoài các cuộc đàm phán đã bắt đầu tiến triển hơn trong việc Ấn Độ bán các tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam, thì Ấn Độ đã đồng ý đào tạo các thủy thủ hải quân Việt Nam và có cả các kế hoạch đã được soạn thảo về việc hợp tác sản xuất trang thiết bị quốc phòng nhằm làm cho mối quan hệ hợp tác sâu rộng hơn.
Các lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các trang thiết bị vũ khí từ thời kỳ Xô Viết, và Nga vẫn là một đối tác chiến lược quan trọng. Trong tháng 11 năm 2013, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm ngắn tới Hà Nội để tái khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã được thiết lập với Việt Nam vào năm 2012. Ngoài việc tiếp tục duy trì và cung cấp các dịch vụ đi kèm và các trang thiết bị quân sự, cơ sở mối quan hệ đối tác cũng đặt ra kế hoạch cho các công ty quốc phòng Nga hỗ trợ và hợp tác cùng sản xuất các loại tên lửa và trang thiết bị vũ khí nhằm để trang bị cho các lực lượng phòng không không quân và hải quân...
Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2013 với 3.8 tỷ USD - vẫn còn rất thấp đối so với một đất nước tầm cỡ như Việt Nam, nhưng cũng đủ để cho phép họ có thể trang bị thêm một số hệ thống trang thiết bị vũ khí mới. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng và sẽ đạt 4.3 tỷ USD trong năm 2014. Một mặt, như đã giải thích ở trên, Nga vẫn sẽ là một đối tác quốc phòng không thể thiếu, việc hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2012 đã phản ảnh nhận định này. Trong tháng Tám năm ngoái, một đơn hàng trị giá 600 triệu USD với 12 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30 đã được ký. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã và đang bắt đầu đa dạng hóa các đối tác quốc phòng. Đứng đầu trong số các đối tác mới là Hoa Kỳ, với việc Hoa Kỳ đang tìm cách để tái cân bằng lại châu Á bằng cách tận dụng sự thiếu bền vững trong các khu vực chung quanh Trung Quốc. Đối tác mới quan trọng khác của Việt Nam bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Pháp. Việt Nam đang tìm cách để phát triển công nghiệp quốc phòng của riêng mình . Vào tháng 1 năm 2014, hiến pháp mới đã đặt ra một nhiệm vụ là xây dựng nền công nghiệp quốc phòng trong nước để đảm bảo Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) được trang bị với những trang thiết bị vũ khí chất lượng và hiện đại.
Bill Thompson (press@fastmr.com)
Usprwire (07 - Feb)
Comments[ 0 ]
Post a Comment