Campuchia tinh chỉnh quan hệ đối ngoại
Saturday, February 15, 2014
Bản đồ quan hệ đối ngoại của Campuchia trong sáu tháng qua đã trải qua những thay đổi đáng kể. Bắc Kinh đã nhanh chóng công nhận kết quả của cuộc bầu cử vào tháng Bảy năm 2013 và chúc mừng Thủ tướng Campuchia.
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo lại dành chiến thắng. Tuy nhiên, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) không công nhận kết quả của cuộc bầu cử và cáo buộc có sự gian lận, họ lại tổ chức nhiều hơn các cuộc biểu tình và kêu gọi ông Hun Sen từ chức, trong khi đó phía Trung Quốc vẫn giữ im lặng và coi đó như là sự ủng hộ đối với Thủ tướng Hun Sen.
Đồng thời, trong vài tháng qua Chính phủ Campuchia đã có những động thái nhằm để củng cố quan hệ với Việt Nam sau nhiều năm quan hệ láng giềng đã xấu đi. Phnom Penh thực hiện động thái này mặc dù Sam Rainsy lãnh đạo đảng đối lập đang lôi kéo sự chú ý và ủng hộ bằng những việc chống Việt Nam.
Một cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra và sự bảo đảm trước những rủi ro rõ ràng từ Trung Quốc đối với Hun Sen đang nằm ở phía sau yếu tố địa chiến lược lại đang nổi lên.
Hun Sen đang phải vật lộn để đối phó với những quy tắc phát triển đối lập và sự bất bình của công chúng về quyền lao động và cách quản lý của mình tại một thời điểm mà khi Campuchia đang ở một ngã tư về chính trị và kinh tế quan trọng. Đất nước này đang tìm cách hội nhập nhiều hơn với phần còn lại của Đông Nam Á và với thế giới trong những năm tới. Thanh thiếu niên của Campuchia ngày càng được giáo dục nhiều hơn và tiếp xúc với các chuẩn mực dân chủ và thế giới bên ngoài.
Thách thức nghiêm trọng
Thủ tướng Hun Sen đã mạnh tay sử dụng những chiến thuật chủ yếu đã được sử dụng trước kia, và bây giờ ông phải đối mặt với những thách thức mà có lẽ là thách thức nghiêm trọng nhất đối với các quy định của mình trong những thập kỷ qua và ông đang tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài để tăng tính hợp pháp của mình. Sự thật là ngay cả khi đảng của ông có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tiếp theo, thì Thủ tướng Hun Sen vẫn sẽ phải tiếp tục đối phó với các nhu cầu ngày càng tăng về tính minh bạch, các quy định của pháp luật tốt hơn và dân chủ hơn.
Trung Quốc, cho tới gần đây họ vẫn là nước bảo trợ quan trọng nhất của Campuchia, nhưng họ lại không sẵn sàng cung cấp nhiều sự ủng hộ về chính trị cho Hun Sen. Trong khi chính phủ hai nước vẫn tiếp tục duy trì các cuộc họp cấp cao và thăm viếng, nhưng Bắc Kinh đã có một sự thay đổi trong chính sách đối với Campuchia.
Ngay sau khi Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ông sẽ không từ chức và đối mặt với các cuộc biểu tình phản đối của phe đối lập, thì một bài báo trên tờ Tân Hoa Xã nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc vào cuối tháng mười hai (2013) đã trích dẫn phân tích tình hình ở Campuchia và kêu gọi quốc gia này nên trưng cầu dân ý về việc có nên tổ chức lại cuộc bầu cử. Lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ không vội vã dội "gáo nước lạnh" cho Hun Sen, nhưng dường như họ đã lên kế hoạch cho một lập trường trung lập và từ từ xa rời chính phủ ông Hun Sen, chứ không phải hết lòng ủng hộ chính phủ của ông Hun Sen như trước đây.
Những thay đổi về xã hội và chính trị đang diễn ra tại Campuchia phía Bắc Kinh đã tiên liệu được. Lãnh đạo Trung Quốc có thể có những động thái nhằm bảo đảm lợi ích của họ trước những rủi ro về tương lai chính trị của Campuchia để tránh những sai lầm chiến lược họ đã gặp phải ở Myanmar trong những năm gần đây...
Như một phần trong chính sách mới của mình, Trung Quốc đang đóng các vai khác nhau để tham gia vào khung cảnh chính trị mới nổi của Myanmar, từ Chủ tịch Nghị viện U Shwe Mann, chỉ huy quân đội Min Aung Hlaing đến lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không xem trọng ông Thein Sein, nhưng lại đang xem xét gửi một lời mời chính thức đến bà Aung San Suu Kyi với chuyến thăm Trung Quốc. Trong chuyến công du toàn Đông Nam Á của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường vào cuối năm 2013, cả hai ông đều không có kế hoạch đến Myanmar. Điều thú vị là, cả Campuchia cũng không có trong danh sách của chuyến công du lần này của các lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù Campuchia là một đồng minh trung thành và là một điểm đến đầu tư phổ biến cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam-Campuchia nở rộ
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã nở rộ trong thời gian vài tháng qua. Hà Nội đã cung cấp sự ủng hộ hết sức cần thiết từ bên ngoài đối với Hun Sen và đó là một động lực để tăng cường tính hợp pháp của mình. Vào cuối tháng Mười Hai, Thủ tướng Hun Sen đã thực hiện chuyến thăm Việt Nam trước ngày kỷ niệm 35 năm lật đổ chính quyền Khmer Đỏ của quân đội Việt Nam...
Hai tuần sau chuyến đi của Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Campuchia, tại đây hai nhà lãnh đạo đã đồng chủ trì một hội thảo thương mại và đầu tư song phương - lớn nhất kể từ năm 2009 - và cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, kinh doanh nông nghiệp, du lịch và viễn thông. Vào cuối năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư khoảng 3 tỷ USD với gần 130 dự án tại Campuchia, đưa Việt Nam trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của đất nước Campuchia. Trong khi đó Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 9,17 tỷ USD cho Campuchia từ năm 1994 đến năm 2012.
Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ những biến động chính trị ở Campuchia, nhưng vẫn chớp lấy cơ hội để hàn gắn lại mối quan hệ với Phnom Penh sau nhiều năm có những rắc rối với việc phân giới cắm mốc và việc Campuchia đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Trong tương lai gần, Hà Nội vẫn có lợi ích trong việc duy trì sự ổn định chế độ ở Campuchia và giúp củng cố và giữ vũng quyền lực của đảng cầm quyền, khi mà lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy đã công khai chống đối Việt Nam. Ví dụ gần đây nhất là ông Sam Rainsy đã tuyên bố "Việt Nam đang xâm lấn vào lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, trước đó ông này cũng cáo buộc Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia.
Cung cấp cho Hun Sen sự ủng hộ về chính trị vào thời điểm cần thiết nhất, cũng như tăng cường mối quan hệ kinh tế song phương, dường như là một lựa chọn hợp lý của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Hà Nội cũng quan ngại về những lời lẽ ngày càng chống Việt Nam trong dân chúng Campuchia. Xây dựng "Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh", một liên doanh giữa đầu tư y tế Sài Gòn của Việt Nam và Sokimex của Campuchia, có lẽ là một trong những nỗ lực để làm yếu đi tâm lý chống Việt Nam thông qua các hợp tác chung trong lĩnh vực y tế.
Lập trường không đoán trước được của Bắc Kinh
Nhưng trên thực tế, sự hỗ trợ của một mình Hà Nội là không đủ để đảm bảo quyền tự chủ của chính phủ Campuchia và Thủ tướng Hun Sen giữa các cường quốc nước ngoài. Lập trường không đoán trước được của Bắc Kinh trong những tháng gần đây cũng có thể đã khiến ông Hun Sen phải tìm kiếm sự hỗ trợ của những người bạn truyền thống của mình. Ví dụ, ông Hun Sen đã khôn khéo sử dụng chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Campuchia trong tháng 11 năm 2013 để tăng cường tính hợp pháp đối với vấn đề đối nội, - bằng cách đặt câu hỏi với ông Abe để được tư vấn về việc cải cách bầu cử - đặt mình vào vị trí mặt đối mặt với Trung Quốc.
Ông Hun Sen và Abe đã ban hành một tuyên bố bất thường về hợp tác an ninh hàng hải song phương, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế. Hai nước đã nhất trí tăng cường mối quan hệ quân sự, với các chuyên gia Nhật Bản, trong đó Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến sẽ đào tạo các nhân viên quân sự cho Campuchia với các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong tương lai. Và hoàn toàn trái ngược với những gì đã xảy ra tại Diễn đàn ASEAN ở Phnom Penh vào năm 2011, Campuchia đã không phản đối mà vẫn tham gia một cuộc thảo luận về Khu Xác định Phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN ở Tokyo vào tháng Mười Hai năm 2013.
Campuchia đang phát triển nhanh chóng, cả về chính trị lẫn kinh tế, và Hun Sen vẫn có thể duy trì quyền lực trong các cuộc bầu cử khác. Những toan tính chiến lược mới của Bắc Kinh tại Campuchia đã đột ngột rời bỏ Hun Sen, khiến ông cảm thấy dễ bị tổn thương, ít nhất là tại thời điểm này. Điều này đã khiến Thủ tướng Hun Sen cần phải tăng cường vị thế của mình đối với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với Nhật Bản, Việt Nam và ASEAN, bằng cách ủng hộ họ trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Murray Hiebert, Phương Nguyễn
Eurasiareview
Tags:
Thế giới,
VietNam-Cambodia
Comments[ 0 ]
Post a Comment