Kuala Lumpur - Tổng tham mưu trưởng quân đội Malaysia Tan Sri Mohd Zin Zulkifeli hôm thứ năm (20 tháng Hai) khẳng định trước báo chí rằng ba tàu hải quân Trung Quốc hồi tháng trước đã đi vào vùng biển Malaysia trên Biển Đông.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Malaysia Tan Sri Mohd Zin Zulkifeli
Tuy nhiên, Zulkifeli cũng cho biết sự hiện diện của ba tàu hải quân Trung Quốc tại bãi James (Trung Quốc -Tăng Mẫu) thuộc quần đảo Trường Sa, "không vấn đề gì" với đất nước chúng tôi. Bãi James là một khu vực tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông (Malaysia - Biển Bắc) mà cả Trung Quốc và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền.
"Chúng tôi đã theo dõi, (vâng) họ đi lạc vào vùng biển của chúng tôi," Zulkifeli cho biết với các phóng viên tại trụ sở Bộ Quốc phòng vào sáng ngày 20 tháng hai.
Sự việc này phía Malaysia đã được thông báo trước khi họ đi vào, Zulkifeli cho biết rằng một thông báo đã được đưa lên trên trang web chính thức của lực lượng hải quân Trung Quốc và rằng tàu của họ đã đi qua vùng biển Malaysia.
"Đó là một điều tự nhiên. Miễn là họ không gây ra phương hại gì, hành động đó không quan trọng với chúng tôi ", Tướng Zulkifeli nhấn mạnh, ông cũng từ chối cáo buộc rằng họ đang đi tuần tra khu vực này, nhưng khẳng định họ đã đi vào khu đặc quyền kinh tế Malaysia (EEZ) dọc theo eo biển Malacca.
Khi được hỏi về việc lính Trung Quốc thượng cờ và làm lễ tuyên thề bảo vệ chủ quyền Trung Quốc trên tàu, Tướng Zulkifeli trả lời: " Nếu họ đã thề trên boong tàu, không ai có thể ngăn cản họ. Đó là quyền tự do đi lại, những gì họ làm trên tàu của họ ( là quyền của họ)."
Vào 26 tháng 1, Thông Tấn Xã Trung Quốc cho biết ba tàu hải quân Trung Quốc đã tuần tra tại bãi James, binh lính và các sĩ quan trên tàu đã tổ chức thượng cờ và tuyên thề bảo vệ cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Lính Trung Quốc đứng thề giữ biển đảo Biển Đông trên sàn tàu đổ quân Trường Bạch Sơn ngày 26/1/2014 ở khu vực sát với Mã Lai. (Hình: Chinamil)
Hành động trên được thực hiện tại bãi James, nằm cách khoảng 80km từ bang Sarawak của Malaysia, đây là nơi mà Bắc Kinh coi như phần cực nam lãnh thổ của họ, đây được xem hành động quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Tuyên bố của Tướng Zulkifeli lần này cũng như phát ngôn của Bộ Trưởng Ngoại giao Datuk Seri Anifah Aman cùng Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia Abdul Aziz Jaafar, cả hai đều bác bỏ và giảm nhẹ những vấn đề gây tranh cãi.
Anifah cho biết ông không xác nhận vụ việc, và duy trì lập trường của quốc gia là giải quyết êm thấm những động thái quân sự với đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực.
" Tuy nhiên, bất kỳ sự xâm nhập nào vào lãnh thổ của chúng tôi sẽ không nhận được bất kỳ phản ứng tốt đẹp nào từ chúng tôi," Anifah cho biết.
Trước đây, Abdul Aziz cũng đã bác bỏ các lập luận rằng các hành động của hạm đội Trung Quốc là một mối đe dọa đối với chủ quyền của Malaysia, và cho rằng Trung Quốc thực hiện các cuộc điễn tập trong vùng biển quốc tế.
Trong khi đó trong ngày 20 tháng 2, khi được hỏi ý kiến về sự việc trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Datuk Seri Hishammuddin Hussein ông đã kêu gọi các phương tiện truyền thông không được làm lớn chuyện...và ông cho rằng Malaysia phải duy trì một "mối quan hệ đặc biệt" với cả Mỹ và Trung Quốc.
Trường Bạch Sơn (989) thuộc lớp siêu tàu đổ bộ Type 071 lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 20.000 tấn, dài 210m, rộng 28m, có thể hành trình liên tục 11.000km. Đây là chiếc tàu có năng lực hỗ trợ đổ bộ đường biển lớn nhất nước này, với khả năng chở 500-800 lính, 15-20 xe bọc thép, 6 tàu đổ bộ đệm khí và loại thường cùng 4 trực thăng hạng trung Z-8.
"Quan trọng nhất là nhân dân của chúng tôi được an toàn, khu vực ổn định và phải dùng trí tuệ của chúng tôi để giải quyết vấn đề này..."
"Vấn đề lớn nhất là chúng ta sẽ tránh được việc gây mối nguy hiểm cho cuộc sống của người dân vô tội Malaysia. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa hiệp đối với độc lập và tính toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi có lập trường của riêng mình, và đã được thống nhất khi nói đến vùng lãnh hải quyền của chúng tôi," Hishammuddin cho biết .
Trong vụ việc, gồm có ba tàu của hải quân Trung Quốc, một tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và hai tàu khu trục.
Đã có các báo cáo cho biết rằng Malaysia đã phản đối sự xâm nhập của bốn tàu Trung Quốc tại bãi James, cách khoảng 80 km (50 dặm) từ Sarawak trên đảo Borneo vào tháng Ba năm ngoái. Thủy thủ Trung Quốc đã bắn súng lên trời trong chuyến đi đó. Trong tháng Tư, một tàu hải giám của Trung Quốc đã đến bãi James và để lại dấu vết nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ.
Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines là các nước tuyên bố một phần chủ quyền trên Biển Đông.
Comments[ 0 ]
Post a Comment