Cuộc chiến học thuật của Trung Quốc trên Biển Đông
Tuesday, February 25, 2014
Bắc Kinh đang tăng cường hỗ trợ cho việc nghiên cứu về vấn đề Biển Đông, đây là một phần trong việc thúc đẩy quyền lực mềm để kiểm soát Biển Đông.
Chiến lược cờ vây của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương
Trung Quốc hiện đang gia tăng các hoạt động giám sát về quân sự và hàng hải trên Biển Đông, các tài liệu đã khẳng định trên các phương tiện truyền thông nước ngoài và của Trung Quốc. Nhưng việc thúc đẩy việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông không đơn giản là chỉ diễn ra trong lĩnh vực quân sự - các hoạt động của lực luợng hải quân đang được hỗ trợ cao bởi sự tập trung đổi mới trong cộng đồng khoa học Trung Quốc.
Một bài báo gần đây trên China Daily đã nêu lên một tổ chức như vậy, Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Phát triển Biển Đông (CICSCSS), có trụ sở tại Đại học Nam Kinh. Trung tâm được thành lập vào năm 2012 và là một trong 14 dự án nghiên cứu cấp quốc gia được ưu tiên và hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc kể từ năm 2011. Theo ông Hồng Ân Hưng, Chủ tịch hội đồng quản trị của trung tâm cũng kiêm vai trò lãnh đạo Đảng của trường Đại học Nam Kinh, trung tâm được thành lập để thúc đẩy nghiên cứu một cách toàn diện về các vấn đề hàng hải trong khu vực, vượt qua các rào cản giữa các cơ quan phòng ban và cả học thuật, quân sự... "trung tâm này sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu cao cấp về Biển Đông trong việc hoạch định chính sách, cơ sở đối thoại liên kết với quốc tế, và là một trung tâm đào tạo tài năng xuất sắc về các vấn đề hàng hải," ông Hồng cho biết với China Daily.
Đại học Nam Kinh không phải là cơ sở duy nhất thúc đẩy việc nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Các Viện Nghiên cứu Biển Đông (NISCSS), nằm ở tỉnh Hải Nam, được liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1996, học viện đã được nâng cấp và mở rộng trong thập kỷ qua để phản ánh ý chí và khả năng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tuyên bố của mình trên Biển Đông. Lĩnh vực quan tâm của NISCSS bao gồm vấn đề lịch sử và địa lý của Biển Đông (với trọng tâm đặc biệt về chủ quyền), địa chính trị của khu vực (bao gồm cả Biển Đông và chính sách biển của các quốc gia lân cận), và khả năng áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vào tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. NISCSS gần đây đã khuyến cáo rằng, Đài Loan và Trung Quốc nên hợp tác với nhau trong các dự án nghiên cứu để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Các cố vấn ưu tú về chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng đang tiến hành những nghiên cứu riêng của họ. Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc hiện đang đầu tư cho một dự án về các cách thức Trung Quốc nên sử dụng đối phó với trọng tài quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Các chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong các bài báo và phương tiện truyền thông để trình bày giải thích các lập luận và học thuật các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thêm vào đó, cả trong các vấn đề như phát triển hàng hải có tầm quan trọng trong khu vực, các bài báo viết về các chủ đề từ châu Á-Thái Bình Dương đến an ninh khu vực và quan hệ Mỹ-Trung Quốc phải bao gồm cả các nghiên cứu / hoặc khuyến nghị các chính sách giải quyết các tranh chấp chủ quyền.
Kết quả là một sự bùng nổ các chính sách do chính phủ Trung Quốc tài trợ cho cộng đồng học thuật và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Ngoài việc xuất bản các nghiên cứu được soạn thảo đặc biệt để sao cho khớp với yêu cầu lịch sử của Trung Quốc, các cố vấn chuyên về Biển Đông còn có một mục đích rộng lớn hơn. Tờ China Daily trong một bài viết đã chỉ ra rằng "các nhân viên hàng hải Trung Quốc thiếu hụt trình độ và kỹ năng trong đối thoại và hợp tác quốc tế." Do đó các tổ chức nghiên cứu như CICSCSS và NISCSS là các trung tâm đào tạo quan trọng đào tạo các chuyên gia người Trung Quốc sẽ không chỉ giúp Bắc Kinh xây dựng chính sách Biển Đông, mà còn được giao nhiệm vụ lập luận các khiếu nại hàng hải của Trung Quốc trước quốc tế. Đây như một động thái thúc đẩy quyền lực mềm để kiểm soát Biển Đông. Bắc Kinh muốn có các học giả được đào tạo không chỉ với lịch sử hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn trong luật hàng hải, chính sách đối ngoại và các vấn đề quân sự.
Cho đến nay, sự chuyển dịch quyền lực mềm của Trung Quốc để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của họ là khá vụng về. Trong năm 2012, ví dụ, tờ China Daily đã trích dẫn tiêu đề quảng cáo trên hai tờ New York Times và Washington Post đề tuyên bố "quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc." Chiến thuật mạnh tay như vậy nhiều khả năng lại phản tác dụng hơn có thuyết phục đọc giả Mỹ.
Việc đầu tư và phát triển các cố vấn Trung Quốc chuyên về Biển Đông là sự gợi ý về một chiến lược dài hạn và phức tạp hơn. Mục đích là để các chuyên gia người Trung Quốc có thể lập luận cho các yêu sách của Trung Quốc không chỉ dựa trên cái gọi là "yếu tố lịch sử", mà còn cả trên phương diện luật pháp quốc tế. Các viện nghiên cứu của Trung Quốc đã đưa ra những cuốn sách trình bày các lập luận biện minh cho tuyên bố chủ quyền hợp pháp Trung Quốc, trong khi đó Quân đội và Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra và thực hiện các hoạt động của họ trong khu vực để khẳng định rằng trên thực tế họ đã kiểm soát khu vực tranh chấp... Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược đa phương để khẳng định yêu sách của mình trên Biển Đông, và học thuật là một trong những chiến trường.
Theo Thediplomat
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment