Nga sẽ mở căn cứ hải quân ở Việt Nam hoặc Singapore?
Thursday, February 27, 2014
Ngày 26-2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, nước này có kế hoạch sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự thường trực của mình ở bên ngoài biên giới bằng việc đặt thêm các căn cứ quân sự ở một số nước khác.
Sau khi Liên Xô sụp đổ Nga đã rời bỏ nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài
Theo Bộ trưởng Shoigu, danh sách các nước này bao gồm Việt Nam, Cuba, Venezuela, Nicaragua, Seychelles, Singapore và một số nước khác.
"Các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và chúng tôi chuẩn bị đi đến việc ký kết các thỏa thuận có liên quan", ông Shoigu nói với các phóng viên tại thủ đô Moscow.
Bộ trưởng quốc phòng Nga cho biết thêm rằng, các cuộc đàm phán sẽ bao gồm không chỉ các căn cứ quân sự, mà còn về các chuyến thăm cảng tại các nước này trong những điều kiện thuận lợi cũng như thành lập các địa điểm tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom chiến lược của Nga khi tuần tra.
Hiện tại, Nga chỉ có một căn cứ hải quân duy nhất ở bên ngoài lãnh thổ Liên Xô cũ, đó là ở Tartus của Syria, nhưng số phận của căn cứ hải quân này là không được đảm bảo do nước này đang chìm sâu vào một cuộc nội chiến.
Nước Nga hậu Xô Viết đã đóng cửa một căn cứ hải quân lớn ở Việt Nam và một cơ sở radar ở Cuba vào năm 2002 do khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, Nga đã bắt đầu khôi phục lực lượng hải quân và không quân chiến lược kể từ giữa những năm 2000, coi các lực lượng này là một công cụ để nâng cao hình ảnh của Nga ở nước ngoài và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên toàn cầu.
Hiện nay, Nga cần phải triển khai các phương tiện quân sự như vậy tại những khu vực chiến lược quan trọng trên thế giới để giúp chúng hoạt động hiệu quả, hướng tới mục tiêu mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của Nga.
Trong năm 2013, Moscow đã từng bày tỏ nguyện vọng xây dựng ở quân cảng Cam Ranh của Việt Nam một trạm bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng hải quân Nga hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đức Hùng - ANTĐ
Theo RIA
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
1VN phải hợp tác với DNA' ,Tây Âu và Mỹ.
ReplyDelete2dần bỏ qua Nga đi ,
bởi Nga - TQ rất tương đồng về nhiều mặt
-bằng cách bắt tay nhau gây hấn với các nước nhỏ xung quanh, họ tha hồ lái buôn vũ khí - Nga sẽ bán cho VN, DNA' con` Tàu bán cho đông Âu yếu ớt.
rõ ràng là 2 nước lớn này lợi ích tương đồng và giữa họ chỉ có hợp tác mà chả dại gì động chạm vào nhau . Sẽ là như vậy
Việt Nam sẽ hợp tác với tất cả các cường quốc có ảnh hưởng và liên quan đến lợi ích của Việt Nam, chúng ta chẳng nghiêng hẳn về bên nào hết. Nga và TQ chỉ lợi dụng nhau, Nga đang thực hiện chính sách bao vây TQ, vì chính TQ sau này sẽ là đối thủ của Nga.
ReplyDelete