Báo Trung Quốc nói ra nói vào về xây dựng hiện đại hóa hải, không quân của Việt Nam, nhưng đây là bài viết để hiểu dư luận Trung Quốc.
Thủ tướng Việt Nam thị sát lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, tên lửa này là phiên bản của tên lửa chống hạm siêu âm K-301 Yakhont nổi tiếng, sử dụng khung xe MZKT do Belarus nghiên cứu chế tạo. Hệ thống Bastion-P chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt biển và đất liền, khoảng cách tấn công hiệu quả là 300 km, có thể dùng để phòng thủ tuyến đường bờ biển dài trên 600 km. Việc triển khai hệ thống tên lửa chống hạm Bastion chỉ cần thời gian 5 phút.
Tân Hoa Xã ngày 21 tháng 2 đăng bài viết tuyên truyền nói rằng"Lực lượng tinh nhuệ nhất của Không quân Việt Nam tập trung cho Biển Đông, dùng vịnh Cam Ranh để thu hút viện trợ từ bên ngoài". Bài viết này được dẫn từ tờ "Thanh niên online" Trung Quốc.
Sau đây là nội dung chính của bài viết được báo chính thống TQ đăng tải:
Trong 1 năm qua, Việt Nam một mặt thông qua con đường ngoại giao gia tăng kiểm soát đối với tranh chấp biển có thể gay gắt thêm, mặt khác cũng không để chậm trễ các bước mua sắm trang bị hải, không quân tiên tiến.
Đầu năm 2014, tàu ngầm Hà Nội Kilo 636 mua của Nga đã về đến vịnh Cam Ranh, sự kiện này được một số truyền thông nước ngoài cho là "cột mốc trong phát triển hải quân của Việt Nam".
Trong một năm qua, Việt Nam tiếp tục "chỉnh đốn quân đội, tăng cường vũ khí trang bị", mua trang bị hải, không quân tiên tiến của nước ngoài, thực hiện sách lược ngoại giao "linh hoạt hơn"... Một loạt động thái công khai và âm thầm vẫn được triển khai xoay quanh lợi ích của Việt Nam ở khu vực Biển Đông.
Báo Trung Quốc cho rằng: Không quân Việt Nam tăng cường triển khai máy bay chiến đấu trên hướng Biển Đông
Triển khai "thế chân vạc" đối ngoại
Theo tờ "Nguyệt san quốc phòng châu Á" Malaysia, là tuyến đường biển quốc tế quan trọng, Biển Đông là "cổ họng" (yết hầu) từ Ấn Độ Dương đi qua eo biển Malacca, tiến vào Tây Thái Bình Dương, ở đây còn chứa tài nguyên khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là dầu mỏ và khí đốt, trở thành nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vấn đề chủ quyền đảo, đá ở Biển Đông nóng lên trong những năm gần đây.
Trong bối cảnh này, tháng 5 năm 2013, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu đề cập đến vấn đề Biển Đông, đã đưa ra các kiến nghị cụ thể và chính sách ngoại giao mới của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của "bảo đảm ann ninh và tự do hàng hải", thúc giục các nước tăng cường hợp tác. "Tôi tin rằng, sẽ không có nước nào phản đối các nước lớn ngoài khu vực tham gia các vấn đề của khu vực này. Các nước trong khu vực cần xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược, mới có thể thúc đẩy hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của châu Á-Thái Bình Dương".
Báo "Hoàn Cầu" Trung Quốc cho rằng: "Át chủ bài" của Không quân Việt Nam do Nga chế tạo, phạm vi tác chiến bao trùm toàn bộ Biển Đông
Về chính sách ngoại giao của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn và đối tác tin cậy của các nước, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam nỗ lực làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đối tác hợp tác cùng có lợi, cùng thắng với các nước, chính sách quốc phòng của Việt Nam luôn duy trì hòa bình và tự vệ, Việt Nam không phải là đồng minh quân sự của nước nào, cũng không cho phép nước khác xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, sẽ không bắt tay với nước khác nhằm vào nước thứ ba".
Từ nửa sau năm 2013 trở đi, cấp cao Việt Nam liên tiếp thăm Trung Quốc, Mỹ, các nước ASEAN, đồng thời còn mời nhà lãnh đạo các nước đến Việt Nam tiến hành hội đàm song phương - gồm Nga, Ấn Độ, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Bulgaria, Australia.
Việt Nam tích cực tăng cường liên hệ với quốc tế, ngoài nâng cao vị thế quốc tế, tìm kiếm viện trợ kinh tế, nội dung quan trọng hơn là hợp tác an ninh, đặc biệt là hợp tác an ninh trên biển.
Mặt khác, cho dù một số chủ trương của Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo tồn tại mâu thuẫn, hai bên vẫn cố gắng bảo vệ quan hệ bình thường, tháng 6 năm 2013, Trung-Việt ký kết thỏa thuận đường dây nóng trên Biển Đông; tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, cam kết tăng cường hợp tác hàng hải song phương, giải quyết xung đột bằng phương thức hòa bình.
Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam
Nhìn vào bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các hoạt động của quan chức Việt Nam sau đó, điểm tập trung đầu tiên của chính sách quốc phòng Việt Nam vẫn là vấn đề Biển Đông, bố cục đối ngoại của Việt Nam cơ bản có cục diện "thế chân vạc": Thực hiện ngoại giao cân bằng đa phương; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
Tầm nhìn mua vũ khí mở rộng tới châu Âu, Mỹ
Theo đánh giá của bài báo, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 500.000 quân (?), là một trong 10 đội quân lớn của thế giới (?). Sau năm 2010, Hà Nội tích cực mở rộng nguồn cung cấp vũ khí trang bị, theo thống kê của Tập đoàn thông tin quốc phòng Jane's Anh (IHS), chi tiêu quân sự của Việt Nam năm 2010 là 3,78 tỷ USD, dự kiến năm 2017 sẽ lên tới 4,9 tỷ USD, mức tăng là 30%.
Ngoài Nga và Ukraine, hoạt động mua sắm vũ khí của Việt Nam còn mở rộng đến các nước như Belarus, EU, Mỹ, Canada, Israel, Ấn Độ. Điều đáng chú ý là, tuy Mỹ không cung cấp vũ khí chiến đấu chính cho Việt Nam, nhưng đã nới lỏng cấm vận của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sẵn sàng bán "trang bị không gây chết người (chí tử)" cho Việt Nam, được cho là sự đột phá về quan hệ quân sự song phương.
Tên lửa không đối không R-29 của máy bay chiến đấu Su-30MK2V Không quân Việt Nam
Phối hợp với sự coi trọng vấn đề Biển Đông, Việt Nam đặt hiện đại hóa trang bị hải, không quân lên vị trí hàng đầu. Hiện nay, chương trình mua sắm vũ khí quan trọng được Việt Nam tích cực thúc đẩy gồm có: mua tàu ngầm Type 636 lớp Kilo, máy bay chiến đấu ném bom Su-30MK2V của Nga, mua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hà Lan; trong đó, toàn bộ 6 tàu ngầm đặt mua của nhà máy đóng tàu Admiralty Shipyard Nga có kế hoạch hoàn thành bàn giao vào năm 2016, dùng để thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát, tuần tra, săn ngầm và chống hạm.
Hiện nay, trực thuộc Hải quân Việt Nam là 4 quân khu duyên hải (4 vùng), tổng binh lực khoảng 50.000 quân, có trên 120 tàu tác chiến; Hải quân Việt Nam đã triển khai hệ thống tên lửa bờ đối hạm Bastion-P và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard do Nga chế tạo ở các căn cứ miền Trung và miền Nam, khả năng răn đe đối với các mục tiêu trên biển tương đối nổi trội.
Còn về Không quân Việt Nam, nòng cốt là 24 máy bay chiến đấu Su-30 và 12 máy bay chiến đấu Su-27SKV/UBK, bán kính tác chiến có thể bao trùm lên tất cả các đảo, đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Máy bay chiến đấu Su-30 Không quân Việt Nam tập trung cho Biển Đông
Lực lượng tinh nhuệ nhất phải kể tới sư đoàn hàng không tiêm kích 370 của Không quân Việt Nam, trang bị máy bay chiến đấu Su-30, trung đoàn 935 trực thuộc sư đoàn này được triển khai ở căn cứ Biên Hòa, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.
Xét thấy thành phố Hồ Chí Minh cách eo biển Malacca khoảng trên 1.100 km, những máy bay chiến đấu này không cần tiếp dầu trên không, cũng đủ để tuần tra toàn bộ Biển Đông. Trung đoàn 940 của Không quân Việt Nam trang bị máy bay chiến đấu Su-27 cũ hơn, có căn cứ cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 500 km, hành trình khoảng nửa tiếng đồng hồ.
Tích cực phát triển lực lượng "chống tiếp cận"
Nhà nghiên cứu Học viện Rajaratnam Singapore đã cho rằng, Việt Nam "bắt chước" Trung Quốc, phát triển lực lượng "chống tiếp cận" (anti-access strategy) phiên bản thu nhỏ, để triệt tiêu thực lực của Hải, Không quân Trung Quốc ngày càng mạnh trên hướng Biển Đông, tàu ngầm kilo Lớp 636 biên chế gần đây là trang bị quan trọng, then chốt.
Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Việt Nam
Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho rằng, Việt Nam tuy không có tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục Aegis và tàu sân bay, nhưng tăng cường khả năng tác chiến biển gần (duyên hải) có hiệu quả rõ rệt, máy bay chiến đấu Su-30 hiện có, tên lửa chống hạm siêu âm, tàu hộ vệ tên lửa cùng với lực lượng tàu ngầm mới thành lập có thể tăng cường có hiệu quả năng lực điều động trên biển và phòng thủ đảo cho Quân đội Việt Nam.
Nhưng, hiện đại hóa quân sự của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn quá độ, dự kiến 10 năm sau, Quân đội Việt Nam mới có thể có khả năng kiềm chế các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo tuyên truyền của TQ, "không chỉ như vậy, Việt Nam còn sử dụng vịnh Cam Ranh như một "con bài mặc cả" tiềm năng. Vịnh Cam Ranh nằm ở tuyến đường giao thông quan trọng kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, thích hợp cho neo đậu tàu chiến cỡ lớn, cảng này có mặt hướng ra quần đảo Trường Sa, là chỗ xung yếu chiến lược để Việt Nam vươn ra Biển Đông".
Sau thế kỷ 19, các cường quốc châu Âu cạnh tranh lấy vịnh Cam Ranh làm căn cứ hải quân, từng là nơi thực dân Pháp triển khai hạm đội Viễn Đông, trong thời gian chiến tranh Nhật-Nga năm 1904-1905, Pháp cung cấp vịnh Cam Ranh cho Hạm đội Thái Bình Dương thứ hai của Sa Hoàng nghỉ ngơi.
Truyền thông Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền, Trung Quốc có "Su-30 Việt Nam", tức là sơn màu giống máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam để chúng làm "quân xanh" trong tập trận. Những tuyên truyền kiểu "chủ nghĩa khủng bố" này đáng lên án, cảnh giác, bác bỏ.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân Mỹ. Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1979 trở đi, Hải quân Liên Xô lại nhận thuê khu vực này 25 năm. Năm 2002, do khó khăn kinh tế, Nga không thể chi trả giá thuê cao 300 triệu USD mỗi năm, chủ động rút khỏi vịnh Cam Ranh.
Trong thời gian bỏ trống vịnh Cam Ranh, Việt Nam nhiều lần lấy thuê căn cứ làm lý do, thu hút sự quan tâm của Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Dộ. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang từng cho biết: "Việt Nam sẽ cho phép Nga xây dựng cơ sở sửa chữa tàu ở vịnh Cam Ranh. Việt Nam cung cấp căn cứ trên biển cho Nga hoàn toàn không vì mục đích quân sự, nhưng vịnh Cam Ranh có thể dùng để hỗ trợ phát triển hợp tác quân sự song phương". Nội bộ Nga cũng có người chủ trương, có thể coi vịnh Cam Ranh là quân cảng của tàu sân bay chế tạo mới.
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo
Báo Trung Quốc kết luận rằng, "tuy Việt Nam tuyên bố sẽ không để vịnh Cam Ranh trở thành pháo đài (cứ điểm quan trọng) quân sự của nước khác, nhưng tiếp tục coi nó là "con bài mặc cả" ngoại giao, "ý đồ lôi kéo các nước can thiệp vào vấn đề Biển Đông rất rõ ràng"".
Bình Đông - Báo GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment