Một loạt các sự kiện gần đây chỉ ra rằng tình trạng suy giảm sự ổn định và an ninh ở Biển Đông đang diễn ra.
Tàu Kiểm Ngư 782 có công suất khoảng 10.000CV, có thể chịu được sóng gió cấp 12, có chỗ đậu trực thăng. Dự kiến, kinh phí đóng mỗi tàu lên tới 700 tỉ đồng, tàu thuộc Lớp tàu DN2000 có chiều dài 90,5m, rộng 14m, lượng giãn nước lên đến 2.200 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ - Ảnh TTVNOL
Từ hơn một tháng rưỡi trước, bảy sự phát triển đáng kể chỉ ra rằng những căng thẳng ở Biển Đông đã có dấu hiệu gia tăng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Năm xu hướng ngắn hạn bao gồm: thách thức của Philippine đối với lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục không có hành động gì; hải quân Trung Quốc tiếp tục khẳng định lặp đi lặp lại chủ quyền trên bãi James Shoal (bãi James, Trung Quốc - Tăng Mẫu), khả năng Trung Quốc thành lập một khu Xác định phòng không (ADIZ) trên vùng Biển Đông và Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ ADIZ cùng tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thứ nhất, vào tháng Giêng, Philippines công khai tăng cường thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 15 tháng Giêng, Tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình liên quan đến các quy định đánh bắt cá mới do tỉnh Hải Nam ban bố, ông cho biết ngư dân Philippines không nên coi đây là mối đe dọa hay lời hăm dọa. Một ngày sau đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Voltaire Gazmin cho biết rằng Philippines không chấp nhận các quy định mới về đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam và sẽ cung cấp sự hỗ trợ đối với ngư dân Philippines ở vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông) "nếu cần thiết."
Vào ngày 17 tháng Một, các phương tiện truyền thông Philippines đã công bố hình ảnh do thám trên không được chụp tại khu vực Bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là bãi Ayungin Shoal) vào ngày 28 tháng 8 năm 2013. Các bức ảnh cho thấy sự hiện diện của lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) với hai tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục và một tàu bảo vệ bờ biển. Báo chí đã trích dẫn thông tin từ một báo cáo bí mật của chính phủ Philippines rằng sự hiện diện hải quân Trung Quốc "có thể là một phần (của) các nỗ lực mới và có thể là quyết đoán hơn để loại bỏ sự hiện diện của quân đội Philippines trên Bãi Cỏ Mây và cả trên toàn bộ quần đảo Trường Sa."
Ngày 4 tháng Hai, Tổng thống Philippines ông Benigno Aquino trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ và ủng hộ để chống lại các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thứ hai, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra từ ngày 16-17/1 tại Bagan, Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines ông Albert del Rosario đã kêu gọi ASEAN phải "duy trì sự đoàn kết trong khu vực" nhằm đối phó với một ADIZ và lệnh cấm đánh bắt cá mới áp đặt của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Rõ ràng, ngoài các biện pháp đơn phương để thay đổi hiện trạng và mối đe dọa đến sự ổn định của khu vực", del Rosario còn cho biết, "những động thái mới nhất vi phạm các quyền hợp pháp của các quốc gia ven biển và luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và cụ thể hơn các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không, và đi ngược lại Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông."
Các Bộ trưởng ASEAN "bày tỏ sự quan ngại của họ về những diễn biến gần đây ở Biển Đông. Họ tiếp tục tái khẳng định nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông và tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông."
Các Bộ trưởng lặp đã đi lặp lại nguyên tắc lập trường của ASEAN rằng tất cả các tranh chấp nên được giải quyết bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và tất cả các bên phải thể hiện "tự kiềm chế..." Nhưng các Bộ trưởng không đưa ra được biện pháp cụ thể và không có hành động gì hơn nữa.
Thứ ba, vào ngày 20 tháng Một, một đội tàu của PLAN bao gồm ba tàu, tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan), và hai tàu khu trục, Vũ Hán và Hải Khẩu, đã rời căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam để bắt đầu cuộc tập trận hải quân hàng năm trên khu vực Biển Đông. Đầu tiên đội tàu tiến hành cuộc tập trận ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa bao gồm cả việc diễn tập đổ bộ" lên tất cả các rạn san hô hiện đang được bảo vệ bởi lực lượng hải quân Trung Quốc," theo chỉ huy của đội tàu.
Trung Quốc có khả năng thành lập ADIZ trên Biển Đông
Sau đó đội tàu di chuyển về phía nam tới quần đảo Trường Sa. Vào ngày 26 tháng các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng khi các tàu đến bãi James Shoal cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia 80km, các thủy thủ TQ đã được lên kế hoạch tổ chức thực hiện lễ chào cờ và tuyên thề sẽ bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Ngày hôm sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Tần Cương, đã nhắc lại "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc trên bãi James.
Tuy nhiên, khi Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, người đứng đầu lực lượng Hải quân Malaysia, trong một cuộc phỏng vấn với tờ New Straits Times ngày 29 tháng Một về sự việc lực lượng hải quân Trung Quốc đã thực hiện tại James Shoal, ông đã phủ nhận rằng không có sự việc đó.
Theo Đô đốc Aziz, "Chưa có một hành động khiêu khích của Trung Quốc, hoặc đe dọa đến chủ quyền của chúng tôi khi họ đang tiến hành các cuộc diễn tập trong vùng biển quốc tế" với khoảng cách một ngàn cây số. Đô đốc Aziz dường như đang đề cập đến các cuộc tập trận của hải quân TQ đã tiến hành trước đây với tàu sân bay Liêu Ninh, cùng các tàu hộ tống Liêu Ninh.
Đây là lần thứ hai trong hai năm phía hải quân Trung Qước với các tàu chiến đã thực hiện "nghi lễ" trên tại James Shoal nhằm để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Trong cả hai lần các nhà chức trách Malaysia đã phủ nhận bất kỳ thông tin gì về các hoạt động của Trung Quốc tại đây. Điều này đặt ra một câu hỏi về tính xác thực của các tuyên bố chủ quyền của Malaysia, cũng như sự thiếu sót khả năng nhận thức trong lĩnh vực hàng hải của Malaysia, hay Malaysia đã ra lệnh cho lực lượng hải quân rời khỏi khu vực để tránh bất kỳ sự cố.
Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án LHQ
Thứ tư, Báo Asahi Shimbun của Nhật vào ngày 31 tháng Một cho biết, một dự thảo ADIZ đối với khu vực Biển Đông đã được các sĩ quan không quân soạn thảo và trình lên Chính phủ Trung Quốc vào tháng 5 năm 2013. Dự thảo ADIZ sẽ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và một phần vùng Biển Đông. Báo Asahi Shimbun cũng cho biết các quan chức Trung Quốc vẫn còn cân nhắc về mức độ của ADIZ và thời điểm tuyên bố.
Ngay sau khi Asahi Shimbun loan tin về ADIZ trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận ngay lập tức. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "nói chung, Trung Quốc chưa nhận thấy mối đe dọa an ninh hàng không nào từ các nước ASEAN" và do đó không cần thiết phải có ADIZ.
Tuy nhiên, vào tháng Mười năm ngoái khi Trung Quốc công bố ADIZ của họ trên biển Hoa Đông, một Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định: "Trung Quốc sẽ thành lập khu Xác định phòng không khác ngay sau khi mọi sự chuẩn bị cần thiết được hoàn thành."
Thứ năm, vào tháng Hai, các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ đã trở nên quyết đoán hơn trong việc phản đối ADIZ và các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ, ông Evan Medeiros, giám đốc về các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo (Nhật) ngày 31.1. “Chúng tôi phản đối Trung Quốc lập thêm vùng nhận dạng phòng không mới trên các khu vực khác, bao gồm biển Đông, nơi có tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia Đông Nam Á." “Chúng tôi muốn nói rõ với Trung Quốc rằng chúng tôi xem việc thành lập một vùng nhận dạng phòng không mới là một động thái gây hấn và gây bất ổn, sẽ dẫn đến sự thay đổi về hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực”, ông Medeiros cảnh báo.
Vào ngày 5, Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, truyên bố Trung Quốc nên ngưng việc thiết lập ADIZ trong các khu vực khác.
“Bất kỳ đòi hỏi nào từ Trung Quốc đối với quyền hàng hải mà không dựa trên các đặc điểm đất đai được tuyên bố đều không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể làm nổi bật sự tôn trọng luật pháp quốc tế thông qua việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại yêu sách của họ sao cho phù hợp với luật biển quốc tế”, ông Daniel Russel tuyên bố hôm 5/2 trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.
Cuối cùng, Russel cho biết Hoa Kỳ ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ các hành động của Philippines trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Russel, "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên tranh chấp để thực hiện các quyền lợi của họ để có thể để tận dụng các khả năng của mình và các cơ chế để giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Philippines đã chọn cách đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc lên tòa án quốc tế."
Hai xu hướng dài hạn bao gồm các đánh giá mới về việc Mỹ tiếp tục duy trì sự cân bằng trong tuơng lai về sức mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và việc Trung Quốc tiếp tục chương trình hiện đại hóa hàng hải.
Trong hai tháng đầu năm, ba quan chức cấp cao Mỹ đã tỉnh táo đánh giá về cấn cân quyền lực đang thay đổi ở Tây Thái Bình Dương.
Ngày 15, Tin tức Quốc phòng đã trích lời của Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Hạn đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết, "ưu thế lịch sử" của Mỹ đang thu hẹp lại trước sự phát triển như vũ bão của quân đội Trung Quốc khiến Mỹ sẽ phải có những điều chỉnh trong chiến lược toàn cầu. Nhưng ông kết luận rằng, "Đó không phải là một cái gì đó quá đáng sợ..."
Vào ngày 31 tháng Một, Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng tuyên bố, Mỹ gần đây đang bị mất dần ưu thế trong lĩnh vực công nghệ quân sự trước Trung Quốc, nước Mỹ không còn sở hữu và đảm bảo sự vượt trội về công nghệ và điều đó đã trở thành "vấn đề hiện nay." Phát biểu tại quốc hội, Thứ trưởng Kendall nhận định sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ, đặc biệt là ở châu Á-Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh rằng mức đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực quân sự gia tăng mỗi năm ở mức 2 con số, trong khi Lầu Năm Góc không đủ tiền dành cho nghiên cứu phát triển công nghệ mới, trong chừng mực ngân sách quân sự Mỹ bị "hạn chế nghiêm trọng bởi tình hình tài chính hiện nay”.
Vào ngày 4 tháng 2, James Clapper, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cho biết, việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi tham vọng chủ quyền ở các vùng biển Đông Á đang gây ra mối lo ngại lớn với các nước trong khu vực, việc này bắt nguồn từ tư duy của Trung Quốc về cái gọi là “danh phận lịch sử” của mình. Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách hiện đại hóa quân sự hết sức quy mô với mục đích đối trọng với cái mà Bắc Kinh cho là sức mạnh quân sự của Mỹ. Quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, cả không gian thực và không gian mạng và có một ngày, Bắc Kinh sẽ vươn ra, chứng tỏ quyền lực của mình trên toàn cầu...
Đồng thời, đã có các báo cáo rằng Trung Quốc đã bắt đầu đóng một tàu sân bay thứ hai, họ hy vọng nó sẽ được hạ thủy vào năm 2018. Các nhà phân tích an ninh tin rằng Trung Quốc có kế hoạch thành lập một nhóm chiến tàu sân bay "xa bờ" vào năm 2020. Cũng đã có các báo cáo rằng Trung Quốc đang xây dựng một loại tên lửa siêu thanh có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trong một phân tích phát hành vào đầu tháng Hai, IHS Jane ước tính rằng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ đạt gần 160 tỷ USD trong năm 2015, trong năm 2013 chi tiêu của họ ước đạt 139 tỷ USD.
Trung Quốc tiếp tục thực hiện các tiến bộ tương tự trên mặt trận bán quân sự. Tháng 10, họ đã hạ thủy một con tàu 5.000 tấn mới dành cho lực lượng Cảnh sát biển Hạm đội Nam Hải và đồn trú tại thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm (Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết ngày 21 tháng Một,"con tàu mới sẽ bắt đầu tuần tra thường xuyên trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc và nhằm đáp ứng những trường hợp cần phản ứng nhanh chóng và khẩn cấp, nhằm giải quyết những sự cố bất ngờ trên biển." Ngoài ra trong cùng một ngày, các báo Global Times và Bắc Kinh Times đưa tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một tàu hải giám có độ dãn nước tới 10.000 tấn, là con tàu lớn nhất từ trước tới này so với các tàu cùng chức năng nhiệm vụ trên thế giới.
Xu hướng trong ngắn hạn và nền an ninh khu vực hiện này có khả năng xuất hiện thêm những căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Philippines tiếp tục tham gia vào một cuộc chiến tranh "ngôn từ" với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc tiếp tục các hạnh động của họ tại bãi Cỏ Mây (Thomas Reef) bằng cách đóng quân và đưa các tàu chiến đến khu vực. Sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa Philippines và Malaysia này làm cho bốn quốc gia ASEAN tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không đạt được một lập trường chung thống nhất. Khiến ASEAN không đưa ra được một sự đồng thuận về việc giải quyết lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông, cùng với việc có thể Trung Quốc sẽ áp đặt một ADIZ trên Biển Đông, vấn đề an ninh lại ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng sức mạnh của họ bằng cách hiện đại hóa của cả hai lực lượng, tàu chiến PLAN và lực lượng bán quân sự tàu Cảnh sát biển. Họ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố, nó chồng chéo với các khu đặc quyền kinh tế của quốc gia có tuyên bố chủ quyền...
Các thách thức chủ động hiện nay của Mỹ là đường chín đoạn và phản đối bất kỳ ADIZ trên Biển Đông. Trung Quốc có khả năng đáp trả bằng các biện pháp chính trị, ngoại giao và quân đội Trung Quốc có thể có những hành động thách thức trong vùng biển tranh chấp. Trong dài hạn, việc hiện đại hóa hải quân và mở rộng quân sự của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự suy giảm tương đối tính ưu việt hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Comments[ 0 ]
Post a Comment