"Ảnh độc", Hải quân Liên Xô và quá trình xây dựng quân cảng Cam Ranh
Thursday, April 4, 2013
Những thập niên cuối thế kỷ 20, theo Hiệp định đã ký kết với Chính phủ Việt Nam, Hải quân Liên Xô đã thành lập Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương và tiến hành xây dựng trạm đảm bảo kỹ thuật hậu cần với tên gọi PMTO 922 trên bán đảo Cam Ranh của Việt Nam.
Hải đoàn số 17 và trạm PMTO 922 đóng vai trò quan
trọng trong kế hoạch sử dụng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương Liên
Xô nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính trị và quân sự tại khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, đảm bảo sự hiện diện thường xuyên và thực hiện nhiệm
vụ tác chiến có hiệu quả của Hải quân Liên Xô/Nga tại các khu vực Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương.
Kể từ năm 2002 Việt Nam tiếp quản toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quân cảng Cam Ranh.
Đó cũng là sự kế thừa những công trình xây dựng bằng nỗ lực chung của hai quốc gia.
Quân cảng Cam Ranh trong những ngày đầu được Hải quân Liên Xô tiếp quản
Xử lý những vũ khí trang thiết bị quân sự quân đội Mỹ để lại
Hải quân Liên Xô bắt đầu xây dựng và kiến thiết quân cảng Cam Ranh
Những toà nhà đầu tiên đã được hoàn thành
Cam Ranh toả sáng trong đêm. Ảnh chụp năm 1990.
Lối vào quân cảnh Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991
Toà nhà ở của sĩ quan làm việc tại Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991
Mương thoát nước xung quanh căn cứ Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991
Toàn cảnh một kho chứa nhiên liệu ngầm của căn cứ. Ảnh chụp năm 1991
Trạm cung cấp nhiên liệu tự động.
Toàn cảnh khu vực kho bãi đang trong quá trình xây dựng.
Lối vào một kho chứa ngầm.
Hồ chứa nước mưa nhân tạo.
Toà nhà Bộ tham mưu trung đoàn không quân cơ động và không quân của căn cứ
Khu nhà ở của cán bộ sĩ quan trung đoàn không quân cơ động trực thuộc Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 - Hạm đội Thái Bình Dương, Liên Xô.
Toàn cảnh khu công nghiệp trong căn cứ hậu cần kỹ thuật chung Việt Nam - Liên Xô
Trên công trường xây dựng căn cứ hậu cần kỹ thuật chung Việt Nam - Liên Xô
Trong khuôn khổ hoạt động Những ngày lao động thứ bảy cộng sản chung Việt Nam - Liên Xô các quân nhân hai quốc gia đã chung tay xây dựng những công trình lớn, kiến thiết xây dựng khuôn viên, trồng cây xanh... góp phần cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô thêm sâu đậm.
Lễ khánh thành một toà nhà - công trình hoàn thiện đầu tiên của Những ngày lao động thứ bảy cộng sản chung Việt Nam - Liên Xô.
Tư lệnh Hải đoàn 17, Chuẩn Đô đốc Berezovoy N.N cám ơn Trung tá Nguyễn Tiến Minh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn công binh 394 Bộ Quốc phòng vì sự hợp tác chặt chẽ với phía Liên Xô trong việc thiết kế, xây dựng và đưa vào vận hành các cơ sở tại quân cảng Cam Ranh, đáp ứng lợi ích của Hải đoàn số 17 cũng như lợi ích chung của Hải quân hai nước. Ảnh chụp năm 1988.
Lãnh đạo chính quyền huyện Phú Khánh làm việc với Bộ chỉ huy căn cứ PMTO 922. Ảnh chụp năm 1987
Ảnh chụp năm 2002 - 15 năm đã trôi qua nhưng những công trình biểu tượng của Những ngày lao động thứ bảy cộng sản chung Việt Nam - Liên Xô vẫn bền chắc.
Ngày 4/5/2002 tại quân cảng Cam Ranh diễn ra Lễ rước cờ Hạm đội lần cuối cùng của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 Hạm đội Thái Bình Dương Nga. Lễ rước đi quan tất cả những con đường và những công trình được xây dựng trong Những ngày lao động thứ bảy cộng sản chung Việt Nam - Liên Xô.
Đón xem kỳ 2: Lễ rước Hải Vương của Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh trên Thethaovanhoa.vn lúc 13h00 hôm nay, 04/04/2013
Nguyễn Việt Nga - Báo Thể Thao Văn Hóa
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment