Thông điệp gì từ việc Liêu Ninh đến Biển Đông ?
Tuesday, December 3, 2013
Chuyến hành trình đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đến Biển Đông mang một ý nghĩa chiến lược và hành động của Bắc Kinh đối với Đông Nam Á. Tuy nhiên, có thể đem đến cả hai mặt tiêu cực và tích cực.
Theo Tân Hoa Xã, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN), lần đầu tiên triển khai tàu sân bay đầu tiên của họ đến Biển Đông vào ngày 26 Tháng mười một năm 2013, đi kèm với một số chiến hạm được cho là mạnh nhất của Trung Quốc. Hành động này được thực hiện trong bối cảnh những căng thẳng đang tăng cao trên biển Hoa Đông cùng với các hoạt động ráo riết của cả không quân và hải quân Trung Quốc, với các cuộc tập trận tại vịnh Bột Hải và các cuộc tuần tra trên không với mục đích nhắm vào biển Hoa Đông.
Việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông mang cả ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng của các hoạt động của cả Bắc Kinh và Đông Nam Á, có thể đã có cơ sở hợp lý cho những mối lo ngại về khả năng mở rộng của PLAN, những lo lắng đã thành hiện thực trong bối cảnh của sự cạnh tranh địa chính trị đang diễn ra ở Biển Đông.
Bối cảnh Đông Nam Á
Việc triển khai tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc đến khu vực có thể dễ dàng thấy rõ với bối cảnh đang có những động lực địa chính trị tác động đến Đông Nam Á. Nhật Bản đang đẩy mạnh cuộc tấn công ngoại giao của của họ đến khu vực, bao gồm cả những cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc hỗ trợ Philippines và những nỗ lực xây dựng năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam. Ấn Độ gần đây đã đạt được những thỏa thuận quan trọng với Việt Nam với liên doanh thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi biển Đông. Hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ-Việt Nam cũng đã được tăng cường trong thời gian gần đây, bao gồm cả việc New Delhi cung cấp một khoản tín dụng 100 triệu USD để hỗ trợ chương trình hiện đại hóa quân sự của Hà Nội.
Rất đáng quan tâm là những lời chỉ trích về phản ứng mờ nhạt của Trung Quốc trong việc giúp Philippines khắc phục hậu quả của Siêu bão Haiyan, một số nhà phân tích đã có những nhận xét rằng động thái mờ nhạt này của Trung Quốc có khả năng làm suy yếu lợi ích ngoại giao của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Trong khi đó sự hiện diện của hải quân Mỹ và Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai ở Philippines lại khuếch đại cam kết chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Washington, cùng với các cuộc tranh luận về chính sách quốc phòng của Nhật Bản đang diễn ra về việc sử dụng quyền "tập tự vệ".
Tín hiệu chính trị khu vực
Đối với Bắc Kinh, việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông đã gửi một tín hiệu chính trị cho không chỉ khu vực Đông Nam Á mà còn chủ yếu nhắm vào Nhật Bản và Hoa Kỳ - Trung Quốc quyết tâm để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, nơi trong một thời gian dài có sự can thiệp của các nước ngoài trong khu vực. Do đó, việc triển khai tàu Liêu Ninh đầu tiên đến biển Đông có thể được coi như những gì James đã mô tả trong ấn phẩm chuyên đề của mình "ngoại giao pháo hạm"- để chứng minh mối quan tâm và sự không hài lòng của Bắc Kinh với những diễn biến gần đây ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả sự gia tăng sự hiện diện hải quân trong khu vực của cả Mỹ và Nhật Bản.
Từ quan điểm của học thuyết quân sự mới của Trung Quốc, động thái triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông như một phần các cam kết của PLAN để trở thành một lực lượng hải quân nước xanh, hoàn thành học thuyết quân sự mới của Trung Quốc là "phòng thủ chủ động ngoài khơi". Đến nay tàu sân bay Liêu Ninh đã thực hiện nhiều chuyến đi gần đến vùng biển Tây Thái Bình Dương và việc triển khai con tàu này xuống phía Nam nhằm làm nổi bật thêm khả năng của PLAN trong việc họ có thể đủ khả năng để hành động trong nhiều hướng. Việc triển khai tàu Liêu Ninh đến khu vực vùng biển phía Nam Trung Quốc có khả năng là nhằm vào việc kiểm tra và đánh giá tính khả thi của các hoạt động khu vực ven bờ, vùng biển nửa kín ở khu vực này. Từ những chiếc tàu đi kèm Liêu Ninh chúng ta có thể nhận thấy ý định này.
Hai tàu khu trục Type-051C đi kèm theo tàu Liêu Ninh, chúng được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tinh vi như S-300FM, có lẽ là nhiệm vụ chính là hộ trợ cho khả năng tác chiến phòng không cho Liêu Ninh trong khi cặp tàu khu trục nhỏ Type-054A lại chủ yếu đảm nhiệm nhiệm vụ chống tàu ngầm cho cả đội. Mặt khác nữa là nhằm thực hiện việc kiểm tra và đánh giá các khả năng, bao gồm cả các hoạt động của tàu sân với máy bay chiến đấu J-15, việc tàu sân bay có khả năng thử phối hợp phòng không và chống tàu ngầm với các tàu hộ đi cùng trong môi trường Biển Đông là một phần quan trọng không thể thiếu của các hoạt động trong nhóm tác chiến tàu sân bay.
Việc Trung Quốc đưa tàu sân bay đến Biển Đông có liên quan gì đến việc
Việt Nam sắp nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên ?
Những cuộc diễn tập thử nghiệm nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động của Liêu Ninh ở Biển Đông chắc chắn sẽ bổ sưng thêm những dữ liệu có giá trị nhằm lượm lặt tích lũy các thông tin cho PLAN đối với các hoạt động của tàu sân bay. Hoạt động này rất có thể sẽ không được triển khai một lần nào đối với Biển Đông.
Và sau đó là những bước tiếp theo trên hành trình đến khu vực, PLAN có thể sẽ thiết lập các hoạt động toàn diện của riêng mình với các học thuyết về các hoạt động trong những môi trường đa dạng như vùng nước sâu, vùng biển mở của Tây Thái Bình Dương, cũng như vùng nước nông, và cả vùng biển biển Đông. Tóm lại, các hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh được vạch ra chủ yếu là để thực hiện các bước thử nghiệm tiềm năng cho sự phát triển của tàu sân bay nội địa Trung Quốc trong tương lai.
Tương lai ngoại giao pháo hạm?
Trung Quốc có kế hoạch trong tương lai sẽ trang bị cho hạm đội phía Nam một tàu sân bay, do đó việc triển khai hoạt động lần này của tàu sân bay Liêu Ninh đến khu vực có thể giúp tăng cường khả năng của PLAN trong việc phối kết hợp thực hiện các nhiệm vụ liên đội. Họ đã chứng minh khả năng này từ thông điệp của cuộc diễn tập Cơ động - 5 - một cuộc diễn tập phối hợp của cả ba hạm đội của PLAN ở Tây Thái Bình Dương vào tháng tháng mười một năm vừa qua.
Với trường hợp có một cuộc xung đột trong khu vực biển Đông, Hạm đội Nam Hải của PLAN có thể mong đợi sự tiếp việc của các đội tàu từ các hạm đội khác, bao gồm cả nhóm chiến đấu tàu sân bay nếu cần thiết.
Với sự phát triển mới này, PLAN sẽ có thể mở rộng khả năng triển khai lực lượng của mình ở Biển Đông, tăng khả năng chiến đấu ở tất cả các mặt trận từ dưới nước trên mặt đất, mặt nước và trên không, tích lũy khả năng tấn công đổ bộ cho hạm đội Hải Nam. Khả năng hàng không của tàu sân sẽ khỏa lấp những hạn chế của không quân PLA với những sân bay nhỏ trên đảo Hải Nam.
Trong tương lai việc triển khai tàu Liêu Ninh đến Biển Đông chắc chắn sẽ tạo thêm sự phức tạp đối với các tranh chấp đang diễn ra trong khu vực. Động thái này có tiềm năng nâng cao tỉ lệ đặt cược vào phương pháp ngoại giao pháo hạm đối với khu vực, khi mà các nước trong khu vực bị giới hạn bởi một số lượng chiến hạm nhỏ và các tàu thực thi pháp luật hàng hải lại chủ yếu là dân thường. Kịch bản này của Trung Quốc tương tự như việc Mỹ triển khai cặp tàu sân bay để ứng phó với những căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan từ năm 1996, nhưng trong bối cảnh của khu vực biển Đông, hiệu ứng này không có khả năng đi xa.
Tàu sân bay được lâu được công nhận như một công cụ đáng tin cậy của chính sách ngoại giao cưỡng chế của Bắc Kinh, như bài học họ nhận được từ năm 1996.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là có thể những khả năng của PLAN lại có tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á. Nếu như với những kinh nghiệm trong quá khứ trong việc hải quân Hoa Kỳ triển khai tàu sân bay để đáp ứng với thảm họa thiên tai - bao gồm cả thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương tháng 12 năm 2004 và mới nhất là Siêu bão Haiyan và các ví dụ khác, thì PLAN cũng có thể sử dụng khả năng mới của mình để có đóng góp đáng kể đối với việc đối phó với các thách thức an ninh chung trong tương lai.
Koh Swee Lean Collin một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS), Trường Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore - Eurasiareview
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment